Một số quan điểm cơ bản để phát triển du lịch Bình Thuận

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 100 - 104)

Một là, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng phát triển bền vững. Lý luận và thực tiễn tăng trưởng cho thấy nền kinh tế nói chung và

từng ngành kinh tế nói riêng trong đó có ngành du lịch, không phải lúc nào sự tăng trưởng kinh tế cao cũng đồng nhất với sự phát triển kinh tế bền vững.

Trên thế giới, có những nước có ngành kinh tế tăng trưởng cao và nhanh nhƣng lại mất cân đối với các lĩnh vực khác, các ngành kinh tế khác. Kinh tế tăng trưởng nhưng chính trị - xã hội mất ổn định, môi trường sinh thái mất cân bằng, nhất là trong hoạt động du lịch. Để phát triển du lịch Bình Thuận theo hướng bền vững cần quán triệt các yêu cầu sau:

- Trong phát triển phải đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các ngành thuộc khu vực dịch vụ.

- Gắn khai thác sử dụng với tôn tạo, nâng cấp và phát triển tài nguyên du lịch.

- Phải đồng thời nhằm đạt tới các mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường, quốc phòng và an ninh. Trong các năm đầu cần coi trọng mục tiêu kinh tế, song coi trọng mục tiêu kinh tế suy cho cùng đều nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, môi trường sinh thái.

Hai là, cần gắn phát triển ngành du lịch với tổng thể phát triển của các ngành khác, nhất là các ngành có quan hệ trực tiếp đến hoạt động du lịch.

Ngành du lịch là một ngành kinh tế có tính tổng hợp do hàng loạt ngành liên quan hợp thành. Do vậy quy mô, chất lƣợng của các dịch vụ du lịch Bình Thuận phụ thuộc hầu nhƣ với tất cả các ngành kinh tế trong nền kinh tế của Tỉnh. Quan điểm này liên quan đến việc xác định cơ chế chính sách đầu tƣ và phân công, phân nhiệm, thực hiện cơ chế chính sách đầu tƣ vốn giữa các ngành. Cần quan niệm đầu tƣ vốn xây dựng cho các ngành cũng có nghĩa là đầu tƣ vốn cho du lịch theo nghĩa là đầu tƣ gián tiếp. Để nâng cao hiệu quả của việc đầu tƣ cho du lịch thông qua đầu tƣ cho các ngành, quan điểm này đòi hỏi ngành du lịch Bình Thuận phải làm tốt công tác phối kết hợp với các ngành ngay từ khâu quy hoạch, chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ vốn cho việc xây

dựng và sử dụng các công trình có liên quan đến hoạt động du lịch. Trong đó, chú trọng phối hợp, kết hợp với các ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch nhƣ: văn hóa, công nghiệp, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng gắn liền với các điểm du lịch và các khu du lịch đã có hoặc sắp xây mới.

Ba là, phát triển ngành du lịch phải dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp du lịch nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

Quan điểm này bắt nguồn từ yêu cầu phải thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, bắt nguồn từ yêu cầu xác lập và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bắt nguồn từ yêu cầu phát huy nội lực đồng thời khai thác ngoại lực để phát triển nền kinh tế và ngành du lịch ở nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng. Bình Thuận, có nhiều tiềm năng, lợi thế so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, cho phép Bình Thuận có khả năng khai thác nguồn nội lực tiềm ẩn, mà tính hiện thực của nó phụ thuộc vào việc đƣa ra một cơ chế và quyết sách đúng đắn, thông thoáng, mạnh mẽ và kịp thời của Tỉnh. Điều này cũng đúng đối với việc thu hút nguồn ngoại lực đầu tƣ cho du lịch Bình Thuận. Quá trình khai thác và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử, nhưng để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế du lịch của Tỉnh, không đƣợc xa rời vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp du lịch nhà nước. Bằng cách đó, góp phần giải quyết sự bất cập của nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bốn là, gắn lộ trình đƣa du lịch Bình Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn với việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những tiêu thức để ngành du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn, khi nó dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Song ngành kinh tế du lịch không thể tự mình tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật nếu như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong đó có Bình Thuận không phát triển đƣợc. Nếu khoa học và công nghệ hiện đại không đƣợc ứng dụng và cơ cấu kinh tế không đƣợc chuyển dịch kịp thời và đúng hướng trong từng thời kỳ. Quan điểm này, xét về mặt thực chất là mối quan hệ giữa kỹ thuật công nghệ với cơ cấu ngành kinh tế và rộng hơn là mối quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất mà trong lộ trình đƣa du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phải đảm bảo phát triển gắn bó với nhau.

Năm là, gắn phát triển du lịch với vị trí, vai trò của Tỉnh đối với các địa phương trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, miền trung, tây nguyên, khu vực và quốc tế. Quan điểm này đòi hỏi mỗi bước phát triển du lịch và mỗi bước trong lộ trình đưa du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cả về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và hành động không đƣợc tách rời mối quan hệ này. Từ đó tạo cho du Bình Thuận có một tầm nhìn mới và tìm thấy một không gian du lịch rộng lớn nếu biết khai thác để phát triển.

Sáu là, gắn việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành kinh tế du lịch Bình Thuận với hiệu quả kinh tế - xã hội trên bình diện của nền kinh tế Tỉnh nhà. Là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, sự phát triển của du lịch BìnhThuận, chịu ảnh hưởng của sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế.

Bởi vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của du lịch Bình Thuận không chỉ dựa vào hiệu quả của bản thân ngành du lịch, mà đánh giá hiệu quả trên bình diện kinh tế quốc dân của Tỉnh. Các quan điểm nói trên tồn tại nhƣ một hệ thống hữu cơ với nhau, có giá trị đối với nhận thức và chỉ đạo. Nó đòi hỏi trong tiến trình đƣa du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phải rất coi trọng tính đồng bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)