CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH Ở HUYỆN ANH SƠN GIAI ĐOẠN (2010-2013)
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XDCB
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB huyện Anh Sơn
Để nâng cao kết quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách có hai phương pháp: Thứ nhất là nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư XDCB và thứ hai là hạn chế mất mát lãng phí , các vấn đề tồn tại của hoạt động đầu tư XDCB.
Như ta đã thấy, mặc dù tỷ lệ huy động vốn đầu tư cho XDCB từ nguồn vốn ngân sách khá cao, vượt kế hoạch nhưng thực tế việc huy động vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Bên cạnh đó như ta đã phân tích ở phần trên thì quá trình đầu tư XDCB còn bị hạn chế bởi một số yếu tố như đầu tư dàn trải, các vấn đề trong quản lý giám sát, nợ đọng vốn ...vì vậy cần có hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm kiện toàn và tối ưu hóa tất cả các khâu trong quy trình đầu tư XDCB để nâng cao hiệu quả đầu tư.
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư XDCB
Do lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là hạn chế mà nhu cầu đầu tư đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản luôn cần một lượng vốn lớn, do đó các cơ quan làm công tác kế hoạch, quy hoạch đầu tư theo tầm quan trọng , tính cấp thiết của dự án đó đối với chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Tập trung vốn vào đầu tư những dự án có tầm quan trọng trước mắt, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư.
Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh nhưng kênh có tính chất định hướng, quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế- xã hội chính là kênh ngân sách nhà nước. Mà XDCB từ ngân sách bao gồm 3 nguồn là nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và vốn từ các chương trình chính phủ.
Đặc điểm của nguồn vốn từ các chương trình chính phủ là do chính phủ phân tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đặc điểm thứ hai là vốn của trung ương nhưng được thực hiện ở địa phương, do đó phụ thuộc vào môi trường và quản lý của địa phương. Như thế nếu địa phương không có môi trường tốt để nguồn vốn này phát huy hiệu quả thì sẽ khó cho địa phương kêu gọi vốn về với mình.
Như vậy để đảm bảo huy động nguồn chương trình chính phủ huyện cần tạo điều kiện để nguồn vốn về với mình. Đó là chủ động lên kế hoạch các chương trình địa phương phù hợp với mục tiêu và khả năng đầu tư của chương trình chính phủ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bên cạnh đó huyện cần phải tạo điều kiện để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia. Từ lập kế hoạch, thực hiện đầu tư đến giải ngân vốn. Khi quy trình thực hiện các công trình thuộc nguồn vốn này trôi chảy thì các đợt vốn tiếp theo có nhiều cơ hội về với huyện hơn.
Ngoài ra nguồn vốn trong dân cư là nguồn tiềm năng tốt, nếu biết cách tận dụng, huy động tốt nguồn vốn này sẽ đạt kết quả tốt. UBND huyện cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã lập các làng nghề...Để làm được điều này UBND huyện cần tạo điều kiện tối thiểu về điện, nước, giao thông, cung cấp các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn đầu tư , giới thiệu đối tác ... để thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề, đặc biệt những nơi có ngành nghề truyền thống. Cần đa dạng hóa các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư.
3.2.2 Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm
Công tác lập kế hoạch luôn có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, nó có vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại và tính hiệu quả của công tác đầu tư.
Việc phân bổ vốn đầu tư bao nhiêu cho một ngành được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của ngành đó. Để nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu tư có thể tập trung vào các biện pháp sau:
- Quán triệt công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch hàng năm theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, phải xác định hướng bố trí kế hoạch XDCB để các ngành, các cấp có ý thức ngay từ đầu khi lập kế hoạch XDCB theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm.
- Ưu tiên vốn và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, không bố trí dàn trải các công trình. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm C trong 2 năm.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Kiên quyết không bố trí vốn các dự án không có thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Nghiêm túc chấp hành các định hướng của Trung ương, tỉnh: nguồn vốn đầu tư theo luật Ngân sách, thực hiện theo định hướng của Chính Phủ và bộ Kế hoạch đầu tư: Dành trên 70% nguồn vốn cho 3 ngành( giao thông, nông thôn, giáo dục đào tạo) để kích cầu đầu tư phát triển; số còn lại để hỗ trợ cho các ngành và lĩnh vực khác trong bước quá độ thực hiện luật ngân sách sửa đổi.
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kĩ thuật
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng và tính khả thi của dự án đầu tư là yếu tố quan trọng đối với đầu tư xây dựng, nhất là các dự án sản xuất kinh doanh sử dụng ngân sách nhà nước. Do vậy phải quản lý nâng cao chất lượng lập thẩm định các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư.
Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại, đảm bảo đủ sức cạnh tranh thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư là điều kiện tiên quyết phải đạt được các điều kiện trên. Đảm bảo tính khả thi, khoa học, khách quan. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học, chặt chẽ. Kiên quyết không để đầu tư vào các dự án không bảo toàn vốn vay gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Không phải người lập dự án nào cũng hiểu rõ các quy trình và tiêu chuẩn của việc lập dự án. Một phần vì họ thiếu kiến thức về lập dự án, một phần vì các quy định còn quá chung chung gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, mặc dù lập dự án là nhiệm vụ của chủ đầu tư, song cơ quan quản lý phải có nhiệm vụ chuẩn hóa hoạt động này phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời phải có hướng dẫn chi tiết cụ thể cho các chủ đầu tư để họ nâng cao chất lượng dự án. Từ đó nâng cao độ chính xác trong tính toán giá trị công trình cũng như chất lượng công trình, như vậy cũng giảm được chi phí thẩm định dự án.
Trong quá trình thẩm định dự án, dự án liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó. Công tác thẩm định bám sát theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, của tỉnh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các chi tiết, đảm bảo chất lượng hệ số an toàn cho phép, tránh lãng phí, gây tốn kém không cần thiết trong lựa chọn phương án kết cấu công trình. Nâng cao chất lượng thiết kế nhằm nâng cao chất lượng tổng dự toán công trình chính xác, không còn hiện tượng bổ sung gây nên kẽ hở tham ô, tiêu cực trong thực hiện đầu tư xây dựng. Thẩm định thiết kế kỹ thuật , tổng dự toán đảm bảo chính xác cao, chặt chẽ.
3.2.4 Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu
Qua thực tế cho ta thấy, công tác đấu thầu vẫn mang tính chất hình thức, thiếu tính minh bạch, công bằng, bởi đã có sự liên kết khéo léo giữa các nhà thầu, để tăng giá thầu. Thậm chí có cả trường hợp thông đồng thỏa thuận với chủ đầu tư để thực hiện quá trình đấu thầu.Việc đấu thầu như vậy vừa thiếu khách quan, công bằng và làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Đối với nhà thầu, cần nâng cao chất lượng các hồ sơ dự thầu, các thiết kế cần đảm bảo yêu cầu kĩ thuật trên cơ sở tiết kiệm tối đa có thể chi phí, và có một tỉ lệ lãi nhất định. Mặt khác cũng cần nâng cao nhận thức, đề cao vấn đề đạo đức của nhà thầu, điều này có ý nghĩa quan trong trong công tác thi công công trình, tránh được hiện tượng liên kết nhằm rút ruột công trình. Cùng với việc tăng cường công tác quản lý đầu tư thì việc đảm bảo chất lượng công trình là khả thi, đặc biệt cần có sự hợp tác tích cực giữa nhà thầu- chủ đầu tư –cơ quan quản lý.
Đối với công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu: trước hết là cần tuân thủ các nguyên tắc trong công tác đấu thầu như đảm bảo minh bạch, công bằng.
Cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục các giấy tờ pháp lý về việc đấu thầu cho các nhà thầu, giúp nhà thầu hiểu rõ gói thầu mà mình tham gia, đảm bảo tính công khai, công bằng cho các nhà thầu. Tiến hành các đợt tổng kiểm tra năng lực nhà thầu, thông báo rộng rãi năng lực nhà thầu trên địa bàn huyện Anh Sơn.
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát và giám sát. Trước hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra thanh tra từ bên ngoài. Tiếp đến cần tiến hành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình quản lý vốn, quản lý đầu tư.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư , thực hiện đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả cả công trình, dự án sau này, tánh lãng phí khi dự án không có tính khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả dự án, công trình, địa điểm thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình.
Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần được tiến hành thường xuyên kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt.
Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án công trình, qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng tới hiệu quả trong khai thác công trình.
Bên cạnh những vấn đề trên để thực hiện được giải pháp này cần tuân thủ nghiêm các vấn đề:
- Đối với các chủ đầu tư: yêu cầu các chủ đầu tư cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình, giám sát thi công. Kiên quyết đối với các vi phạm nhà thầu. Kỷ luật nghiêm đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm.
- Đối với các nhà thầu: kiên quyết xử lý các nhà thầu thực không đúng theo thiết kế kĩ thuật. Đề nghị nâng cao hơn nữa hình thức kỉ luật đối với các nhà thầu, có thể nghiêm cấm nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn huyện Anh Sơn nếu như vi phạm về chất lượng công trình.
- Đối với cơ quan kiểm tra: cần tăng cường hươn nữa việc kiểm tra các công trình. Đối với cơ quan thẩm định, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người thẩm định, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của người quyết định vấn đề.
3.2.6 Quản lý tốt quy trình thủ tục thanh quyết toán vốn
Thanh quyết toán công trình là khâu cuối cùng để đưa công trình vào vận hành. Để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả khai thác công
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trình cần tối ưu hóa các thủ tục thanh quyết toán. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng (ăn trước trả sau) dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên thất thoát và chất lượng công trình kém hiệu quả. Hệ thống biện pháp này bao gồm:
- Việc thu nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán đã buộc các chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các quy định của điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành.
- Nội dung thẩm tra, xét duyệt quyết toán đã thúc đẩy việc thực hiện các chính sách, chế độ trong đầu tư, cụ thể là: thẩm tra việc thực hiện giá xây dựng ở từng giai đoạn, thẩm tra khối lượng không thực tế và khối lượng bên ngoài thiết kế dự toán có tác động hạn chế tình trạng vừa thiết kế vừa thi công, thẩm tra xét duyệt việc thực hiện tính các trị số dự toán.
- Thẩm tra xét duyệt quyết toán cho thấy rõ việc sử dụng các nguồn vốn Nhà nước có hợp lý hay không.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ