3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN THỜI GIAN QUA
3.1.2. Tình hình khai thác khách
3.1.2.1. Số lượng lượt khách, ngày khách
Nhờ một số lợi thế về tài nguyên du lịch biển, sản phẩm du lịch Bình Thuận khá hấp dẫn nhất là các dịch vụ thể thao biển, khí hậu ôn hòa, nắng ấm quanh năm, giá cả dịch vụ ổn định, con người Bình Thuận hiền hòa, thân thiện… do vậy số lƣợng khách khai thác tăng qua các năm thể hiệ tại bảng sau:
Bảng 3.1: Số lƣợt khách đến Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
ĐVT: nghìn lượt khách
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Khách quốc tế 300 340 380 425 600
Khách trong nước 2.502 2.804 3.144 3.294 3.650
Tổng số khách 2.802 3.144 3.524 3.719 4.250
Nguồn: Sở Văn hóa-thể thao và du lịch Bình Thuận
Lƣợt khách phục vụ: Năm 2011 là 2.802.000 lƣợt khách thì năm 2015 đƣợc 4.250.000 lƣợt khách, bình quân hàng năm tăng 11,99%.
Riêng khách quốc tế: Năm 2011 là 300.000 lƣợt khách thì đến năm 2015 đƣợc 600.000 lƣợt khách, bình quân hàng năm tăng 14,26%.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500
2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số khách khách quốc tế khách trong nước
Hình:…lƣợt khách du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015
Đặc biệt, trong những năm qua Bình Thuận đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách du lịch Nga đến Bình Thuận. So với các trung tâm du lịch khác trong cả nước, Bình Thuận có hạn chế về giao thông đối ngoại (không có sân bay, không có cảng du lịch biển, đường bộ từ TP HCM đến Bình Thuận mất quá nhiều thời gian). Tuy nhiên, các địa điểm nhƣ mũ né, TP. Pham thiết vẫn thu hút một lƣợng lớn khách Nga. Năm 2012, tuy hãng lữ hành Lanta-tur Voyazh phá sản gây ra sự cố lớn nhƣng không tác động gì lớn đối với thị trường khách du lịch Nga tại Bình Thuận. Khách du lịch Nga vẫn tiếp tục đến Bình Thuận theo tour của các hãng lữ hành khác hoặc đi tự do.
Việc tổ chức hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là: đia theo Tour thông qua Công ty lữ hành Bình Thuận đƣa du khách địa phương đi du lịch trong và ngoài Tỉnh và các công ty lữ hành ngoài Tỉnh đưa du khách các địa phương khác đi du lịch đến Bình Thuận. Tuy nhiên, tỷ lệ khách đông nhất vẫn là tự tổ chức Tour
Bảng 3.2: Khách đi theo Tour và tự tổ chức giai đoạn 2012 - 2015
Đơn vị tính : %
Du khách 2012 2013 2014 2015
Trong
nước Quốc tế Trong
nước Quốc tế Trong
nước Quốc tế Trong
nước Quốc tế Đi theo
tour 33,27 37,83 40,25 40,24 21,56 35,11 31,65 32,71
Tự tổ
chức 66,73 62,17 59,75 69,76 78,44 64,89 68,35 67,29
Nguồn : Niên giám thống kê Bình Thuận 2010-2015
Theo số liệu bảng 3.2, từ năm 2005 đến 2008 lƣợng du khách trong nước lẫn du khách quốc tế chọn hình thức tự tổ chức các hoạt động du lịch chiếm khoảng 60% đến 69%. Số du khách đi theo tour rất ít. Thực trạng này phản ánh khả năng thu hút khách hàng của các công ty lữ hành còn thấp.
3.1.2.2. Về cơ cấu khách
Năm 2010 du lịch Bình Thuận có 175 nước, vùng, lãnh thổ, đến năm 2013 có 163 nước vùng, lãnh thổ. Trong đó Liên bang Nga nơi có rất đông du khách luôn chọn Phan Thiết-Mũi Né là điểm đến khi du lịch tại Việt Nam (Sơ VH, TT &DL Bình Thuận, 2015). Tuy số lượng nước, vùng lãnh thổ giảm nhưng lượng khách tăng cao, cơ cấu du khách Nga ngày càng tăng lên rõ rệt. Người Nga, người Đức, thích Mũi Né và cho rằng Mũi Né là nơi nhiều nắng gió và thích hợp với các môn thể thao trên biển vốn được họ ưa chuộng. Còn người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đến Việt Nam là bởi vì họ yêu thích những danh lam, thắng cảnh và hâm mộ nền văn hoá truyền thống của chúng ta.
Bảng 3.3. Cơ cấu số lượng lượt khách quốc tế theo nước
Khách quốc tế thường tập trung cao ở những tháng đầu năm (Tết âm lịch của nguời phuơng Đông) và những tháng cuối năm (rơi vào kỳ nghỉ Đông), xu hướng khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận tăng cao. thể hiện qua biểu đồ số lƣợt khách quốc tế theo tháng qua 5 năm 2010-2014 nhƣ sau:
Hình 3.1: Biểu đồ số lƣợt khách quốc tế theo tháng 2010-2014.
Đến nay, tình hình chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch đƣợc quan tâm, chú ý hơn; trong các dịp lễ, tết, hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch đều tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, tăng thêm dịch vụ phục vụ du khách, tạo ấn tƣợng tốt về sản phẩm du lịch Bình Thuận.
3.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành du lịch 3.1.3.1 Số cơ sở lưu trú
Với tốc độ tăng trưởng về khách du lịch và doanh thu cao thì cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ cho ngành du lịch của Bình Thuận những năm qua phát triển mạnh, số lượng buồng (phòng) khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch cũng tăng theo. Phục vụ cho du lịch có nhiều ngành, nhƣng các cơ sở khách sạn, nhà hàng vẫn là ngành chủ yếu. Nhìn chung số lƣợng các cơ sở chia theo các thành phần kinh tế đều tăng, trong đó kinh tế ngoài nhà nước thể hiện tính năng động, tăng nhanh. Các dự án đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận mặc dầu số lượng chưa nhiều nhưng bước đầu là những đầu tàu thúc đẩy đầu tƣ với tốc độ tăng cao. Với những nhiệm vụ trọng tâm đƣợc đặt ra của tỉnh trong giai đoạn này: phát triển du lịch đƣợc nâng lên hàng đầu và ổn định ngành thương mại, đó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Bảng: Số cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 - 2015
TT CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TTBQ
1. Số cơ sở Cơ sở 478 598 622 641 665 689 7,59%
2. Số buồng Buồng 9.095 9.229 10.965 11.623 12.281 13.018 7,44%
3. Số giường Giường 16.278 17.460 20.142 22.015 23.888 26.110 9,91%
4. Ngày LT BQ ngày 2.13 2.21 2.30 2.41 1.74 1.74 -3,96%
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận
Riêng tổng số cơ sở lưu trú năm 2015 có 689 cơ sở (không tính các cơ sở cho sinh viên, học sinh thuê ở dài ngày) tăng bình quân hàng năm là 7,59%
so với năm 2010.
+ Tổng số buồng: năm 2010 là 9.095 thì năm 2015 nâng lên có 13.018 buồng bình quân hàng năm tăng 7,44%.
+ Tổng số giường: năm 2010 là 16.278 thì năm 2015 nâng lên có 26.110 giường, bình quân hàng năm tăng 9,91%.
+ Hệ số thời gian lưu trú bình quân (độ dài ngày lưu trú bình quân một lƣợt khách): năm 2010 đƣợc 2,13 ngày/lƣợt khách thì năm 2015 đạt 1,74 ngày/lượt khách. Thời gian lưu trú bình quân của khác giảm chủ yếu do thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa giảm do mặc dù số lượng khách đến Bình Thuận tăng hàng năm nhưng lượng khách viếng (không lưu trú qua đêm) tăng. Điều này cũng một phần phản ánh việc phát triển dịch vụ để kéo dài thời gian của khách, đặc biệt là khách nội địa của Bình Thuận chƣa mạnh.
3.1.3.2. Các đại lý và công ty lữ hành
Số cơ sở dịch vụ lữ hành do tự phát nên tốc độ tăng nhanh theo xu thế liên kết tour. Năm 2010 có 27 cơ sở thì năm 2015 đã có 58 cơ sở, bình quân hàng năm tăng 4,3%.
Bảng: Số đơn vị dịch vụ lữ hành giai đoạn 2010 - 2015
TT CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TTBQ
1. Số cơ sở Cơ sở 27 39 47 58 47 58 4,30%
2. Lao động Người 103 117 179 238 179 238 5,85%
3. Doanh Thu Tỷ đ 65,9 44,8 50,1 54,9 50,1 54,9 1,85%
4. Số ngày khách
phục vụ Ng.ngày
102,7 83,87 92,72 92,81 92,72 92,82 0,02%
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận
Doanh thu và lao động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành cũng tăng qua các năm. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của hoạt động này tại Bình Thuận. Bên cạnh sự phát triển của hoạt động lữ hành thì chương trình tour nội
tỉnh từng bước đa dạng và có chiều sâu hơn trước; chất lượng phương tiện vận chuyển khách du lịch cũng đƣợc nâng lên đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của du khách. Gắn với du lịch là sản phẩm du lịch. Bình Thuận hiện đang phấn đấu nâng cao sản phẩm du lịch, đa dạng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời tạo nhiều sản phẩm du lịch giải quyết nhu cầu chi tiêu du khách trong nước và nước ngoài phong phú hơn.
3.1.3.3. Các khu vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 45 điểm tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng với nhiều loại hình du lịch đa dạng. Trước hết, đó là những danh lam thắng cảnh đặc trƣng của Bình Thuận nhƣ Đồi cát Mũi Né, Hòn Rơm, đảo Phú Quý, núi Tà Kóu, Suối tiên, Thác bà – Hồ Biển Lạc, … thích hợp cho những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái, gần gũi với thiên nhiên và các khu vui chơi giải trí nhân tạo tổng hợp phục vụ nhu cầu giải trí đa dạng của du khách, cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có quý giá của dân tộc …
Bảng 2.9 : Các khu du lịch, địa điểm tham quan tiêu biểu tại Bình Thuận
STT CÁC ĐIỂM THAM QUAN ĐỊA
1 Quần thể du lịch Hòn Rơm – Mũi Né Phan Thiết CHỈ 2 Mũi điện Khe Gà, Khu di tích núi Tà Kóu, vườn
thanh long Hàm Thuận Nam
Huyện Hàm Thuận Nam
3 Suối tiên Hàm Tiến, Phan Thiết
4 Làng nghề nước mắm truyền thống Thanh Hải Thanh Hải, Phan Thiết
5 Dinh Thầy Thím Huyện Hàm Tân
6 Hòn Bà Huyện Hàm Tân
7 Quần thể tháp Chăm Pôshanƣ Phú Hài, Phan Thiết
8 Khu di tích Dục Thanh Phan Thiết
9 Công trình thủy điện Đa Mi Huyện Hàm Thuận Bắc
10 Suối khoáng Vĩnh Hảo Huyện Tuy Phong
11 Chùa hang (Cổ Thạch tự), Gành Son Huyện Tuy Phong
12 Dinh Vạn Thủy Tú Phan Thiết
13 Bàu Trắng Hòa Thắng
14 Huyện Đảo Phú Quý Huyện đảo Phú Quý
15 Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc – Núi Ông Huyện Tánh Linh Nguồn : Báo cáo Sở Văn hóa- Thể thao du lịch Bình Thuận
Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và các di tích văn hóa, lịch sử lâu đời, Bình Thuận ngày càng có nhiều các công trình, dự án du lịch đang đƣợc xây dựng nhằm góp phần tạo nên tính đa dạng trong các loại hình du lịch để phục vụ du khách. Các khu vui chơi, giải trí hiện nay đầy đủ tiện nghi, trong đó có nhiều khu vui chơi, giải trí có các khách sạn tiêu chuẩn 3 đến 4,5 sao, sân tennis, hồ bơi, nhà hàng phục vụ đặc sản địa phương v.v… Tại trung tâm thành phố Phan Thiết có sân Goft 18 lỗ đáp ứng nhu cầu chơi thể thao của du khách có thu nhập cao.
3.1.3.4. Sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch tại Bình Thuận những năm qua; Bên cạnh các dịch vụ phục vụ khách như ăn uống, đi lại, lưu trú, vui chơi, giải trí v.v… thì việc sản xuất các hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách cũng rất phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ của Tỉnh. Hiện nay, hoạt động sản xuất những mặt hàng phục du khách rất đa dạng, thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.7. Những hàng hóa đặc sản đƣợc sản xuất tại Bình Thuận
STT Nhóm hàng hóa Các mặt hàng cụ thể
1 Hàng lưu niệm Mũ nón, áo, cờ, các loại hàng trang sức bằng đá và vỏ sò
ốc, các món quà làm bằng mây, tre, lá.
2 Hàng đặc sản Bánh rế, bánh khoai, cốm, mít, chuối sên đường, thanh long.
3 Hải sản và có nguồn gốc từ hải sản
Tôm, cua, mực, cá tẩm gia vị, sò điệp phơi khô. Đặc biệt là nước mắm Phan Thiết, mực một nắng.
4 Các món ăn đặc trƣng của Bình Thuận
Mì quảng Phan Thiết, gỏi ốc, bánh căn Phan Thiết.
5 Nước uống Nước khoáng Vĩnh Hảo nguồn gốc từ thiên nhiên
Nguồn: Sở Văn Hóa- Thể thao và du lịch Bình Thuận
Các công ty du lịch đã chú trọng đến các yếu tố tinh thần nhƣ văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, phong cách phục vụ. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động trong ngành du lịch Bình Thuận phần lớn chƣa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã làm hạn chế chất lƣợng dịch vụ du lịch.
Việc phát triển hoạt động sản xuất hàng hóa trên đã góp phần gia tăng dịch vụ bổ sung phục vụ khách, đêm lại công ăn việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.