Đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện anh sơn ,tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH Ở HUYỆN ANH SƠN GIAI ĐOẠN (2010-2013)

2.3. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở Anh Sơn

2.3.8. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư XDCB

2.3.8.1 Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Anh Sơn

Kết quả chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Qua bảng 9: Quy mô và khả năng đáp ứng kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã trình bày ở phần trước cho ta thấy trong giai đoạn 2010-2013 tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện là 612.476 triệu đồng. Nhìn chung thực tế luôn vượt kế hoạch đề ra, tiêu biểu là năm 2013 đạt 105 %. Tuy nhiên do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính và nợ công ở Châu Âu .. năm 2011, 2012 đặc biệt năm 2011 làm cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và đầu tư XDCB nói riêng giảm mạnh cụ thể là vốn đầu tư XDCB chỉ đạt 137.068 triệu đồng giảm 8,27 % so với năm 2010. Mặc dù vậy năm 2013 nền kinh tế có những bước ổn định hơn nên làm cho bình quân chung thời kì này vẫn đạt 106,96 %.

Nhìn chung với mức thực hiện như vậy là khá cao, chứng tỏ hoạt động đầu tư XDCB ở Anh Sơn thời gian qua diễn ra rất mạnh mẽ mà cụ thể ở đây là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn 2010- 2013, phần lớn nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bố cho các ngành, các lĩnh vực có tầm chiến lược cho phát triển xã hội và đã thu được một số kết quả chủ yếu sau:

 Về mạng lưới giao thông

Về cơ bản, đến nay mạng lưới giao thông của huyện đã được phát triển và phân bổ tương đối hợp lý, từ đông sang tây, từ bắc vào nam đảm bảo thuận lợi phục vụ cho sự phát triển chung của huyện, giao lưu, đi lại của nhân dân trong và ngoài huyện, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong 4 năm qua huyện đã thực hiện nhiều dự án cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng như : Đường giao thông nguyên liệu mía Thọ Sơn, Đường giao thông từ QL7A vào Nhà máy xi măng Hợp Sơn, Đường giao thông Tả ngạn sông Lam. Trên địa bàn huyện có 4 xã Thành Sơn, Thọ Sơn, Bình Sơn, Đỉnh Sơn có địa hình núi cao, thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện chính vì thế Đường giao thông cứu hộ cứu nạn Tả ngạn sông Con từ Đỉnh Sơn đi Bình Sơn có vai trò vô cùng quan trọng cho 2 xã Bình Sơn và Đỉnh Sơn nói riêng và 4 xã trên nói chung. Gói thầu xây lắp công trình: Sửa chữa Cầu treo Anh Sơn phục vụ nhu cầu đi lại cho 2 xã Đức Sơn, Vĩnh Sơn lên trung tâm của huyện, bởi vì 2 xã này bị ngăn cách bởi sông Lam nên điều kiện đi lại khá khó khăn. Ngoài ra còn có một số công trình như đường giao thông liên thôn, liên xã, kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay có khoảng 95,7 % thôn, xóm có đường ô tô đến trung tâm.

Huyện đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2015 và định hướng phát triển năm 2020.

 Hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp

Tổng vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp là 113.977 triệu đồng một số công trình như : Đường thị trấn- Bản Vều một trong những công trình nối liền giữa thị trấn và Bản vều (Phúc Sơn) nơi đây cũng thuộc xã khó khăn của huyện đang có nhiều tiềm năng khai thác về lâm nghiệp. Ngoài ra các dự án : Nạo vét Đập Khe Đá Đỉnh Sơn, Hồ chứa nước cây Hồng xã Tào Sơn, Nạo vét đập Ngã Ba Vĩnh Sơn, Hồ chứa nước Khe đá xã Long Sơn....các hồ đập, kênh mương phục vụ nhu cầu tưới tiêu nông nghiệp cho bà con, góp phần vào việc phòng chống lũ lụt, sạt lở trên địa bàn, giảm thiểu hậu quả của thiên tai tới đời sống sản xuất của người dân.

 Hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp

Tổng vốn đầu tư của các dự án công nghiệp giai đoạn 2010-2013 là 262.109 triệu đồng. Nhà máy may Khải Hoàn với mức vốn 55.217 triệu đồng đáp ứng cho 522 công nhân có chỗ làm việc, Nhà máy sản xuất gạch Cẩm Sơn, Nhà máy sản xuất chè Hùng Sơn, Doanh nghiệp khai thác đá Cẩm Sơn, Doanh nghiệp kinh doanh Dầu khí Thị Trấn các dự án này là một trong những chính sách thúc đẩy nền công nghiệp phát triển trên địa bàn huyện Anh Sơn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

 Các công trình giáo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất trang thiết bị ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục được đầu tư, thực hiện Đề án kiên cố hóa trường học, lớp học và nhà công vụ cho giáo bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học. Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học cơ bản đã đảm bảo tiến độ đề ra. Hoàn thành xây dựng 152 phòng học, tiếp tục xây dựng 183 phòng học. Mạng lưới trường lớp đã được quy hoạch khá hợp lý, đã tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường và đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân.

Trên địa bàn huyện có 20 trường mầm non phân bố đều cho các xã, thị trấn.

Đa số các trường mầm non đã cung cấp đầy đủ các phòng học và các trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi giành cho trẻ trong và ngoài trời. Tính tới hết năm 2013 trên địa bàn huyện có 23 trường tiểu học và 21 trường trung học cơ sở. Tuy số phòng học mới được xây dựng khá nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đảm bảo cho nhu cầu dạy và học của học sinh, giáo viên. Huyện cũng có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 3 trường trung học phổ thông, nhưng do địa bàn rộng nên một số học sinh khối trung học phổ thông phải đi học xa, nhiều học sinh ở các xã Đức Sơn, Vĩnh Sơn, Hùng Sơn, phải cho con em mình ở trọ. Hoàn thành xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn và chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu giai đoạn 2012-2020; Tổ chức mở 10 lớp với trên 400 học viên với các ngành nghề được đào tạo: Nghề may CN, chăn nuôi, thú y, nuôi tằm ươm tơ, dệt thổ cẩm...

 Về y tế

Huyện đã xây dựng các trạm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 100 % các xã có trạm y tế và phòng khám đa khoa, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh khá đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.

 Về văn hóa, thông tin, thế thao

Tỷ lệ dân xem truyền hình đạt 100 %, các xã có các loa phát thanh cung cấp đầy đủ thông tin trong tỉnh, huyện đến từng người dân. Công tác phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử Uỷ ban nhân huyện Anh Sơn cũng đã bàn hành định hướng phát triển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Du lịch huyện Anh Sơn, trong đó có nêu các dự án đầu tư phát triển du lịch và kêu gọi đầu tư.

- Dự án du lịch sinh thái Sông Giăng – Bản Vều.

- Dự án trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích cách mạng gắn với các lễ hội trên địa bàn.

- Dự án bảo tồn văn hóa các dân tộc, phát triển làng nghề phục vụ du lịch ( Xây dựng nhà bảo tồn văn hóa, đầu tư phát triển nghề Dệt tại Bản Bộng xã Thành Sơn.

- Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Lèn Quán – Lèn Gió ( Đỉnh Sơn).

- Dự án đầu tư hệ thống giao thông vào các khu, điểm du lịch.

Là địa phương có quần thể danh thắng, di tích phong phú và tiềm năng phát triển du lịch, nếu được đầu tư xây dựng phát triển sẽ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách về với Anh Sơn.

Có thể nói 2010-2013 các công trình dự án đi vào hoạt động đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng, kết quả đầu tư các công trình công cộng như nhà làm việc các đoàn thể,nhà văn hóa các thôn, ủy ban làm việc các xã tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả chuyên môn của các cơ quan Đảng và quản lý nhà nước. Các công trình giao thông phục vụ nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu cho người dân, rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng, xã trong huyện. Các trường học được xây mới, kiên cố phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy. Các dự án hồ đập, thủy lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho bà con. Hệ thống thông tin liên tục đến tận thôn xóm, các trạm xá đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở cấp cơ sở, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

Kết quả chỉ tiêu giá trị tài sản cố định tăng thêm của hoạt động đầu tư XDCB Bảng 15: Giá trị tài sản cố định tăng thêm của hoạt động đầu tư XDCB

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Vốn đầu tư thực hiện (K) (Tr.đ) 149.425 137.068 157.510 168.473 TSCĐ tăng thêm (V +M) (Tr.đ) 61.172 53.045 68.352 75.569

(V+M)/K (%) 40,94 38,69 43,39 44,86

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Anh Sơn,2013, Báo cáo tổng hợp 2010-2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tài sản cố định tăng thêm hàng năm có xu hướng tăng, Giá trị tài sản cố định tăng thêm giai đoạn này là từ 61.172 triệu đồng lên 75.569 triệu đồng chỉ có năm 2011 là giảm 8.667 triệu đồng so với năm 2010. Giai đoạn 2011-2012 tăng 15.037 triệu đồng, giai đoạn 2012-2013 tăng 7.217 triệu đồng.

Nhìn chung, hệ số hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB còn thấp ở mức 0,38- 0,45. Điều này có nghĩa là bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư XDCB thì chỉ thu về được 0,38- 0,45 đồng giá trị XDCB có thể sử dụng được. Như vậy chúng ta đã mất đi phần lớn của khoản vốn bỏ ra. Mặc dù tổng giá trị TSCĐ tăng thêm không lớn nhưng số lượng công trình tăng thêm khá lớn. Điều này cũng phù hợp với Anh Sơn, nhu cầu vốn lớn nhưng nguồn vốn còn hạn hẹp nên phải chia nhỏ nguồn vốn. Tuy nhiên, khối lượng công trình lớn cũng thể hiện nỗ lực lớn của huyện Anh Sơn trong đảm bảo phát triển đồng đều trên địa bàn huyện, ít nhất là trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

2.3.8.2 Đóng góp của vốn XDCB vào tăng trưởng kinh tế chung

Trong các phần trên ta đã đánh giá kết quả của XDCB sử dụng ngân sách thông qua các chỉ số nội tại của nó. Trong phần này ta sẽ xem xét hiệu quả của XDCB sử dụng ngân sách thông qua xác định đóng góp thực tế của nó cho tăng trưởng kinh tế, cũng như các vấn đề cụ thể khác. Hiệu quả cuối cùng của XDCB sử dụng ngân sách là việc nó đóng góp như thế nào cho hoạt động kinh tế, cho sự phát triển chung của xã hội.

Qua bảng 4 tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2013 của huyện Anh Sơn ta đã phân tích ở trên thì tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất. Nhưng trong giai đoạn 2010-2013 thì tỷ trọng ngành này có xu hướng giảm theo chiều hướng tích cực từ 56,23% năm 2010 xuống còn 45,17 % năm 2013.Các ngành CN-XD và dịch vụ đều có xu hướng tăng:

CN-XD tăng từ 29,62% (2010) lên 39,5% (2013),dịch vụ tăng từ 14,15% (2010) lên 15,33% (2013).

Quay lại bảng 11 vốn đầu tư XDCB phân theo ngành ta có vốn XDCB ngân sách phân bổ cho nông nghiệp chiếm tư 16-22% tổng vốn ngân sách nhà nước cho XDCB. Trong khi đó giá trị sản xuất các ngành ở bảng trên thì ngành nông lâm ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo chiểm từ 45-56% tổng giá trị sản xuất. Điều này chứng tỏ XDCB của ngành nông lâm ngư nghiệp đã phát huy được hiệu quả tương ứng với quy mô vốn bỏ ra. Còn ngành công nghiệp vốn đầu tư XDCB là nhiều nhất tuy nhiên ngành công nghiệp chỉ đứng thứ 2 về giá trị sản xuất chiếm trong khoảng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

29-39 % điều này thể hiện XDCB của ngành công nghiệp xây dựng chưa phát huy hết khả năng và hiệu quả đem lại chưa cao. Và đặc biệt hơn cả là các ngành dịch vụ, khoa học, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước ....chiếm một khối lượng vốn đầu tư XDCB khá lớn nhưng mức đóng góp mà nó đem lại vẫn còn thấp mặc dù trong năm 2013 giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng lên đạt 15,33 % nhưng kết quả đó vẫn còn thấp và chưa phát huy hiệu quả và tương xứng với quy mô vốn bỏ ra ở trên.

Vốn đầu tư XDCB nói chung đóng góp chưa thực sự hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế, song nó là một phần của tăng trưởng đó. Bởi đặc trưng của nó là phát triển cơ sở hạ tầng và tập trung vào các ngành có hiệu quả kinh tế thấp nên không trực tiếp đóng góp nhiều cho nền kinh tế song nó có vai trò nhất định trong việc làm cho phát triển nền kinh tế.

Qua phân tích ở phần phân tích ở trên ta có thể thấy, vốn XDCB sử dụng ngân sách nhà nước chưa thật sự hiệu quả. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét những vấn đề còn tồn tại của XDCB sử dụng nguồn ngân sách qua huyện, đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho nó kém hiệu quả để từ đó có giải pháp hợp lý xử lý vấn đề này.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện anh sơn ,tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)