Bối cảnh trong nước tác động đến hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 94 - 97)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC

1.1. Bối cảnh trong nước tác động đến hoạt động du lịch

Bối cảnh trong nước hiện nay có tác động lớn đến sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và du lịch Bình Thuận nói riêng.

1.2.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Chính sách đổi mới, mở cửa và chủ động hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Với mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Để đạt được mục tiêu này, nhà nước ta đã đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trên cơ sở đó, kết cấu hạ tầng sẽ phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật đƣợc tăng cường; hiệu quả và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế được nâng lên; chất lƣợng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao; an ninh, quốc phòng được giữ vững; chính trị ổn định; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao [10, 52]. Những yếu tố trên là cơ sở vững chắc để du lịch phát triển: một mặt làm cho nhu cầu du lịch trong nước tăng lên, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác

các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng liên kết về du lịch giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

1.2.2. ội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế:

- Thông qua hoạt động này, cùng với phát huy nội lực, du lịch Việt Nam sẽ tận dụng tốt các cơ hội và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khách, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong quản lý và phát triển du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch. Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có đƣợc do việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mang lại, thì du lịch Việt Nam cũng cần thấy rõ những thách thức phải đối mặt nhƣ:

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Cạnh tranh không chỉ dừng lại ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lƣợc phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ nước ngoài.

- Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Sự biến động thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường ở mỗi nước.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ cao về: ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn nguyên thiên nhiên, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.2.3. Môi trường hoạt động du lịch thuận lợi:

- Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Đó là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình, loại sản phẩm

du lịch vừa phổ thông đại chúng, vừa độc đáo, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách.

- Vị trí và môi trường kinh doanh thuận lợi đối với các thị trường trọng điểm về du lịch và đầu tư. Chi phí du lịch và chi phí lao động tương đối thấp.

- Chế độ chính trị ổn định, an ninh đƣợc đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản ồ du lịch thế giới.

- Luật Du lịch đã đƣợc ban hành, tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, toàn diện cho hoạt động du lịch. Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến du lịch đƣợc xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung nhƣ: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ nước ngoài, Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại…, tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển.

- Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch được thành lập, phối hợp các hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành giải quyết kịp thời các vướng mắc trong hoạt động liên ngành và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyến điểm tham quan du lịch.

- Đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều tiến bộ, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực không ngừng đƣợc nâng lên, khoa học và công nghệ đã có những chuyển biến tích cực, phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sản xuất và đời sống tinh thần. Tình hình trên là nền tảng vững chắc để du lịch Việt Nam không ngừng đƣợc phát triển và hướng tới mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch trên địa bàn Bình Thuận đến năm 2025

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh bình thuận giai đoạn 2016 2025 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)