CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Các hình thức quản lý xây dựng công trình và lựa chọn nhà thầu
1.5.1. Các hình thức quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
Đây là mô hình QLDA mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền.
Mô hình này thường được áp dụng cho các dư án quy mô nhỏ kỹ thuật đơn giản và gần với chuyên môn của chủ đầu tư, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không lập ban quản lý dự án.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 2- Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án [1]
- Chủ nhiệm điều hành dự án.
Là mô hình tổ chức quản lý trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô, tính chất của dự án làm chủ nhiệm điều hành, quản lý việc thực hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành quản lý dự án là một pháp nhân độc lập,có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện toàn bộ dự án.
Chủ đầu tư Chủ dự án Chuyên gia quản
lý dự án (cố vấn) Tổ chức thực hiện
dự án I
Tổ chức thực hiện dự án II
Tổ chức thực hiện dự án III
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 3- Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án [1]
- Chìa khóa trao tay.
Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư – chủ dự án mà còn là “chủ”của dự án. Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
Chủ đầu tư Chủ dự án Chủ nhiệm điều hành
dự án Các chủ thầu
Gói thầu 1 Gói thầu 2 Gói thầu ... Gói thầu n
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 4: Mô hình chìa khóa trao tay [1]
Mỗi mô hình có những đặc trưng riêng, có thể phân biệt các mô hình trên như sau Chủ đầu tư –
chủ dự án
Thuê tư vấn hoặc tự lập dự án
Chọn tổng thầu (Chủ nhiệm điều
hành dự án
Thầu phụ
Gói thầu 1 Gói thầu 2 Gói thầu ... Gói thầu n
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng1: Phân biệt sự khác nhau giữa các mô hình tổ chức dự án Tiêu chí Chủ đầu tư trực tiếp
quản lý dư án
Chủ nhiệm điều hành
Chìa khóa trao tay Hình
thức
-Chủ đầu tư trực tiếp quản lý DA
-Chủ đầu tư không trực tiếp quản lý DA
-Chủ đầu tư không trực tiếp quản lý
Quy mô
-Nhỏ, kỹ thuật đơn giản -Phù hợp chuyên môn chủ đầu tư
-Lớn, kỹ thuật phức tạp
-Lớn, kỹ thuật phức tạp
Ban quản lý dự án
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư -Không được thành lập các ban QLDA trực thuộc
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật - Được phép thuê tư vấn, thuê nhà thầu thực hiện DA
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật
-Chịu mọi trách nhiệm thực hiện DA
-Được phép thuê thầu phụ
Như vậy tùy thuộc quy mô dự án mà các nhà quản trị dự án có thể lựa chọn mô hình phù hợp nhưng nhìn chung đối với các dự án đầu tư lớn, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cao thì mô hình chìa khóa trao tay được sử dụng nhiều nhất trong 3 mô hình trên và theo đánh giá của các nhà quản trị thì mô hình chìa khóa trao tay vẫn linh động và hiệu quả nhất.