Nhân tố độc lập

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 49 - 51)

7. Phạm vi, thời gian khảo sá t

3.4.1.Nhân tố độc lập

Mô hình nghiên cứu ban đầu có 3 nhóm định lượng với 19 biến tiềm năng kỳ vọng ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của các em học sinh. Sau khi khảo sát, phân tích nhân tố cho 19 biến độc lập bằng phương pháp Principal Component Analysis và phép xoay Varimax with Kaiser Normalization. Kết quả chạy phân tích nhân tố lần một cho thấy biến BB1 có hệ số tải là 0,49< 0,5 không đạt yêu cầu nên bị loại. Kết quả chạy lần 2 sau khi bỏ biến BB1 (Phụ lục)

Bảng 3.6 Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 NT1 ,597 NT2 ,737 NT3 ,786 NT4 ,767 NT5 ,770 NT6 ,730 NT7 ,698 GD1 ,599 GD2 ,590 GD3 ,716 GD4 ,633 GD5 ,805 GD6 ,773 BB2 ,743 BB3 ,771 BB4 ,750 BB5 ,565 BB6 ,526

Hệ số K M O1 là 0,84 (>0,5) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett's có sig = 0,00 <0,05 đạt độ tin cậy với mức ý nghĩa cho phép. Kết quả ở bảng trên cho thấy có 4 nhân tố mới được rút ra sau khi tiến hành rút trích nhân tố. Phương sai rút trích tích lũy là 57,86 điều này phản ánh 4 nhân tố mới giải thích được 57,8% biến thiên của dữ liệu.

Các chỉ số trong bảng Rotated Component Matrix thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố >0,5 đã thỏa điều kiện.

Như vậy, sau khi bỏ biến BB1 rồi tiến hành chạy phân tích nhân tố lại kết quả ở bảng Rotated Component Matrix cho thấy hình thành 4 nhân tố đại diện cho các biến gốc như sau: Thang đo nhà trường và thang đo bạn bè giống như giả thuyết ban đầu. - Thang đo về nhân tố nhà trường: NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7 - Thang đo bạn bè: BB2, BB3, BB4, BB5, BB6

Qua phân tích nhân tố thang đo gia đình được tách thành 2 nhóm nhân tố mới riêng biệt là:

GĐ1 Gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong học tập

GĐ2 Gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em tiếp xúc với các hoạt động xã hội

Dựa vào nội dung của 2 nhận định về GĐ1 và GĐ2 tác giả đề xuất tên của nhân tố mới là:

- Gia đình tạo điều kiện gồm 2 biến tiềm năng: GĐ1, GĐ2, Nội dung của 2 nhận định GĐ1 và GĐ2 phản ánh mức độ tạo điều kiện của từng gia đình đối với các em trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài. Tùy vào từng điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi gia đình khác nhau có thể ảnh hưởng đến mức độ đầu tư cho con cái trong học tập và cho hoạt động xã hội.

1 Trị số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn

GĐ3 Các thành viên trong gia đình thường xuyên trò chuyện với em về học tập GĐ4 Nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình là tâm gương đê em tham

khảo cho việc chọn nghề của mình

GĐ5 Gia đình đã đưa ra lời khuyên bổ ích giúp các em lựa chọn nghề nghiệp GĐ6 Gia đình đã đưa ra các phương án nghề nghiệp đê em lựa chọn

Căn cứ vào nội dung của các nhận định GĐ3, GĐ4, GĐ5, GĐ6 tác giả đề xuất tên của nhân tố mới là:

- Gia đình hướng nghiệp gồm 4 biến tiềm năng: GĐ3, GĐ4, GĐ5, GĐ6. Nội dung của 4 nhóm nhận định này đề cập đến mức độ trò chuyện, mức độ ảnh hưởng của các thành viên và mức độ can thiệp đến việc chọn nghề của các em. Nhân tố gia đình hướng nghiệp phản ánh sự quan tâm, kết nối và mức độ định hướng nghề nghiệp của gia đình đến việc chọn nghề của học sinh.

Như vậy, giả thuyết H1: nhân tố gia đình tác động tích cực lên nhận thức hướng nghiệp của học sinh được tách thành 2 giả thuyết:

- Giả thuyết H1.1 Gia đình tạo điều kiện tác động tích cực lên nhận thức nghề nghiệp của học sinh.

- Giả thuyết H1.2 Gia đình hướng nghiệp tác động tích cực lên nhận thức nghề nghiệp của học sinh.

Giả thuyết H4: nhân tố gia đình tác động tích cực lên hành vi chọn nghề của học sinh

được tách thành 2 giả thuyết:

- Giả thuyết H4.1 Gia đình tạo điều kiện tác động tích cực lên hành vi chọn nghề của học sinh.

- Giả thuyết H4.2 Gia đình hướng nghiệp tác động tích cực lên hành vi chọn nghề của học sinh.

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 49 - 51)