Thực trạng thu hút vốn để phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 50 - 55)

Chương II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CN-

2.3. Thực trạng thu hút vốn để phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hợp bởi các ban ngành chức năng có liên quan như UBND huyện, Phòng tài chính- kế hoạch, Phòng Kinh tế- Hạ tầng,... mà trong lĩnh vực CN-TTCN thì nhiệm vụ chủ chốt thuộc về Phòng Kinh tế-Hạ tầng. Phòng có chức năng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các hộ sản xuất trong lĩnh vực CN-TTCN và TM-DV, bên cạnh đó là công tác thúc đẩy đầu tư, tìm kiếm các nhà đầu tư; tham mưu, đề xuất, kiến nghị với UBND huyện và tổ chức thực hiện các chính sách về đầu tư và khuyến công trên địa bàn. Bộ phận trực tiếp liên quan đến các công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực CN-TTCN của phòng là bộ phận khuyến công và ban quản lý các cụm công nghiệp.

Trong thời gian qua, cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện, Phòng Kinh tế- Hạ tầng đã góp phần cho huyện Hải Lăng đạt được một số thành tựu chủ yếu trong công tác đầu tư sau:

2.3.1. Vốn đầu tư phát triển CN-TTCN trên địa bàn giai đoạn 2009-2011

Trong thời gian qua, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện Hải Lăng đã tích cực tranh thủ và huy động nhiều nguồn vốn khác nhau triển khai xây dựng nhiều công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, thu hút các dự án phát triển sản xuất

Bảng 11: Giá trị vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành kinh tế giai đoạn 2009-2011 (Giá hiện hành)

Đvt: triệu đồng

Ngành kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nông- lâm- ngư nghiệp 11.840 19.532 13.534

CN-TTCN và XD 47.890 40.013 35.474

Thương mại- Dịch vụ 41.604 26.177 36.051

Tổng 101.334 85.722 85.059

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]

Nhìn chung, giai đoạn 2009-2011, vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm qua các năm, từ hơn 100 tỷ đồng trong năm 2009 giảm còn hơn 85 tỷ đồng trong năm 2011.

Theo xu hướng đó, giá trị vốn đầu tư trong lĩnh vực CN-TTCN và XD cũng giảm từ hơn 47 tỷ đồng trong năm 2009 còn hơn 35 tỷ đồng trong năm 2011. Mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của lĩnh vực CN-TTCN và XD chiếm khoảng 40 đến 50%

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của toàn huyện. Trong giai đoạn 2009-2011, tốc độ tăng của vốn đầu tư phần lớn là âm, nguyên nhân một phần do huyện ưu tiên bố trí các vốn đầu tư cho các dự án chuyển tiếp từ năm trước, số dự án thu hút ít hơn do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhà đầu tư mong muốn an toàn hơn nên giảm khối lượng vốn đầu tư. Nhưng đây cũng là một hạn chế lớn của huyện, khi chưa biết tận dụng các thế mạnh để giành được sự quan tâm của nhà đầu tư. Trong giai đoạn này, huyện đã ưu tiên bố trí vốn cho việc thanh toán khối lượng công trình xây dựng hoàn thành, các công trình chuyển tiếp, xây dựng nông thôn mới và các công trình mới mang tính thiết yếu. Huyện đã cũng cố và giữ vững mối quan hệ với các tổ chức, các nhà tài trợ, triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Đồng thời vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các cụm công nghiệp đã được quan tâm, các dự án đầu tư đã được thẩm định chặt chẽ trước khi cấp phép; kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ so với cam kết.

Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo ngành kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 12: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào CN-TTCN huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn đầu tư (triệu đồng) 47.890 40.013 35.474

Tốc độ tăng của vốn đầu tư 5,36% -16,44% -11,34%

% so với tổng vốn đầu tư toàn huyện 47,26% 46,68% 41,71%

Số dự án đăng ký đầu tư 9 8 3

Quy mô trung bình của 1 dự án (triệu đồng) 5.321,11 5.001,63 11.824,67 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]

Năm 2004, huyện đưa ra quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Diên Sanh và đến năm 2006, cụm đã đi vào hoạt động. Cùng với đó là tích cực xây dựng cụm công nghiệp Hải Thượng. Việc tích cực đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đã tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn. Năm 2009, tiêu biểu với các dự án như Công ty CP Gilimix-PPJ Quảng Trị với diện tích thuê đất là 54.695 m2, kinh phí đầu tư 21.500 triệu đồng; Công ty TNHH Tâm Thơ với diện tích thuê đất là 11.189 m2, kinh phí đầu tư 15.000 triệu đồng tại cụm công nghiệp Diên Sanh. Bên cạnh đó còn là việc đi vào hoạt động của các công ty như Doanh nghiệp tư nhân Ngô Đồng tại cụm công nghiệp Hải Thượng thu hút được hơn 12 lao động, Công ty TNHH 1TV An Phú Minh đã thu hút được 86 lao động…

Năm 2010, tiêu biểu với các dự án của công ty CP khoáng sản Hiếu Giang với nhà máy que hàn điện Xuyên Á với kinh phí đầu tư 25 tỷ đồng, diện tích thuê đất 33.102 m2 công ty cổ phần Hưng Long Thịnh với kinh phí đầu tư 14,5 tỷ đồng thuê 22.903 m2đất...

Đến năm 2011, thu hút 3 dự án đầu tư đăng ký mới đó là: Dự án chế biến và sản xuất hàng lâm sản xuất khẩu của Chi nhánh Công ty VINAFOR Quảng Trị tại Cụm CN Diên Sanh; Dự án sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Trần Thanh Chính tại Khu tái định cư di dân vùng lũ Hải Lâm, Dự án dăm gỗ công suất 1.000-1.500 tấn gỗ tươi/ngày tại Khu tái định cư di dân vùng lũ Hải Lâm, với tổng số vốn đăng ký là 53 tỷ đồng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, đặc biệt đối với các dự án: Khu DVDL-đón tiếp khách lữ hành Bắc-Nam ở Hải Thượng; khai thác than bùn và xây dựng Nhà máy sản xuất phân vi sinh ở Hải Thọ; Cửa hàng Xăng dầu và Dịch vụ Tổng hợp Hải Thượng (giai đoạn 2); Nhà máy chế biến cát Thạch Anh và Nhà máy sản xuất đá ốp lát cao cấp của công ty VICO (giai đoạn 1).

Ngày 07 tháng 09 năm 2011,UBND huyện Hải Lăng đã phê duyệt đề án số 364/ĐA-UBND, về khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống huyện Hải Lăng giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp phát triển. Giai đoạn 2009- 20111 đã thúc đẩy thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp như HTX chổi đót Văn Phong, HTX nước mắm Mỹ Thủy, HTX mứt gừng Mỹ Chánh, hỗ trợ các hợp tác xã như Trà Lộc, Văn Quỹ về sản xuất nón lá...

2.3.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011

Bảng 13: Vốn đầu tư cơ bản thực hiện huyện Hải Lăng theo nguồn vốn đầu tư Đvt: Triệu đồng

Nguồn vốn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn Ngân sách Nhà nước 66.737 76.599 77.701

Vốn huy động dân cư và tư nhân 6.495 9.213 7.358

Vốn nước ngoài 28.102 - -

Tổng 101.334 85.722 85.059

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu của huyện xuất phát từ nguồn ngân sách nhà nước, chiếm từ 60 đến 90%. Qua đây ta thấy được huyện vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn cấp trên, chưa chủ động trong nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư. Trong năm 2011, huyện đã kịp thời phân bổ vốn và giao nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển, tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, cân đối, bố trí hợp lý các nguồn vốn phân cấp huyện quản lý, vốn quỹ đất, vốn Trung Ương và tỉnh hỗ trợ. Tiếp cận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các dự án tài trợ. Trong

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lĩnh vực CN-TTCN, huyện đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn vốn trong tư nhân, để tư nhân đầu tư tại các cụm công nghiệp, khuyến khích các hộ dân góp vốn thành lập hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp nên nguồn vốn này ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)