PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 36 - 79)

Hệ số alpha của Cronbach là phép kiểm định về mức độ chặt chẽ về các mục hỏi tương quan với nhau. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến không tương quan trong quá trình nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha.

Công thức của hệ số Cronbach alpha là:

a = Np/(1 + p(N - 1))

Trong đó p là hệ số tương quan giữa các mục hỏi, N là số mục hỏi

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

2.5.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), SEM

Sau khi tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha tác giả tiếp tục kiểm định lại các thang đo thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis). Việc thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm mục đích kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường đồng thời đánh giá lại các thang đo.

Trong quá trình phân tích CFA để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với các dữ liệu dựa vào các chỉ số sau:

- Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích Hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index) Chỉ số Tucker & Lewis (TLI_ Tucker & Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).

Việc kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu được thực hiện thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Việc sử dụng phương pháp này cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập từng phần hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc. Các chỉ số kiểm định mô hình SEM tương tự như CFA đã trình bày phần trên.

2.5.5. Phân tích phương sai (Anova)

Phân tích phương sai (Anova) dùng để phân tích sự khác biệt về trung bình trong đánh giá theo tiêu chí nào đó như: đánh giá tác động có sự khác biệt giữa nhóm học sinh có đặc trưng khác nhau. Kiểm định sự trung bình giữa các nhóm dựa trên cơ sở chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết với:

Ui=U2= ...=un

Bằng cánh so sánh: MSG/MSW với Fk-1 n-ka

Trong đó: + MSG là phương sai trong một nhóm (Within-group mean squares) + MSW là phương sai giữa các nhóm (Between-group mean squares)

Kiểm định sâu ANOVA để chỉ ra sự khác nhau cụ thể giữa các nhóm nào ta dùng kiểm định Tukey Test. Trường hợp phương sai không đồng đều giữa các nhóm ta dùng kiểm định Kruskal-Wallis.

2.6. Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu2.6.1. Tình hình chung 2.6.1. Tình hình chung

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 25 trung tâm KTTH.HN. Tổng số bộ môn công nghệ và dạy nghề phổ thông cấp THCS trong toàn thành phố là 1.468 giáo viên. Các giáo viên có trình độ như sau (59,6% đạt trình độ đại học và 38,1% đạt trình độ cao đẳng). Trong đó, có 70,48% có trình độ đại học SPKT và 25,3% có trình độ cao đẳng SPKT. Tuy nhiên, số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu chuyên môn (bình quân có 7 giáo viên/1 trung tâm).

Các Trung tâm KTTH.HN đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo các chủ đề, phù hợp với phân phối chương trình và đặc điểm riêng của địa phương với các hình thức như: tham quan hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa, triển lãm, tư vấn nghề nghiệp góp phần hình thành định hướng học tập cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT đồng thời giúp học sinh mở rộng hiểu biết về xã hội, góp phần xác lập đúng đắn động cơ và thái độ trong học tập.

Một số trung tâm tổ chức Hội nghị Giáo dục Hướng nghiệp như trung tâm KTTH.HN quận, huyện: quận 2, quận 7, quận 1, quận 8 ...; xử lý các bài test hướng nghiệp như quận 5; tư vấn hướng nghiệp, kế hoạch phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS như quận Tân Phú, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh; tổ chức thực hiện phần mềm Test hướng nghiệp, sử dụng website để hỗ trợ công tác quản lý và dạy học như quận Phú Nhuận.

Đối với hoạt động giáo dục nghề phổ thông, hầu hết các trường đã quan tâm hơn đến giáo dục nghề phổ thông cho học sinh, 100% học sinh THPT được học nghề phổ thông.

v ề giáo dục hướng nghiệp, hầu hết các trường trung học, các Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp đều tổ chức triển khai chương trình giáo dục hướng nghiệp với các hình thức khác như: hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo chủ đề, hội thi thuyết trình, tổ chức tham quan thực tế .R i ê n g đối với học sinh lớp 12, hầu hết các trường đã tăng cường tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

2.6.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu điều tra được triển khai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra là các em học sinh lớp 12 thuộc 10 /86 trường THPT trên địa bàn thành phố. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu theo địa bàn khảo T sát Quận Trường lớp học sinh đươc khảo sát % trong mẫu Củ Chi Phú Trung 1 40 10,1

Quận10 Nguyễn Khuyên 2 42 10,6

Quận11 Trần Quang Khải 2 50 12,6

Quận12 Thạnh Lộc 1 38 9,6

Quận6 Mạc Đĩnh Chi 1 40 10,1

Quận8 Nguyễn Thị Định 1 40 10,1

Ngô Gia Tự 1 41 10,4

Quận Phú Nhuận Hàn Thuyên 1 35 8,8

Quận Tân Bình Tân Bình 1 32 8,1

Thời gian điều tra một tháng (tháng 3 năm 2013) là thời điểm học sinh khối 12 bước vào giai đoạn làm hồ sơ đăng ký cho kỳ thi cao đẳng, đại học. Giai đoạn này học sinh phải đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của chính mình. Tổng số phiếu phát ra là 430 phiếu, số lượng phiếu thu về là 396 phiếu, tương ứng với tỉ lệ hồi đáp là trên 92 %. Phiếu điều tra được tiến hành trên địa bàn 9 quận tại 10 trường THPT của 12 lớp.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình hoạt động hướng nghiệp của học sinh tại các trường

Các hoạt động hướng nghiệp tại các trường được chia thành 4 nhóm hoạt động bao gồm: Hoạt động tư vấn nghề, hoạt động tổ chức tham quan thực tế, hoạt động tổ chức thi tìm hiểu về nghề và các hoạt động khác.

Bảng 3.1 Tỉ lệ các loại hình hướng nghiệp tại các trường THPT

Tên trường Tư vấn nghề Tham quan Thi tìm hiểu nghề

Không Có Không Có Không Có

Hàn Thuyên 28,6 71,4 80 20 82,9 17,1 MạcĐĩnh Chi 22,5 77,5 72,5 27,5 90 10 Ngô Gia Tự 61 39 36,6 63,4 92,7 7,3 Nguyên Hữu Thọ 13,2 86,8 65,8 34,2 81,6 18,4 Nguyên Khuyến 31 69 76,2 23,8 97,6 2,4 Nguyên Thị Định 7,5 92,5 62,5 37,5 82,5 17,5 Tân Bình 21,9 78,1 37,5 62,5 81,2 18,8 Thạch Lộc 39,5 60,5 60,5 39,5 78,9 21,1 Trần Quang Khải 32 68 76 24 86 14 Trung Lập 12,5 87,5 77,5 22,5 92,5 7,5

Hoạt động tư vấn nghề: Ở tất cả các trường đều tổ chức hoạt động này với tỉ lệ thu hút học sinh tham gia ở mức độ khác nhau. Kết quả ở bảng trên cho thấy ở trường THPT Nguyễn Thị Định có tỉ lệ học sinh tham gia cao nhất đạt 92,5%. Ở trường THPT Ngô Gia Tự thấp nhất với 39% số học sinh tham gia vào hoạt động tư vấn nghề. Như vậy, có sự chênh lệch khá lớn giữa trường có tỉ lệ học sinh tham gia cao nhất với trường có tỉ lệ học sinh tham gia ít nhất (53,5%). Đối với các trường còn lại thì mức độ thu hút học sinh tham gia ở hoạt động tư vấn nghề trung bình khá cao đạt 73,0%. Sự chênh lệch về mức độ tham gia vào hoạt động tư vấn nghề của học sinh giữa các trường có thể do sự khác nhau về cách thức tổ chức của mỗi trường, hình thức tuyên truyền và hiệu quả của hoạt động tư vấn của từng trường tác động lên học sinh

Hoạt động tổ chức tham quan thực tế: Kết quả điều tra cho thấy tất cả các trường đều tổ chức hoạt động tham quan thực tế. Tuy nhiên, mức độ thu hút sự tham gia của học sinh chưa cao chỉ đạt 35,5%. Đối với giữa các trường tỉ lệ tham gia của

học sinh cũng có sự khác biệt: trường THPT Ngô Gia Tự đạt hiệu quả cao nhất là 63,4%, trường THPT Hàn Thuyên có tỉ lệ học sinh tham gia rất thấp chỉ đạt 20%.

H oạt động thi tìm hiểu nghề: Ở các trường đều triển khai các cuộc thi tìm hiểu về nghề cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ tham gia của học sinh đối với hoạt động này rất thấp chỉ đạt trung bình 13,4%. Điều này có thể thấy hiệu quả của hoạt động tìm hiểu về nghề không cao và chưa thực sự thu hút được sự chú ý của học sinh.

Hoạt động khác: Ngoài 3 hoạt động được triển khai tổ chức ở trên, đa số các trường không tổ chức thêm các hoạt động hướng nghiệp nào khác. Riêng trường THPT Hàn Thuyên có tổ chức và tỉ lệ học sinh tham gia cũng rất thấp chỉ đạt 2,9%.

Như vậy, kết quả điều tra khảo sát tiến hành ở 10 trường cho thấy tất cả các trường đều có tổ chức các hoạt động hướng nghiệp với hình thức khác nhau cho các em học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả và mức độ thu hút của từng hoạt động đến học sinh ở các trường có sự khác biệt.

3.2. Mối liên hệ của học lực đến quyết định sau khi tốt nghiệp THPT

Sự tương quan giữa học lực và việc xác định hướng đi sau khi tố nghiệp THPT phần nào phản ánh được hiệu quả của quá trình định hướng nghề nghiệp. Theo nguyên lý hướng nghiệp thì phải có sự tương thích giữa năng lực và đặc thù công việc. Kết quả điều tra khảo sát sẽ cho ta thấy được mối tương quan này:

Hình 3.1 Lựa chọn sau tốt nghiệp

Lựa chọn sau tốt nghiệp theo học lực

H G iỏ i H Khá M T ru n g bình H Yêu 128

Đi làm Học nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học

Theo hình 3.1 cho thấy có sự khác nhau trong việc lựa chọn các phương án nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp và sự phân hóa theo trình độ học lực. Kết quả lựa chọn

phương án sau khi tốt nghiệp cho thấy đa số học sinh lựa chọn thi vào các trường đại học (69%), tiếp đến là sự lựa chọn thi vào các trường cao đẳng chiếm tỉ lệ khá cao là (24%). Các phương án lựa chọn theo học trung cấp, học nghề và đi làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp.

Kết quả xếp loại học lực cho thấy phần lớn học sinh có học lực trung bình (59%) và học lực khá (30%), tỉ lệ học sinh có học lực giỏi chiếm rất thấp (2%). Điều này đã phản ánh đúng thực tế hiện nay phần lớn tâm lý học sinh muốn theo học tại các đại học và cao đẳng. Qua đó phản ánh các học sinh chưa có được những nhận thức đúng đắn về định hướng nghề nghiệp dẫn đến việc đưa ra quyết định chưa có sự phân luồng phù hợp với năng lực của bản thân và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Kết quả của việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp: theo trình độ học lực được thể hiện dưới đây:

Bảng 3.2 Lựa chọn sau khi thi tốt nghiệp của học sinh theo học lực9 • • 9 « 1 • • •

(đơn vị: %)

Phương án lựa chọn

Lưa chon sau khi tốt nghiệp

Đi làm Học nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Khác Học lực Giỏi 0,0 0,0 0,0 0,0 2,8 0,0 Khá 25,0 12,5 15,4 12,2 37,4 0,0 Trung bình 50,0 75,0 61,5 80,5 52,0 100,0 Yếu 25,0 12,5 23,1 7,3 7,7 0,0

Đối với phương án đi làm ngay sau khi tốt nghiệp: Nhóm học sinh có học lực trung bình lựa chọn chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), học sinh có học lực khá và học lực yếu đều có tỉ lệ là 25%, đối tượng học sinh có học lực giỏi thì không lựa chọn đến phương án này. Qua kết quả cho thấy học sinh phần nào nhận thức được đúng đắn năng lực và khả năng của bản thân.

Phương án học nghề sau khi tốt nghiệp cho thấy có sự phân hóa rất khác biệt giữa các nhóm học sinh theo kết quả học lực: Có 75% học sinh trung bình lựa chọn hướng học nghề sau khi tốt nghiệp, trong khi đó sự lựa chọn này ở nhóm học sinh có học lực khá và yếu đều là 12,5%, nhóm học sinh có học lựa giỏi các em không lựa chọn phương án này.

Phương án chọn theo học trung cấp thì nhóm học sinh trung bình có tỉ lệ lựa chọn cao nhất (61,5%), tiếp đến là nhóm học sinh có học lựa yếu là 23,1%, học lực khá lựa chọn phương án này chiếm 15,4%, nhóm học sinh có học lực giỏi không lựa chọn phương án này.

Phương án lựa chọn học cao đẳng nhìn chung cũng có hướng phân hóa tương tự như đối với ở 3 lựa chọn trên. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy ở phương án này nhóm học sinh trung bình lựa chọn chiếm tỉ lệ rất cao lên tới 80,5%, nhóm học lực khá lựa chọn 12,2%, nhóm có học lực yếu chỉ chiếm tỉ lệ 7,3%. Học lực giỏi các em không lựa chọn phương án này.

Phương án theo học tại các trường đại học sau khi tốt nghiệp đều được đa số các nhóm học sinh lựa chọn. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm học sinh có học lực trung bình(52%), tiếp đến là nhóm có học lực khá (37,4%), học sinh có học lực yếu là (7,7%) và 2,8% học sinh có học lực giỏi lựa chọn phương án này.

Sử dụng kiểm định chi -Square để kiểm định kết quả cho thấy như sau:

Kiểm định Pearson Chi-Square

Học lực

Lựa chọn sau tốt Chi-square

nghiệp Df

Sig,

31,489 12 0Q2',a,b

Kết quả kiểm định Chi-Square cho giá trị độ tin cậy sig. = 0,00 < 0,05 do vậy có thể kết luận có sự khác nhau trong việc lựa chọn phương án sau khi tốt nghiệp theo trình độ học lực.

3.3 Mối liên hệ của điều kiện gia đình đến việc lựa chọn nghề của học sinh• • 9 • • • 9 •

Trong nghiên cứu của mình tác giả đề xuất 8 lí do có khả năng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định chọn nghề của học sinh.

C ơ cấu phân theo lí do chọn nghề

■ Giống nhóm bạn ■ Truyền thống GĐ ■ Khả năng trả học phí ■ Danh tiếng của nghề ■ Dễ xin việc

■ Thu nhập cao ■ Phù họp khả năng

■ Khác

Để kiểm tra xem có sự khác biệt trong việc đưa ra lí do chọn nghề hay không tác giả sử dụng kiểm định Chi - Square.

Kiểm định tỉ lệ

Hình 3.2 Cơ cấu học sinh theo lí do chọn nghề

Lí do chọn nghề

Chi-Square 1137,567a

Df 7

Asymp, Sig, ,000

Bảng kết quả cho giá trị Chi - square =1137,56 , giá trị độ tin cậy sig = 0,00 < 0,05. Như vậy có thể kết luận có sự khác biệt theo lí do chọn nghề của các học sinh.

3.3.1. Thu nhập gia đình

Ảnh hưởng của thu nhập gia đình đến các lí do chọn nghề của học sinh được thể hiện ở kết quả dưới đây:

Hình 3.3 Phân bổ lí do chọn nghề theo thu nhập

Kiểm định Pearson Chi-Square

thunhapGD

Lí do chọn nghề Chi-square 25,743

Df 21

Sig, ,216a,b

Dựa vào biểu đồ hình 3.3 cho thấy ở cả 3 nhóm học sinh có điều kiện thu nhập gia đình ở mức độ khác nhau nhưng các em đều chọn nghề vì lí do phù hợp với khả năng của bản thân với tỉ lệ lựa chọn trên 60%. Kết hợp với kết quả phân tích Chi - Square cho giá trị sig = 0,21 >0,05. Như vậy có thể kết luận rằng điều kiện thu nhập gia đình không ảnh hưởng đến lí do chọn nghề của học sinh.

3.3.2. Học vấn của cha mẹ

Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của cha mẹ tác động đến các lí do chọn nghề như sau:

Bảng 3.3 Tỉ lệ lí do chọn nghề theo học vấn của mẹ

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 36 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)