Vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 23 - 29)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.4. Vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, nhằm làm cho cuộc sống con người ngày càng thịnh vượng về vật chất và văn minh về tinh thần. Để đạt đƣợc mục tiêu cao đẹp đó, cần phải có sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp dân cƣ nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề là chiến lƣợc

rất quan trọng. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân thống nhất. “Sự phát triển của ngành du lịch một mặt cho phép khai thác tiềm năng du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cƣ … Mặt khác, sự phát triển của ngành du lịch còn góp phần mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa nền kinh tế. Bởi vậy, phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ đƣợc coi là một trong những nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian trước mắt” (Nguyễn Văn Lưu, 1998: 301)

Nhƣ vậy, sự phát triển của hoạt động du lịch với vị trí là một ngành dịch vụ sẽ kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất nhƣ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Khi nền kinh tế phát triển lại tạo điều kiện về chất kỹ thuật thúc đẩy du lịch phát triển mạnh hơn nữa .

1.5 Các nhân tố tác động đến phát triển ngành du lịch 1.4.1 Các nguồn lực về du lịch

Các nguồn lực du lịch là những tác nhân rất quan trọng tác động mạnh đến phát triển du lịch. Có nhiều nguồn lực du lịch, dưới đây là một số nguồn lực du lịch chủ yếu.

Một là, nguồn lực thiên nhiên: Nguồn lực này bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, rừng, núi, bờ biển, vịnh, hang động, sông, thác nước, suối, môi trường sinh thái... Cụ thể đó là sự thuận lợi do vị trí địa lý mang lại như thông thương với các nước dễ dàng, có đường biển, đường bộ, đường hàng không là trung tâm của những vùng kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên tự nhiên thì quốc gia đó có tiềm năng lớn để thu hút đƣợc nhiều khách du lịch đến tham quan.

Hai là, nguồn lực nhân văn bao gồm bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, thể hiện bằng hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của

các tộc người mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ được đến ngày nay. Những nguồn lực ấy đƣợc phân loại theo chiều thời gian lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại. Chẳng hạn, nền văn minh Ai Cập cổ đại với Kim tự tháp nổi tiếng; nền văn hóa Hy Lạp cổ đại với nhiều thành tựu đặc sắc về văn hóa nghệ thuật, toán học, vật lý, hóa học v.v..., có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch.

Ba là, dân cƣ và lao động là một nguồn lực để phát triển du lịch, bao gồm hai yếu tố chính là người làm ra sản phẩm du lịch và người tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Thời gian nhàn rỗi và mức sống, thu nhập của người dân là điều kiện quan trọng nhất tạo nên khối lƣợng khách du lịch. Điều kiện này phụ thuộc vào chế độ làm việc, vào sức sản xuất, phát triển sản xuất cũng như thu nhập của người dân mỗi quốc gia. Các chuyên gia du lịch cho rằng, ở các nước kinh tế phát triển, khi thu nhập của người dân tăng 1%, thì chi phí cho du lịch tăng 1,5%. Dân cư và lao động là nguồn cung cấp lao động cho các hoạt động dịch vụ du lịch. Thực tế cho thấy việc phục vụ một khách du lịch có thể tạo ra việc làm cho 3-5 lao động (UNWTO, 2010). Với một tỷ lệ đó, rõ ràng một nước muốn phát triển du lịch, phải có thị trường sức lao động tương ứng. Trình độ văn hóa của người dân cũng góp phần vào phát triển du lịch. Con người thân thiện, hiền hòa, mến khách, ứng xử văn minh lịch sự, tạo nhiều thiện cảm cho du khách, khiến họ truyền bá những điều tốt đẹp về đất nước, con người của điểm đến cho những người thân quen, có thể tạo thành làn sóng du lịch mới. Phần lớn những người khách tham gia vào hành trình du lịch, đều là người có trình độ văn hóa, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Người có trình độ văn hóa càng cao, thì nhu cầu đòi hỏi đi du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lƣợng dịch vụ càng phải hoàn thiện và đa dạng.

Bốn là, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, ngƣợc lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng bao gồm:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng phục vụ ăn uống, lưu trú: là cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo nơi ăn, chốn ở cho khách du lịch. Đây là hai dịch vụ đặc trƣng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch, chúng đáp ứng nhu cầu bản năng của con người (ăn và ngủ), khi họ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của các sản phẩm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ ăn uống: bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất, tham gia vào việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và giải trí của du khách. Chúng bao gồm tất cả các phòng ăn, phòng trà, nhà kho, nhà bếp, các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc chế biến và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho khách ăn. Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ lưu trú: bao gồm tất cả các phòng ngủ, các tài sản, trang thiết bị tiện nghi phục vụ khách ngủ qua đêm. Các loại hình cơ sở lưu trú gồm: hotel, motel, làng du lịch, camping (lều trại), bungalow, biệt thự, nhà trọ.

- Mạng lưới bán hàng: là một thành phần trong cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về mua sắm, bằng việc bán các hàng hóa đặc trưng của địa phương mình, của đất nước mình, hàng thực phẩm và các loại hàng hóa khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai phần: một phần thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu. Phần khác thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương, với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nơi đó.

- Cơ sở thể thao: là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm cho nó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao bao gồm cả các công trình thể thao, các phòng thể thao hay các trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân quần vợt sân bóng đá, sân golf, trường đua ngựa… Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm du lịch. Chúng làm phong phú và đa dạng các

loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời thời gian lưu trú của khách, làm tăng hiệu quả sử dụng khách sạn, camping.

- Cơ sở y tế: nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm: các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, tắm bùn, các món ăn kiêng), các phòng y tế với các trang thiết bị nhƣ: sauna - massage, thẩm mỹ.

- Các công trình phục vụ văn hóa thông tin: bao gồm các trung tâm văn hóa thông tin, phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm. Hoạt động văn hóa thông tin có thể đƣợc tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hóa trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch có cùng nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan viện bảo tàng…

- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: bao gồm trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu (ở biển hoặc núi), xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, phòng rửa tráng phim ảnh, hiệu cắt tóc, hiệu sửa đồng hồ, hiệu giặt là, bưu điện, dịch vụ Internet, phòng sao chụp.

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường sắt. Mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện cho việc đi lại của khách một cách dễ dàng. Đồng thời tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng du lịch của một vùng, một địa phương, một đất nước.

- Mạng lưới thông tin liên lạc: đảm nhận việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần đắc lực vào thực hiện giao lưu giữa các vùng, các khu vực, các nước.

1.4.2 Các nhân tố về kinh tế, chính trị, pháp luật

Một là, tiềm lực kinh tế. Đó là sự phát triển kinh tế của một nước, từ công nghiệp, nông nghiệp, xuất - nhập khẩu, giao thông vận tải, tài chính-ngân hàng…

Kéo theo nó là sự gia tăng các doanh nhân, những nhà đầu tƣ, những nhà tiếp thị đến với nước mình. Chính nguồn khách này sẽ tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tham quan v.v... Một đất nước trong một năm tổ chức được nhiều Hội chợ quốc tế

về thương mại, công nghiệp, thì đồng thời cũng là nguồn cung ứng khách du lịch.

Một bến cảng mà mật độ, khối lƣợng giao, nhận hàng hóa với khách hàng quốc tế lớn, thì ở đó số lƣợng khách lên bờ sẽ nhiều, và nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

Hai là, sự ổn định chính trị. Các nước có nền kinh tế phát triển, chính trị trong nước ổn định, có đường lối hòa nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả mọi người thì nhu cầu đi du lịch của người dân đến các nước khác cũng như thu hút người dân của các nước khác đến du lịch ngày càng tăng. Nền kinh tế có nhiều biến động, chính trị bất ổn, đồng tiền lạm phát người dân đi du lịch giảm, người dân của các nước khác đến du lịch cũng giảm.

Ba là, có đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn. Đây là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện pháp đúng đắn để phát triển ngành này. Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), trong một báo cáo của mình năm 1987 đã nhận xét: “ Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do một số nước, chính phủ các nước đã quan tâm, đặt du lịch theo hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hóa đầu tƣ thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với nền thương mại du lịch của các nước trên thế giới.

1.4.3 Tiềm năng và nhu cầu của khách du lịch

Khả năng về thu nhập: Du lịch là nhu cầu thứ yếu. Khi các nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh đã đầy đủ thì con người mới nghĩ đến nhu cầu đi tham quan, giải trí tức là du lịch chỉ phát triển khi nhu cầu thiết yếu đƣợc thỏa mãn. Thường ở những nước có thu nhập bình quân đầu người cao thì nhu cầu về du lịch sẽ cao hơn ở các nước có thu nhập thấp.

Về thời gian nhàn rỗi: Các nền kinh tế khác nhau, thời gian nhàn rỗi của mỗi người dân cũng khác nhau và họ dành quỹ thời gian đi du lịch cũng khác nhau

nhưng quỹ thời gian dành cho đi du lịch của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào quỹ thời gian nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)