Chương II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CN-
2.2. Khái quát tình hình phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011
2.2.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất
Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng giá trị sản xuất (GHH) Tỷ đồng 197,391 249,465 298,449 Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 162,505 192 233,971
Tốc độ tăng trưởng % 20,35 18,15 21,86
Số cơ sở sản xuất công nghiệp Cơ sở 1.266 1.637 2.117
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]
Giai đoạn 2009- 2011, giá trị sản xuất CN- TTCN huyện Hải Lăng tăng nhanh với tốc độ bình quân 20,11%/năm, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất của huyện.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng biến động không thất thường qua các năm, nguyên nhân do những biến động của nền kinh tế cả nước cũng như toàn tỉnh, một số dự án đăng ký đầu tư nhưng chưa thực hiện được. Nền kinh tế của huyện vẫn còn nhỏ và có biến động chậm so với biến động của kinh tế thế giới. Đây là một hạn chế cần được sớm khắc phục để đảm bảo yêu cầu phát triển. Tính tới cuối năm 2011, có 10 nhà máy tại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cụm CN Diên Sanh và các cụm công nghiệp hoạt động có hiệu quả; các nhà máy mới đi vào hoạt động đã đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, như nhà máy gạch tuynel Hải Thượng và nhà máy may Phong Phú. Một số ngành công nghiệp có mức tăng trưởng khá cao so với năm 2010 như gạch đạt 31,4 triệu viên, tăng 69,7%; tinh bột sắn đạt 12.000 tấn, tăng 9,1%; cưa xẻ gỗ đạt 9.000 m3 tăng 200%. Bên cạnh đó vẫn còn một số sản phẩm có mức tăng trưởng chững lại hoặc giảm sút như:
chế biến bún bánh, sản xuất rượu, giấy tái chế.
2.2.2. Cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong công nghiệp giai đoạn 2009-2011
Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2009- 2011 (GHH)
Đvt: Triệu đồng
Ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khai thác khoáng sản 3.941 6.929 7.721
Chế biến thực phẩm, đồ uống 76.559 107.779 124.964
Sản xuất trang phục 2.823 3.400 19.497
Sản xuát các sản phẩm từ tre, gỗ, nứa,.. 16.584 1.850 1.960
Sản xuất sản phẩm từ cao su 1.258 1.320 1.512
Sản xuất sản phẩm từ kim loại 3.325 3.680 4.135
Sản xuất sản phẩm từ phi kim loại 74.401 75.071 78.200
Công nghiệp khác 18.500 49.436 60.604
Tổng cộng 197.391 249.465 298.593
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]
Các sản phẩm công nghiệp của huyện chủ yếu vẫn tập trung ở các sản phẩm thực phẩm, đồ uống nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân địa phương và các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp. Hải Lăng về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, việc phát triển các sản phẩm từ nông sản nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu của địa phương, tạo việc làm tại chỗ và tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của vùng. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nhà máy sản xuất chuyên nghiệp như may mặc, chế biến giấy, bao bì qua sự gia tăng các sản phẩm từ kim loại, đặc biệt là ngành sản xuất trang phục có sự tăng đột biến trong năm 2001 khi tăng khoảng 6 lần so với năm 2010.
Bảng 7: Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2009-2011
Đvt: Cơ sở Thành phần kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kinh tế nhà nước 2 2 2
Kinh tế tư nhân 5 7 7
Kinh tế cá thể 1.259 1.628 2.108
Tổng 1.226 1.637 2.117
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]
Về cơ cấu theo ngành kinh tế , các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu là ở khu vực kinh tế cá thể. Tuy nhiên số lượng ở thành phần này tuy nhiều nhưng có quy mô nhỏ lẽ, giá trị sản xuất thấp. Xét về mặt số lượng các cơ sở, thành phần cá thể chiếm gần như toàn bộ nhưng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 30%. Chiếm phần lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp là thành phần kinh tế nhà nước (từ 50-60%).
Cho thấy thành phần nhà nước vẫn là thành phần chủ chốt trong nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân của toàn huyện, thành phần kinh tế này đang ngày càng phát triển, giảm sự bao cấp của nhà nước trong kinh tế.
Bảng 8: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế huyện Hải Lăng giai đoạn 2009-2011 (GHH)
Đvt: triệu đồng Thành phần kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kinh tế nhà nước 101.571 108.700 136.300
Kinh tế tư nhân 31.537 57.400 70.445
Kinh tế cá thể 64.282 83.325 91.848
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 09: Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp huyện Hải Lăng qua các năm
STT Sản phẩm Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tinh bột sắn 1.000 tấn 10 11 11,8
2 Gạch Tr.viên 13,5 18,5 20,45
3 Cát sạn 1000.m3 60 62 65,4
4 Cưa xẻ gỗ 1000.m3 2,9 3,0 3,0
5 Rượu Tr.lít 1,94 1,95 1,97
6 Ruốc bột Tấn 9 10 10
7 Nước mắm Tr.lít 1,705 1,75 1,9
8 Giấy Tấn 300 310 327
9 Ván ghép thanh m3 1.200 2.000 2.300
8 Nước lọc Sika 1000.lít 855,1 900 975
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]
2.2.3. Hoạt động của các cụm công nghiệp
Đến cuối năm 2011, tại cụm Công nghiệp Diên Sanh và cụm Công nghiệp Hải Thượng đã thu hút được 10 doanh nghiệp vào đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất;
trong đó có 08 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất; có 01 doanh nghiệp đang xây dựng dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm 2013 (DNTN Nam Hùng); có 01 dự án ngừng hoạt động sản xuất (Công ty TNHH Phát Lợi); có 01 dự án hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 2 (Công ty TNHH 1TV An Phú Minh); có 01 dự án đang xây dựng giai đoạn 2 (Công ty TNHH Tâm Thơ). Với tổng kinh phí đầu tư 97.220 triệu đồng, tổng diện tích đất xin thuê 17,72 ha, thu hút được 973 lao động; giá trị sản xuất năm 2011 đạt 45.702 triệu đồng, cụ thể:
Nhà máy tái chế giấy của DNTN Hasinato đã đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2006. Diện tích thuê đất là 8.030 m2 (trong đó có 2.432 m2 thuộc hành lang an toàn lưới điện), kinh phí đầu tư 2.340 triệu đồng, thu hút được 34 lao động; giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.449 triệu đồng đạt 94.4% so với kế hoạch.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Công ty TNHH Sikar đã đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2009. Diện tích thuê đất là 10.068 m2, kinh phí đầu tư 3.000 triệu đồng, thu hút được 35 lao động; giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.930 triệu đồng đạt 72% so với kế hoạch.
Công ty TNHH 1TV An Phú Minh đã đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2009.
Diện tích thuê đất là 28.700 m2, kinh phí đầu tư 12.500 triệu đồng, thu hút được 80 lao động; giá trị sản xuất năm 2011 đạt 4.666 triệu đồng đạt 93% so với kế hoạch.
Công ty CP Gilimex-PPJ Quảng Trị đã đi vào hoạt động sản xuất cuối năm 2010.
Diện tích thuê đất là 54.695 m2, kinh phí đầu tư 21.500 triệu đồng, thu hút được 650 lao động; giá trị sản xuất năm 2011 đạt 21.667 triệu đồng đạt 94 % so với kế hoạch.
Công ty TNHH Tâm Thơ đã đi vào hoạt động sản xuất cuối năm 2010. Diện tích thuê đất là 11.189 m2, kinh phí đầu tư 15.000 triệu đồng, thu hút được 06 lao động;
doanh thu năm 2011 đạt 10.000 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch.
Công ty CP khoáng sản Hiếu Giang đã đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2011.
Diện tích thuê đất là 33.102 m2, kinh phí đầu tư 25.000 triệu đồng, thu hút được 40 lao động; giá trị sản xuất năm 2011 đạt 6.000 triệu đồng đạt 59% so với kế hoạch.
Công ty cổ phần Vinafor Quảng Trị, diện tích thuế đất là 22.903 m2, tổng kinh phí đầu tư 14.880 triệu đồng.
Công ty TNHH Phát lợi đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2009. Diện tích thuê đất là 8.591m2, kinh phí đầu tư 4.500 triệu đồng. Đến tháng 10/2010 Công ty dừng hoạt động sản xuất do giám đốc Công ty tự vẫn.
Doanh nghiệp tư nhân Nam Hùng diện tích thuê đất là 30.129m2, kinh phí đầu tư là 8.425 triệu đồng. Đến nay doanh nghiệp đang xây dựng các hạng mục của dự án và dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2013; đến tháng 8/2012 doanh nghiệp xin trả lại một phần diện tích đất chưa sử dụng là 20.688 m2, hiện nay đang trình Sở TN&MT tỉnh đề nghị thu hồi và cấp đổi lại giấy chứng nhận QSDĐ cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân Ngô Đồng đã đi vào hoạt động sản xuất đầu năm 2009.
Diện tích thuê đất là 8.928 m2 (cả 2 lần), kinh phí đầu tư 7.200 triệu đồng, thu hút được 12 lao động; doanh thu năm 2011 đạt 42.240 triệu đồng đạt 80% so với kế hoạch.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Cụm công nghiệp Diên Sanh đã đi vào hoạt động lâu dài nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp còn thiếu phương án phòng chống cháy nổ.
Vẫn còn khá nhiều diện tích trống tại cụm cần kêu gọi các nhà đầu tư, đồng thời cần triển khai thực hiện xây dựng giai đoạn 2 của cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp Hải Thượng mới được đưa vào sử dụng, còn khá nhiều diện tích còn trống cần được lấp đầy. Ngoài ra, trên địa bàn còn có quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp ở phía Nam của huyện (Cụm công nghiệp Hải Trường), cụm công nghiệp phía Đông (cụm công nghiệp Hội Yên), hệ thống các cụm công nghiệp trong tương lai sẽ trở thành một mạng lưới công nghiệp của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển khi khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và cảng biển Mỹ Thủy được xây dựng và sử dụng.
2.2.4. Hoạt động của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Hải Lăng có nhiều nghề thủ công truyền thống, được hình thành từ lâu đời, các nghề này phát triển theo từng làng, thôn, được gắn bó với người nông dân và trở thành nghề phụ không thể thiếu bên cạnh nghề nông. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện đóng góp một phần đáng kể trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế, thu nhập từ nghề phụ chiếm 30- 40% tổng thu nhập của lao động tại các làng nghề này, giải quyết việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động địa phương. Các làng nghề và sản xuất tiểu thủ công nghiệp của huyện có:
- Làng nghề nấu rượu: Ở làng Kim Long, xã Hải Quế có nghề nấu rượu từ thời Pháp thuộc. Rượu Kim Long nổi tiếng nhờ phương pháp gia truyền, đặc biệt là nhờ nguồn nước tại địa phương. Hiện nay, toàn thôn có 230 hộ nấu rượu, thu nhập bình quân trên 800.000 đồng/lao động/tháng (chưa kể kết hợp chăn nuôi).
- Nghề dệt xăm lưới: Ở làng Thâm Khê, xã Hải Khê, trước đây có 52 hộ tham gia sản xuất, nhưng do gặp khó khăn nên con số này đang bị giảm sút. Năm 2010 còn 13 hộ với 26 lao động chuyên dệt lưới nhưng đến nay chỉ còn 3 hộ với 7 lao động. Các hộ này có thu nhập bình quân 900.000 đồng/lao động/tháng.
- Nghề làm bánh ướt: Ở làng Phương Lang, xã Hải Ba hiện nay có 8 hộ với 24 lao động làm bánh ướt bằng máy. Thu nhập bình quân tử hoạt động này trên 1 triệu đồng/lao động/tháng. Với mức sản xuất trên 300 kg/cơ sở/ngày.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Nghề làm bún: Có khoảng 100 hộ sản xuất, tập trung ở xã Hải Ba, Hải Thọ và Thị trấn Hải Lăng, mức sản xuất trung bình khoảng 50 kg/hộ/ngày. Mức thu nhập bình quân của mỗi lao động khoảng 900.000 đồng/tháng.
- Nghề sản xuất nước mắm: Tại thôn Mỹ Thủy, xã Hải An hiện nay có 179 hộ (bình quân mỗi hộ có 1 lao động), với thu nhập trên 1 triệu đồng/người/tháng. Hiện có cơ sở sản xuất Thanh Thủy đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nước mắm đóng chai hướng đến thị trường tiêu thụ là các tỉnh phía Nam.
- Nghề làm giá đỗ: Tại thôn Lam Thủy, xã Hải Vĩnh với 14 hộ và 18 lao động tham gia nghề này. Với thu nhập bình quân trên 1,5 triệu đồng/lao động/tháng.
- Nghề làm nón lá: Làng Văn Quỹ, xã Hải Tân có 195 hộ, 215 lao động; làng Văn Trị, xã Hải Tân có 80 hộ với 80 lao động; làng Hưng Nhơn, xã Hải Hòa có 15 hộ với 15 lao động; và làng Trà Lộc, xã Hải Xuân có 137 hộ với 137 lao động tham gia làm nón lá với mức thu nhập bình quân từ hoạt động này khoảng 700.000 đồng/lao động/tháng.
- Nghề sản xuất chổi đót: Tại thôn Vân Phong, xã Hải Chánh có 50 hộ, 125 lao động, thu nhập bình quân mỗi lao động là trên 1,1 triệu đồng/tháng.
- Nghề làm mứt gừng ở Mỹ Chánh: Với quy mô nhỏ nhưng đang được mở rộng dần với 15 hộ sản xuất, nhưng sản xuất còn mang tính thời vụ, chỉ sản xất trước tết nhằm phục vụ cho tết nguyên đán.
- Nghề thêu ren: Được du nhập vào huyện vào năm 2003, bắt đầu từ làng Văn Quỹ, xã Hải Tân, đến nay đã phát triển khá ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 70 lao động ở Văn Quỹ, 30 lao động ở Câu Nhi, xã Hải Tân và 20 lao động ở Lương Điền, xã Hải Sơn và một số lao động tại các xã Hải Thượng Hải Tân, Hải Thọ… Thu nhập bình quân mỗi lao động trên 1,4 triệu đồng/tháng. Riêng thôn Văn Quỹ có lao động có thu nhập đạt từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng. Các sản phẩm thêu ren tại đây được xuất khẩu qua Hàn Quốc nhưng phải qua đơn vị trung gian là Công ty Kinh Đô ở Huế và một số doanh nghiệp khác.
Ngoài một số nghề tiêu biểu như trên, còn có một số nghề quy mô nhỏ lẻ cũng được duy trì phát triển như: Nghề làm bánh bột lọc ở Mỹ Chánh, nghề làm hương, ớt dầm, chả giò nhưng chủ yếu sản xuất theo thời vụ và có xu hướng thu hẹp do sản phẩm chỉ phục vụ tự cung tự cấp và tiêu dùng địa phương.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các làng nghề phần lớn có kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, chủ yếu sử dụng thiết bị thủ công hoặc cải tiến một phần, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường. Một số sản phẩm với vốn sản xuất nhỏ, trình độ lao động hạn chế nên sản xuất thiếu ổn định, tiêu thụ khó khăn.
2.2.5. Lao động công nghiệp
Bảng 10: Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của huyện Hải Lăng giai đoạn 2009- 2011
Đvt: Lao động
STT Ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Kinh tế nhà nước 230 234 236
2 Kinh tế tư nhân 55 72 75
3 Kinh tế cá thể 1.626 2.119 2.233
Tổng 1.911 2.425 2.544
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Lăng năm 2011)[11]
Lao động công nghiệp của huyện có sự gia tăng qua các năm, ngành công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lớn lực lượng lao dộng tai địa phương, sử dụng năng lực tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội. Phần lớn lao động tập trung ở thành phần cá thể. Bình quân một hộ kinh doanh sử dụng 2-4 lao động, nên toàn huyện với một lượng lớn các hộ kinh doanh cá thể lớn đã thu hút phần lớn lao động trong ngành. Nhìn chung, năng lực lao động công nghiệp của huyện còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động giản đơn, đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, thị trường mới đáp ứng được yêu cầu hiện tại, do vậy trong thời gian tới cần phải được quan tâm đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình phát triển công nghiệp huyện trong giai đoạn tới.