Yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 107 - 111)

4. Một số mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận

4.3 Các giải pháp chủ yếu

4.3.3. Yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ

Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận là nhóm yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ gồm 5 biến quan sát: SPDV1 đến SPDV5. Theo bảng 4.20, điểm trung bình thấp nhất là biến quan sát SPDV5: Nhiều loại đặc sản cho khách chọn lựa (=3.1030). Mức độ cảm nhận của KDL về sản phẩm dịch vụ đạt ở mức trung bình (3.2007), sản phẩm du lịch Bình Thuận KDL đánh giá vẫn không cao. Cao nhất là biến quan sát SPDV2 (3.3322): Có nhiều quầy bán quà lưu niệm. Điều này cho thấy rằng KDL quan tâm nhiều đến các loại hàng hóa lưu niệm khi du lịch tại Bình Thuận. Trong khi đó các sản phẩm khác của Bình Thuận như các món ăn, đặc sản, ẩm thực địa phương … các dịch vụ khác thì KDL chƣa đánh giá cao. Vì vậy trong thời gian tới các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần quan tâm và có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý các sản phẩm dịch vụ khác làm đa dạng sản phẩm du lịch Bình Thuận để đáp ứng nhu cầu của du khách. Chú ý các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên ƣu đãi. Cần phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ẩm thực truyền thống, đặc sản của Phan Thiết- Bình Thuận, nhất là các loại đặc sản biển, đặc thù Bình Thuận ( như con Dông khu lê, Cua huỳnh đế Tuy phong, nước mắm Phan Thiết…). Xây dựng khu ẩm thực mang tính đặc trƣng, sắc thái riêng có của Bình Thuận để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách. Xây dựng những sản phẩm du lịch nhân tạo với quy mô lớn, mang những đặc trƣng riêng, đặc biệt là những sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dƣỡng của du khách có thu nhập cao. Những sản phẩm du lịch nhân tạo nhƣ sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tiêu chuẩn quốc tế.

4.3.4. Giáo dục về ý thức người d n địa phương về du lịch:

Tuyên truyền giáo dục người dân hiểu được giá trị tài nguyên môi trường, giá trị văn hóa, giúp họ ý thức được những tài sản đó là của chung.

Tuyên truyền nâng cao ý thức nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Khuyến khích người dân khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nhằm mục đích duy trì bản sắc dân tộc và không bị mai một của các ngành nghề truyền thống. Ngành Du lịch Bình Thuận phát động chiến dịch quảng bá và nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương trong xây dựng hình ảnh điểm đến bằng sự thân thiện, mến khách; giới thiệu và thu hút du khách tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống;

thực hiện tốt việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết và đảm bảo chất lượng hàng hóa về vệ sinh an toàn thực phẩm; phát động chương trình làm sạch môi trường du lịch tại các khu du lịch dã ngoại và điểm tham quan.

4.3.5. Giải pháp tăng cường quảng bá du lịch

Với nhiều hình thức nhƣ thiết kế trang web về du lịch với những thông tin hấp dẫn và luôn được cập nhật, luôn được cập nhật về các chương trình du lịch, chương trình khuyến mãi, các điểm tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, mức giá tham khảo nhƣ vậy khách mới hình dung đƣợc những gì đang chào đón họ và cảm thấy an tâm vì bỏ tiền ra nhận lại đƣợc những giá trị xứng đáng. Đầu tƣ cho việc in sách bằng nhiều thứ tiếng giới thiệu về du lịch và những nét đẹp văn hóa của địa phương với bạn bè quốc tế. Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong việc nghiên cứu thị trường, quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách và thu hút nguồn vốn đầu tư, và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.

5.1 Giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính

Mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch, tăng cường công tác hậu kiểm về kinh doanh lưu trú du lịch, điều kiện kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, chất lượng phục vụ của các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đúng với loại hạng đã công nhận.

5.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để phát triển một cách bền vững.

Đảm bảo xây dựng hoàn chỉnh tuyến quốc lộ 55 du lịch ven biển nối Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bưu với Khu bảo tồn hiên nhiên Núi Tà Cú tới Khu bảo tồn biển Cù Lao Câu. Khuyến khích đầu tƣ, nâng cấp các cơ sở lưu trú sinh thái, nhà nghỉ dã chiến - thiên nhiên. Sớm hoàn hệ thống đường bộ và đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nhằm rút ngắn thời gian cho du khách từ thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết. Đặc biệt, sân bay Phan Thiết khi đi vào hoạt động sẽ tạo thêm lợi thế cho du lịch Bình Thuận phát triển bền vững.

5.3 Đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch.

Tạo môi trường du lịch thân thiện rộng mở, nâng cao chất lượng, luôn luôn tạo ra nét mới, tạo sức hấp dẫn. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tƣ vốn của các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận và cho cả các dự án du lịch có có vốn đầu tư nước ngoài để khai thác các sản phẩm du lịch mới, du lịch sinh thái. Chú ý các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên đã ƣu đã và có các khu ẩm thực mang tính đặc trƣng, sắc thái riêng có của Bình Thuận để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách.

Tóm tắt chương 4

Chương 3 đã nêu định hướng phát triển của du lịch Bình Thuận giai đoạn 2016-2015; giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Bình Thuận; đồng thời tác giả đƣa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Bình Thuận và các ngành liên nhằm đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,

tăng thu cho ngân sách, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)