CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Quy trình quản lý dự án đầu tư
Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen nhau theo một tiến trình lôgic.
Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách tương đối độc lập và trên các góc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước, phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 1: Quy trình chuẩn bị đầu tư [1]
Qua sơ dồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà một vài bước có thể gộp với nhau như giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước
Giai đoạn I:
Chuẩn bị đầu tư
Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu dự án tiền khả thi
Nghiên cứu dự án khả thi
Thẩm định dự án
Giai đoạn II:
Thực hiện đầu tư
Thiết kế, lập tổng dự toán,dự toán
Ký kết HĐ: xây dựng, thiết bị
Thi công XD, đào tạo cán bộ
Chạy thử, nghiệm thu,
quyết toán
Đưa vào khai thác sử dụng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nghiên cứu tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu.
Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án.
1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
-Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
+Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng + Lập dự án đầu tư.
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầu tư.
Trong đó việc lập dự án, thẩm định dự án là quan trọng nhất, nó giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư mang lại. Quản lý quá trình này phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành, của địa phương trong từng giai đoạn, từng thời kì nhất định, pháp luật và chính sách hiện hành. Lựa chọn phương án khai thác sử dụng có hiệu quả cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
1.4.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư
Là giai đoạn mà chi phí có tỷ trọng rất lớn so với tổng mức vốn đầu tư của dự án, là giai đoạn quyết định việc thực hiện nội dung, mục đích của dự án đầu tư. Quản lý tốt giai đoạn này sẽ góp phần tiết kiệm được chi phí, chống lãng phí và thất thoát.
- Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước, mặt biển và thềm lục địa.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế giám định kỹ thuật và chất lượng công trình.
+ Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình.
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị.
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
+ Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu.
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng
Trong giai đoạn này, việc quản lý chặt chẽ trong các khâu đều có những ý nghĩa rất quan trọng đến việc tiết kiệm vốn đầu tư, hạn chế được lãng phí, tiêu cực trong đầu tư XDCB.
1.4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng - Nội dung các công việc bao gồm:
+ Nghiệm thu, bàn giao công trình.
+Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.
+Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.
+Bảo hành công trình.
+Quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán.
+Đưa công trình vào sản xuất kinh doanh.