CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về Bình Thuận
2.1.1 Điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch của Bình Thuận
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bình Thuận thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ (theo sự sắp về kinh tế, là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ), phía đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông giáp biển Đông. Là tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên, thơ mộng, hùng vĩ, hoang sơ…kết hợp cùng các di tích văn hoá lịch sử, với nhiều kiến trúc độc đáo. Bình Thuận có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên suốt theo chiều dài của tỉnh, cạnh đó còn có quốc lộ 28, 55 và bờ biển dài 192 km nên đã trở thành giao điểm, cửa ngõ giao lưu về kinh tế - văn hoá – xã hội giữa các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận 2014
Hình 2.1: Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Bình Thuận
Trên bước đường hội nhập, kinh tế Bình Thuận sẽ thực sự đi lên bằng những định hướng đúng và từ tiềm năng, trong đó thế mạnh của ngành du lịch được xác định là một trong những khu vực phát triển du lịch năng động của cả nước. Thực tế du lịch Bình Thuận có bước phát triển khá nhanh và trở thành ngành kinh tế quan trọng, có vị trí xứng đáng trong bản đồ du lịch cả nước và quốc tế.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số và lao động
Theo Niên giám thống kê Bình Thuận năm 2015, dân số toàn tỉnh Bình Thuận là 2.600.000 người. Trong đó, dân số thành thị chiếm gần 40% dân số.
Mật độ phân bố dân cư 150 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân từ năm 2010 đến năm 2015 là 14,5%. Bình Thuận là nơi sinh sống của 34 dân tộc anh em. Người Kinh chiếm 93%, dân tộc Chăm chiếm 2,84%, còn lại là dân tộc khác như K’Ho, Rắc-Lây, Tày, Nùng, Hoa, … So với các địa phương khác trong cả nước thì Bình Thuận có số người Chăm khá đông, sinh sống thành các khu dân cƣ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghê thủ công như làm đồ gốm, dệt thổ cẩm. Người Chăm sinh sống tại Bình Thuận lâu năm, là dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa rất đặc sắc nhƣ phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc chùa tháp … đã làm giàu thêm tài nguyên văn hóa của Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung (NGTK, 2015).
Số người trong độ tuổi lao động là 777.672 người chiếm 61,72 % dân số của cả tỉnh, trong đó, lao động đã qua đào tạo chiếm gần 55% toàn lực lƣợng lao động. Lực lƣợng lao động dồi dào với độ tuổi trung bình trẻ là thế mạnh lớn của Bình Thuận trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh (NGTK, 2015).
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 5 năm 2011-2015 đạt bình quân 8,88%/năm, trong đó: Nông - lâm - thuỷ sản tăng 5,43%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,8%; dịch vụ tăng 11,3%. GRDP bình quân đầu người năm năm 2015 đạt
1.864 USD, bằng 1,86 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2015, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng lên 46%;
công nghiệp – xây dựng tăng lên 36,6; nông - lâm - thuỷ sản giảm còn 17,4. Tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách (không kể các khoản thu từ dầu khí và thuế xuất nhập khẩu) trong 05 năm 2011-2015 đạt bình quân 10,2%/năm (UBND tỉnh Bình Thuận, 2015)
Sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế của Bình Thuận theo hướng tỷ lệ các ngành công nghiêp, dịch vụ tăng dần, tỷ lệ ngành nông nghiệp giảm dần, phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành trên thế giới. Bình Thuận có địa hình đa dạng, tài nguyên rừng, biển phong phú, trữ lƣợng khoáng sản lớn, thuận lợi cho phát triển cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế. Bình Thuận có thế mạnh trong phát triển kinh tế biển và hoạt động du lịch nhờ vào vùng lãnh hải rộng 52.000 km2, trữ lƣợng khoảng 220 đến 240 nghìn tấn hải sản các loại và nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp.
2.1.2.3. Tài nguyên xã hội, nhân văn
Bình Thuận là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa của các dân tộc anh em. Vì vậy mà nơi đây cũng lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộc như các phong tục tập quán, tín ngƣỡng dân gian, các lễ hội, tôn giáo, tạo nên nét đặc sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Bình Thuận. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh thiên nhiên xinh đẹp, Bình Thuận còn sở hữu những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo, trong đó có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được Nhà nước xếp hạng, nhiều lễ hội dân gian, phong tục truyền thống diễn khắp địa bàn Tỉnh góp phần làm phong phú thêm tài nguyên du lịch của Bình Thuận. Tài nguyên xã hội, nhân văn của Tỉnh đƣợc thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.1 Các di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu Bình Thuận I - Các di tích văn hóa, lịch sử, đền đài, chùa chiềng
Tên gọi Nơi tọa lạc
1 Khu di tích Dục Thanh Thành phố Phan Thiết 2 Quần thể kiến trúc Chăm – pa Thành phố Phan Thiết
3 Đền thờ Vạn Thủy Tú Thành phố Phan Thiết
4 Dinh Thầy Thím Huyện Hàm Tân
5 Chùa núi Tà Kóu Huyện Hàm Thuận Nam
6 Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng
Hoài Đức – Bắc Ruộng Huyện Tánh Linh
7 Di tích kiên trúc nghệ thuật đình làng
Đức Thắng Thành phố Phan Thiết
8 Lăng mộ cụ Nguyễn Thông Thành phố Phan Thiết 9 Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe Huyện Hàm Thuận Bắc 10 Di tích thắng cảnh Cổ Thạch Tự
(Chùa Hang)
Huyện Tuy Phong
Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch Bình Thuận 2.1.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng
Bình Thuận là một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, theo chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2030 ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường đưa Bình Thuận trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu vực, đến năm 2030, Bình Thuận thành một trong những điểm đến du lịch ƣa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới (UBND tỉnh Bình Thuận, 2015)
2.1.3.1 Giao thông vận tải:
Có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Có thể kể đến nhƣ: Quốc lộ 1A trãi dài trên địa bàn toàn tỉnh chiều dài 180 km, được xem là “ trục xương sống” của giao thông đường bộ tỉnh nhà; ngoài ra còn có 03 tuyến Quốc lộ 28 nối liền với Thành phố Đà Lạt- Lâm Đồng, Quốc lộ
28B và Quốc lộ 55, tạo ra trục giao thông đối ngoại, kết nối với các tỉnh lân cận.
Đặc biệt dự án đường cao tốc Dầu giây- Phan Thiết- Nha Trang đang triển khai; hệ thống cảng biển mang tầm vóc quốc gia và quốc tế nhƣ: Cảng Phan Thiết có thể tiếp nhận tàu trọng tải 1000 tấn, Cảng tổng hợp Vĩnh Tân tiếp nhân tàu 30.000 tấn; Sân bay lƣỡng dụng Phan Thiết…sẽ tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển, nhất là ngành du lịch.
2.1.3.2 Hệ thống điện, nước:
Điện: Với 04 Nhà máy thủy điện, 01 nhà máy phong điện và 01 trạm diesel (đảo Phú Qúy), tổng công suất lên đến:
Nước: toàn tỉnh hiện có 283 công trình thủy lợi lớn, nhỏ; trong đó có 21 hồ chứa dung tích khoảng 213,5 triệu m3, đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho tỉnh, đặc biệt là nước tại các khu du lịch tỉnh nhà.
2.1.3.3 Hệ thống thông tin liên lạc:
Đến nay tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hoàn chỉnh với côngnghệ hiện đại, đảm bảo thông tin thông suốt đến tất cả các vùng miền từ vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; hiện có 04 doanh nghiệp hoạt động bưu chính, 07 doanh nghiệp hoạt động viễn thông, đạt mật độ 141,5 thuê bao/100 dân, tỷ lệ người sử dụng internet đạt 37,5%.
2.1.4. Tiềm năng và cơ sở hạ tầng du lịch 2.1.4.1. Một số danh lam thắng cảnh
Di tích văn hóa, lịch sử Bình Thuận: Bình Thuận có thế đất ba vùng biển, đồng bằng, núi, nhiều di sản kiến trúc, văn hóa, nhiều lễ hội của người Việt, người Chăm. Mảnh đất ven biển hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch biển - đảo; du lịch xanh, du lịch văn hóa - thể thao. Di sản lịch sử - văn hóa ở Bình Thuận cũng phong phú và độc đáo với mũi Kê Gà xem ngọn hải đăng dựng từ năm 1899, xƣa nhất ở vùng Ðông - Nam Á. Núi Tà Cú, khu du lịch sinh thái, tâm linh với tƣợng Phật khổng lồ tƣ thế nằm nghiêng, dài tới 49m, là tƣợng lớn nhất ở nước ta. Tới đình Vạn Thủy Tú xem bộ xương cá voi lớn nhất nước
- dài hơn 20 m, bãi đá tự nhiên nhiều mầu nhất nước ở Tuy Phong. Bên cạnh đó là nhiều di tích kiến trúc cổ giá trị nhƣ Ðền Pô-Klong Mơ Nai ở huyện Bắc Bình, nhóm tháp Chăm cổ Pô Sa Nƣ ở thành phố Phan Thiết. Ðặc biệt là Khu di tích Trường Dục Thanh ở TP Phan Thiết, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành, từng dạy học nay được phục hồi, có trường học, phòng ở, nhà thờ nhà yêu nước Nguyễn Thông, hồ sen, vườn cây trái...
Bảng 2.2: Số di tích lịch sử đã được xếp hạng của Bình Thuận so cả nước
TT Địa bàn Số di tịch đã xếp hạn Tỷ lệ so với cả nuớc
1. Cả nước 2504 100
2. Hà Nội 509 20,32
3. Huế 311 12,42
4. TP. Hồ Chí Minh 45 1,79
5. Bình Thuận 23 0,96
6. Các tỉnh, TP khác 1615 64,45
Nguồn: Sở văn hoá thể thao và du lịch Bình Thuận
* Những danh lam, thắng cảnh tiêu biểu: Bình thuận là vùng đất có rất nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đặc sắc, sau đây là một số cảnh quan tiêu biểu đã khai thác:
Bảng 2.3. Những cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của Bình Thuận
STT Cảnh
quang Mô
tả
Nơi tọa lạc 1 Đồi cát
Mũi Né
Đồi cát vàng thường thay đổi hình dạng trong ngày do tác động của gió. Đây là cảnh quang đặc trƣng của Bình Thuận.
Hàm Tiến, Phan Thiết 2 Hòn Rơm Nằm cạnh đồi cát Mũi Né với nhiều bãi biển hoang sơ,
trong lành.
Hàm Tiến, Phan Thiết 3 Bàu Trắng Nằm giũa vùng đồi cát rộng mênh mông. Từ xa nhìn lại nhƣ
một tấm thảm xanh phủ lên đồi cát trắng. Hồ có sen nở vào mùa hè làm dịu mát bãi cát.
Huyện Bắc Bình 4 Gành Son Là ngọn núi án ngữ trước biển, theo thời gian biến thành
những gành đá, hang động, nhủ thạch, bãi cuội … có hình thù kỳ lạ.
Huyện Tuy Phong
5 Cù Lao
Câu
Hòn đảo nằm giữa biển đƣợc bao bọc bởi hàng vạn khối đá nhiều màu sắc kỳ lạ với nhiều hình thù khác nhau.
Huyện Tuy Phong 6 Suối Vĩnh
Hảo
Nước suối khoáng tự nhiên có nhiệt độ 30oC, được khai thác vì mục tiêu kinh tế và du lịch chữa bệnh.
Huyện Tuy Phong 7 Thác Bà Thác nước hoang sơ nằm giữa rừng gồm nhiều tầng nước đổ
trắng xóa, không khí trong lành, thích hợp với loại hình du lịch sinh thái.
Huyện Tánh Linh
8 Đảo Khe Gà
Hòn đảo nằm chênh vênh giữ biển, cách bờ 500m. Nơi đây có ngọn hải đăng lớn nhất nước Việt Nam soi mình xuống dòng nước xanh trong.
Huyện Hàm Thuận Nam
9 Suối Tiên Con suối nhỏ từ độ cao 6 mét chảy từ trên sườn đồi qua các rặng dừa xanh. Bên dưới lòng suối là lớp đất cát sét màu vàng pha đỏ.
Hàm Tiến, Phan Thiết 10 Cù Lao Câu là một hòn đảo nổi lên giữa biển, cách bờ chừng 9 km. Có
chiều dài trên 1500 m và chiều rộng lớn nhất 800 m, nhỏ nhất 300 m, nơi cao nhất hơn 7 m. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, trông nhƣ những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ.
Tuy phong
11 Thác Bà- Biển Lạc
hồ rộng hàng trăm ha, có Thác Bà và các ghềnh thác khác cao 5 - 7m nằm dọc trên chiều dài 1,5 km đƣợc tạo thành bởi các khe nước từ núi Ông cao hơn 1.000m đổ xuống reo vui quanh năm.
Tánh Linh
12 Hòn Ghềnh Còn gọi hòn Lao là một "thế giới" của sự hoang sơ và kỳ thú với những tầng san hô lạ mắt, nằm ngoài khơi, cách Mũi Né chưa đầy 1 km, cao 30 m so với mực nước biển.
Mũi Né-PT
13 Suối Tiên kỳ ảo
Là nơi giao thoa của màu sắc thiên nhiên. Phía bên này chạy ra biển bạc sóng là màu xanh ngút mắt của dừa, của cỏ. Chạy theo dòng nước ra tới biển là bạt ngàn thảm muống biển nở hoa tím.
Mũi Né-PT
14 Bãi đá 7 màu
Quần thể du lịch bãi Cà Dƣợc với bãi đá với 7 sắc màu (những viên sỏi trơn nhẵn có nhiều màu sắc khác nhau: từ trắng muốt, đen tuyền, xanh, vàng nhạt đến xám, nâu, rồi tím sẫm)
Tuy phong
15 Hàm Thuận- Đa Mi
Với cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, tươi đẹp, khí hậu mát mẽ tương tự Đà Lạt, hòa cùng với nét văn hóa phong phú và đa dạng của bà con các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa và Cơ Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch Bình Thuận Ho…
Bình Thuận là vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng đặc sắc có nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc.
Bảng 2.4 Các lễ hội tiêu biểu Bình Thuận
TT Tên gọi Thời gian tổ chức
1 Lễ hội Nginh Ông của người Hoa Rằm tháng Bảy (Âm lịch), hai năm một lần vào năm chẵn.
2 Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty Mồng Hai Tết Nguyên Đán
3 Lễ hội MBăng Katê của dân tộc
Chăm Mồng 1 tháng 7 Chăm lịch
4 Hò Bá Trạo của vạn chài Dân cƣ làng chài tổ chức vào các dịp cầu mong thuận buồm xuôi gió
5 Lễ hội Rước đèn Trung thu Rằm tháng Bảy (Âm lịch) hằng năm 6 Lễ hội Cầu Ngƣ Dân vạn chài tổ chức cầu mƣa thuận gió
hòa, thời gian không cố định.
Nguồn: Sở Văn hóa- thể thao và du lịch Bình Thuận, (2015)
Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Bình Thuận cũng mở nhiều lễ hội vào các dịp Tết Nguyên đán, 30/4; 1/5; Quốc khánh 2/9, các đại hội, hội diễn thể thao, văn hóa lắm vẻ, tạo các không gian mới cho sống dậy tƣng bừng đủ các hoạt động, các sắc mầu văn hóa của người Việt, người Chăm cùng các hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại, tất cả đều có sức mời gọi du khách bốn phương đến thưởng ngoạn và nhập cuộc...
Nhìn chung: Qua phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận, cho thấy việc phát triển hoạt động du lịch của Tỉnh có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Mặt thuận lợi là Bình Thuận nằm ở vị trí giáp biển, thừa hưởng nhiều nguồn tài nguyên biển, có thể phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản, vận tải biển, đặc biệt là phát triển ngành du lịch. Bình Thuận có tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa hình đa dạng, là nền tảng để xây dựng các địa điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí. Thời tiết, khí hậu ở Bình Thuận ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai nhƣ các tỉnh Nam Trung bộ khác. Bình Thuận có những bãi biển đẹp, trong sạch, còn hoang sơ, thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, các loại hình thể thao ven biển quanh năm. Nơi đây còn có nhiều vùng đồi núi thấp, địa hình đa dạng, sinh vật phong phú, tiềm ẩn các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu động
thực vật học, đang rất đƣợc ƣa chuộng. Ngoài ra, du lịch Bình Thuận còn là điều mới mẻ đối với du khách các địa phương khác, kích thích sự mong muốn khám phá của du khách thập phương. Sự thân thiện, hiếu khách người dân Bình Thuận cũng là yếu tố góp phần tạo nên ấn tƣợng đẹp trong lòng du khách về Bình Thuận.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, du lịch Bình Thuận cũng phải đối mặt với những khó khăn nhƣ: Bình Thuận phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất gay gắt với du lịch của các địa phương thuộc Nam Trung Bộ và Nam Bộ; Các sản phẩm du lịch tại Bình Thuận chƣa tạo đƣợc sự đa dạng, phong phú , chất lƣợng sản phẩm du lịch còn thấp; Những bất cập trong công tác quản lý cũng gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động du lịch Bình Thuận v.v…