CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Một số công trình nghiên cứu tương tự về phát triển du lịch và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên du lịch tại một số các địa phương hay khu vực trong nước có thể tham khảo. Nổi bật có một số công trình sau:
- Đề án "Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04/8/2005. Đề án tập trung đánh giá tình hình và đƣa ra một số giải pháp phát triển du lịch miền Trung và Nam Trung bộ.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ "Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ" năm 2008 do PGS.TS Phạm Trung Lương (chủ
nhiệm đề tài). Đề tài trên đã xác lập các cơ sở khoa học để phát triển DLST tại một số điểm du lịch VDLBTB.
- Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách” của tác giả Phan Văn Huy- Trường Đại Học Cần Thơ, đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn điểm đến du lịch của KDL gồm 9 giả thuyết gồm: (1) Tài nguyên thiên nhiên, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Vui chơi, giải trí, (4) Văn hóa- lịch sử, nghệ thuật, (5) Chính trị- kinh tế xã hội (6) Thoát khỏi cuộc sống hàng ngày, (7) Nâng cao mối quan hệ, (8) Tụ họp gia đình, học hỏi, (9) Thử thách, cải thiện sực khỏe.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh của tác giả Võ Kỳ Tập: “Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2010” đã xây dựng định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010.
- Các tác giả với đề tài luận án tiến sĩ: Nguyễn Tưởng: "Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam" (1999); Trần Tiến Dũng: "Phát triển du lịch bền vững tại Phong Nha – Kẻ Bàng" (2007) đã trình bày vai trò của việc nghiên cứu tài nguyên trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch ở một số địa phương trong VDLBTB.
- Nhiều nghiên cứu, các bài viết hội thảo khoa học, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến các vấn đề về việc phát triển du lịch tại Bình Thuận hoặc các địa phương trong nước, đã cung cấp thêm bức tranh về hoạt động du lịch của vùng và cả nước.
Các nghiên cứu trên là những công trình quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu tiềm năng, phân tích thực trạng nguồn lực, công tác quản lý và tổ chức hoạt động du lịch ở một số điểm tài nguyên, địa phương và khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển du lịch tại Bình Thuận nhƣ phát triển du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế, biện pháp quản lý, tổ chức…
vẫn chƣa đƣợc các nghiên cứu trên đề cập thấu đáo. Cho đến nay, vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vấn đề này với tƣ cách
là công trình khoa học độc lập nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch tại Bình Thuận.
--- & ---
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Quá trình phân tích chương 1 của luận văn đã khẳng định được những vấn đề Một là phân tích khái quát những vấn đề cơ bản của du lịch nhƣ : khái niệm du khách, sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch…, vai trò, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, phân tích những nhân tố tác động đến phát triển ngành du lịch.
Ba là, nêu ra một số kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển du lịch, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng.
CHƯƠNG 2