Chương III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN CN-TTCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và thu hút vốn phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn
Hải Lăng có lợi thế về vị trí địa lý có điều kiện để phát triển các nhà máy, xí nghiệp, cụm công nghiệp- thương mại; hạ tầng giao thông đã từng bước được cải thiện, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng đi qua, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn Hải Lăng. Nguồn lực về tài nguyên, lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi… còn nhiều tiềm năng để phát triển. Bên cạnh đó là sự nỗ lực, quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực CN-TTCN nói riêng của cán bộ và nhân dân huyện.
Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn, thách thức như nằm trong vùng điều kiện thời tiết khí khậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn; các nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển
3.1.2. Định hướng phát triển KT-XH, công nghiệp cả nước giai đoạn 2011-2020 Định hướng chủ yếu là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 7-8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 theo giá so sánh gấp khoảng 2,2 lần so với năm 2010. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất. Như vậy, để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đất nước, giai đoạn 2011-2020, nước ta tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, ưu tiên phát triển những ngành công nghệ cao. Vì vậy, những chính sách phát triển công nghiệp trên cả nước sẽ được quan tâm thực hiện.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thông qua đó, Huyện Hải Lăng cần chú trọng để tận dụng thời cơ thúc đẩy công nghiệp huyện nhà phát triển.
3.1.3. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”, các định hướng, mục tiêu phát triển của tỉnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của CN-TTCN huyện Hải Lăng được thể hiện:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm thời kỳ 2011-2020 đạt 12-13%, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 11,5-12,5%/năm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo thành một trong những trung tâm giao lưu hàng hóa, dịch vụ lớn.
- Thực hiện các hình thức kêu gọi đầu tư thích hợp vào xây dựng cảng Mỹ Thủy;
tiếp tục nghiên cứu phát triển khu kinh tế Đông- Nam và đảo Cồn Cỏ khi đáp ứng tiêu chí thành lập khu kinh tế theo quy định.
Theo đó, huyện Hải Lăng là một địa bàn được chú trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn tới. Đây là cơ hội mà huyện cần tận dụng triệt để để phát triển. Đặc biệt là đối với phát triển cảng biển Mỹ Thủy và khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.[9]
3.1.4. Thị trường
Khai thác, phát huy tốt các thị trường truyền thống như trong, ngoài huyện, các tỉnh thành phố phía Nam. Bên cạnh đó cần chú trọng phát triển các thị trường mới như:
- Thị trường Trung- Nam Lào và Đông bắc Thái Lan: Đây là thị trường tiềm năng của huyện với ưu thế là của ngõ phía Đông cho các thị trường này. Thị trường Lào và Thái Lan sẽ là một thị trường tiềm năng của huyện, không chỉ là thị trường đầu ra mà còn là thị trường đầu vào đối với công nghiệp chế biến gỗ, tinh bột sắn, cà phê, cao su…
- Thị trường Duyên Hải Miền Trung: có diện tích khoảng 33.660 km2 chiếm 10,2% diện tích cả nước và khoảng 8,6% dân số với các điều kiện tự nhiên khá giống nhau. Tuy nhiên, luồng hàng trao đổi giữa các địa phương còn hạn chế. Trong thời gian tới, với việc phát triển khu thương mại của khẩu Lao Bảo, Khu kinh tế Đông Nam
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Quảng Trị, hệ thống cảng biển Cửa Việt và Mỹ Thủy và hệ thống quốc lộ 1A, quốc lộ 9, sẽ tạo cho huyện có mối quan hệ kinh tế, thương mại mật thiết hơn với các địa phương trong và ngoài tỉnh, có thể trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa cho khu vực.[9]
3.1.5. Xu thế hội nhập quốc tế và sự chuyển dịch đầu tư và thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Xu thế hội nhập quốc tế đang trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại. Hội nhập là cơ hội để chúng ta thu hút các nguồn vốn đầu tư để khai thác tốt các tiềm năng sẵn có đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển ở các quốc gia khác.
Môi trường đầu tư của Việt Nam mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng đang dần được cải thiện. Làn sóng đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây tiếp tục gia tăng.
Đây là cơ hội để Hải Lăng nói riêng và Quảng Trị nói chung cần tận dụng tốt để phát triển. Do vậy, để tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thời gian tới, Hải Lăng cần tiếp tục chú trọng đến phát triển kinh tế tư nhân, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cấp cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh địa phương với các nhà đầu tư. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực, dạy nghề; cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư…
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và thu hút vốn đầu tư của ngành CN-TTCN huyện Hải Lăng. Ngoài ra còn rất nhiều các nhân tố khác như các yếu tố chính sách, sự phát triển của thị trường nguyên vật liệu,… cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trên địa bàn. Huyện Hải Lăng cần tận dụng các thế mạnh và cơ hội, hạn chế những điểm yếu, giảm thiểu những thách thức từ bên ngoài để tạo một môi trường phát triển thuận lợi nhất thu hút lượng lớn vốn đầu tư có chất lượng tốt, tạo điều kiện phát triển lâu dài.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.1.6. Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và thu hút vốn phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng
Bảng 14: Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng
ĐIỂM MẠNH
- Vị trí địa lý thuận lợi , có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy ngang qua.
- Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN gia tăng qua các năm, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hiện đại.
- Công tác khuyến công được triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
- Có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu phục vụ cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Truyền thống văn hóa được giữ gìn, tạo điều kiện phát triển các làng nghề thủ công nghiệp.
- Lao động có tay nghề ngày càng tăng, chất lượng được nâng cao.
- Các cụm công nghiệp được triển khai và đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
ĐIỂM YẾU
- Xuất phát đểm của nền kinh tế còn thấp, kinh tế thuần nông là chủ yếu.
- Trình độ , năng lực của các cấp quản lý, đặc biệt đối với các hợp tác xã làng nghề còn thấp.
- Sự mai mọt, chậm phát triển của một số làng nghề.
- Tỷ lệ lao động địa phương tham gia vào các hoạt động sản xuất trên địa bàn còn thấp.
- Một số dự án công nghiệp tiến độ thực hiện quá chậm so với cam kết (Nhà máy sản xuất phân vi sinh; nhà máy chế biến cát Thạch anh).
- Về môi trường: một số cơ sở sản xuất tại cụm CN Diên Sanh và trên địa bàn còn gây ô nhiễm do chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, chất thải.
CƠ HỘI
- Xu hướng phát triển của đất nước theo hướng CNH-HHDH, đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công
THÁCH THỨC
- Nền kinh tế thế giới với nhiều biến đông bất thường
Việc thực hiện chính sách tiền tệ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghiệp, dịch vụ.
-Hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, hình thành tuyến hành lang Đông-Tây của Châu Á, tạo điều kiện mở rộng thị trường.
Khu kinh tế Đông-Nam Quảng Trị được đưa vào quy hoạch các khu kinh tế của Việt Nam
- Sự hồi phục của dòng vốn FDI toàn cầu sẽ là yếu tố tác động tích cực tới dòng vốn FDI vào Việt Nam.
- Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2010-2020 là theo hướng phát triển công nghiệp hiện đại.
- Một số nhà đầu tư có tiềm lực đã đang đăng ký đầu tư dự án vào địa bàn huyện.
-Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn;
- UBND tỉnh có quyết định ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát trong năm 2011 của Chính phủ đã gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc vay vốn tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Nhập siêu đang có xu hướng tăng, trong khi tỷ giá và giá cả hàng hoá nhập khẩu diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến khả năng cải thiện cán cân thanh toán.
- Thời tiết diễn biến phức tạp khó lường làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD phát triển kinh tế.
- Thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm CN;
- Tình hình giá cả thị trường tiếp tục tăng, giá cả nguyên vật liệu có nhiều biến động làm ảnh hưởng chi phí đầu vào sản xuất CN-TTCN.
Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CN-TTCN trên địa bàn huyện Hải Lăng ta thấy các điểm mạnh lấn át các điểm yếu, có nhiều cơ hội bên cạnh một số thách thức. Vì vậy, huyện Hải Lăng cần tập trung sử dụng các điểm mạnh để khai thác tối đa các cơ hội một cách tối đa. Bên cạnh đó, chú trọng khắc phục những điểm yếu, giảm thiểu tác động của các thách thức để phát triển CN-TTCN hiệu quả.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ