Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC
1.1. BỐI CẢNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động du lịch đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến trong đời sống nhân loại và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 940 triệu lƣợt khách, thu nhập từ du lịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% xuất khẩu dịch vụ thương mại của thế giới (UNWTO, 2011b). Theo dự báo đến năm 2020 du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế “công nghiệp” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những ngành xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc. Trong lĩnh vực khoa học có những bước nhảy vọt chưa từng thấy do cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mang lại và đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, thông qua hai ngành chủ chốt là ngành hàng không, viễn thông. Sự phát triển của công nghệ viễn thông, mà đặc là điện thoại di động, sau đó là điện thoại radio, telex, fax và ngày nay là website, E.mail, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống đặt phòng toàn cầu (GDS)… đã mở rộng quyền lựa chọn của khách hàng và cho phép họ tiếp cận trực tiếp tới người cung cấp dịch vụ mà không cần trực tiếp đến. Những tiến bộ vượt bậc về phương tiện vận chuyển, đặc biệt là ngành hàng không đã làm cho khoảng cách về không gian đƣợc thu ngắn lại, các nước trên thế giới dường như gần nhau hơn, thế giới như được thu nhỏ lại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để du lịch phát triển.
Nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật và trở thành động lực trong phát triển lực lƣợng sản xuất, năng suất lao động đƣợc nâng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ đó du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội và ngày càng có điều kiện khả thi. Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, liên kết chặt chẽ với nhau phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân công và hợp tác quốc tế, có sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân lực v.v... Dưới sự điều tiết chung của các qui tắc toàn cầu. Yếu tố này làm nảy sinh xu hướng phát triển về số lượng và chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch thích ứng mới với những nhu cầu của du khách, đòi hỏi ngành du lịch cần phải chủ động tính đến. Trong bối cảnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tăng mạnh, phát triển với tốc độ cao và nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng mang tính chất khu vực và toàn cầu.
Ngoài ra, nhu cầu di du lịch của con người tăng lên, cụ thể là:
- Nhu cầu thông qua du lịch nhằm tăng cường khả năng giao lưu trực tiếp, tăng cường, củng cố mối quan hệ tình cảm và thư giãn.
- Con người ngày càng quan tâm nhiều đến môi trường thiên nhiên và phụ thuộc nhiều vào độ phong phú đa dạng của sản phẩm du lịch mà họ có nhu cầu thay vì phụ thuộc vào khả năng thanh toán.
- Nhu cầu du lịch của những người cao tuổi tìm về cội nguồn, tìm về thuở hàn vi sẽ tăng lên.
- Quỹ thời gian nhàn rỗi của người lao động tăng lên do số ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép tăng lên, đồng thời cũng đƣợc chia thành nhiều kỳ khác nhau, đã hạn chế đƣợc tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch thiết kế hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp với thời gian nghỉ của khách.
- Ngoài các nhu cầu của du khách về chất lƣợng các dịch vụ du lịch nhƣ:
thuận tiện, lịch sự, văn minh, hiện đại còn có xu hướng ngày càng coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái, an toàn, thân thiện.
1.1.2. Hướng phát triển của du lịch thế giới
Trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch trên thế giới phát triển theo nhiều xu hướng. Dưới đây là một số hướng chủ yếu.
Một là, du lịch trở thành một hiện tƣợng kinh tế, xã hội phổ biến do phương tiện vận chuyển khách hiện đại, nhanh chóng, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), trong 10 năm (2005- 2015), hàng năm lượng khách đi du lịch nước ngoài từ 558 triệu lượt khách lên 798,3 triệu lƣợt khách bình quân tăng 5%/ năm, thu nhập của du lịch quốc tế từ 366 tỷ USD lên 576 tỷ USD, với mức tăng bình quân 9,1%/năm. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, số lƣợng khách du lịch quốc tế vẫn tiếp tục giữ vững mức độ tăng trưởng từ 4,5% đến 5%/ năm. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), số lượng khách du lịch năm 1995 chỉ đạt 566 triệu lượt người, năm 2000 đạt 692 triệu lượt khách và dự báo đến năm 2010 đạt 1.047 triệu người và năm 2025 số lƣợt khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ vƣợt con số 1.602 triệu lượt người [36] (xem hình 3.1).
Hình 3.1: Hiện trạng và dự báo lƣợng khách du lịch quốc tế trên thế giới đến năm 2025
Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới (WTO).
Hai là, có sự thay đổi hướng của khách du lịch quốc tế. Nếu trước đây vài thập kỷ, khách du lịch chủ yếu đi nghỉ dƣỡng ở các vùng biển nổi tiếng thế giới, thì ngày nay nguồn khách này đã tỏa đi các vùng ở những nước mới phát triển du lịch như câu á - Thái Bình Dương, Caribê v.v.. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng khách khu vực này những năm tới tăng từ 22,1% - 27,3% giai đoạn 2010 - 2020 (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Hiện trạng và dự báo tổng số khách quốc tế đến các khu vực trên thế giới - Giai đoạn 2010-2025
Khu vực
2010 2015 2025
Triệu
khách % Triệu
khách % Triệu
khách
%
Châu Âu 402,7 57,7 526 50,3 717,6 44,8 Đông Á- Thái 111,6 16,0 231 22,1 437,3 27,3
Bình Dương
Châu Mỹ 129,8 18,6 194,5 18,6 286,7 17,7 Phần còn lại 53,9 7,7 94,5 8,1 160,6 10,2
Tổng số 698 100 1046 100 1062 100
Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới.
Ba là, mức chi tiêu của một khách du lịch ngày càng tăng và cơ cấu chi tiêu có thay đổi. Tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ăn, uống, lưu trú, vận chuyển) giảm dần, tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung như mua sắm hàng hóa, tham quan, vui chơi giải trí tăng lên. Kết quả điều tra về mức độ chi tiêu của du khách tại nhiều nước trên thế giới cho thấy: nếu như trước đây, khách du lịch dành 60%-70% cho tiêu dùng các dịch vụ cơ bản và 30%- 40% cho chi phí các dịch vụ bổ sung thì nay tỷ lệ đó ngƣợc lại: chi 40%-50% cho dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển và chi 50%-60% cho dịch vụ mua sắm hàng hóa, tham quan, giải trí, các dịch vụ khác. Một chuyến đi du lịch của một khách du lịch Nhật Bản chi tiêu bình quân 1.700 USD, chi tiêu bình quân của một khách Đức là 1.600 USD [25].
Bốn là, tỷ lệ khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch trọn gói có xu hướng giảm với sự phát triển của hệ thống đặt chỗ qua mạng Internet và website. Tỷ lệ khách tự tổ chức và chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch có xu thế ngày càng tăng.
Năm là, sự hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển du lịch giữa các nước ngày càng mở rộng. Hiện nay, ngoài Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization), còn có nhiều tổ chức du lịch khu vực, liên khu vực ra đời như: Hiệp hội Du lịch Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch vùng Caribe (CTA), Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Du lịch khu vực châu Mỹ (APTA).
Sáu là, du lịch sinh thái đang là xu thế phát triển mạnh. Bước vào thế kỷ XXI, công nghiệp hóa của các nước trên thế giới đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe, môi trường sống của con người. Vì vậy, đƣợc tiếp cận với thiên nhiên, đƣợc nghỉ ngơi ở những vùng có môi trường sinh thái tốt là nguyện vọng của mọi tầng lớp dân cư. Công nghệ và tự nhiên, hai thách thức đối với du lịch trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Ngoài các xu hướng trên do cuộc cạnh tranh nguồn khách giữa các quốc gia diễn ra gay gắt nên nhiều nước đã giảm đến mức tối thiểu các thủ tục. Nhận biết các xu hướng trên có ý nghĩa thiết thực để phát triển ngành du lịch Việt Nam và du lịch Bình Thuận.