Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 29 - 90)

7. Phạm vi, thời gian khảo sá t

2.1. Quy trình nghiên cứu

nghiệp

ĩ ĩ

2 /y T Á ______ f 1 » Ậ __ __________________________

.2. Lây ý kiến giáo viên

Để đo lường và kiểm định giả thuyết nghiên cứu, cần phải lượng hóa các nhân tố tác động và chuyển thành câu hỏi để tiến hành điều tra. Để xác định các yếu tố quan trọng của từng nhân tố được lựa chọn tác giả đã tiến hành thảo luận để lấy ý kiến của 5 giáo viên trường THPT Trần Quang Khải (bao gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó, 1 tổ trưởng chuyên môn, 1 khối trưởng chủ nhiệm khối 12)

Sau khi tổng hợp lại những ý kiến của các chuyên gia tác giả xác định lại các ý kiến trọng tâm và giới hạn lại các tiêu chí đo lường. Các chuyên gia đã thảo luận về những nội dung sau:

- Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố: nhà trường, gia đình, bạn bè lên định hướng nghề nghiệp của học sinh bằng cách gì ?

- Đề xuất các chỉ tiêu đo lường tác động lên hoạt động định hướng nghề nghiệp theo từng nhóm nhân tố: gia đình, bạn bè và nhà trường ?

- Đề xuất các phương pháp phù hợp để đo lường các chỉ tiêu trên ?

- Đưa ra các quan điểm nhằm tăng cường định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất với đối tượng học sinh trung học phổ thông ?

2.2.1. Kết quả thảo luận về tiêu chí đánh giá của thang đo

> Mức độ đầu tư vật chất cho việc học tập bao gồm : - Các khoản học phí cho học tập

- Sách vở, học thêm

- Khả năng tham gia tiếp cận với hoạt động thực tế - Điều kiện sống, chi phí cá nhân và các chi phí kh ác.... > Mức độ quan tâm về tinh thần

- Nhận thức của cha mẹ

- Quan điểm của sống của cha mẹ - Gương mẫu để các em học hỏi - Cách thể hiện sự quan tâm

- Mức độ trò chuyện, trao đổi của cha mẹ đối với các em.

Vào một buổi chiều thứ bảy tôi phỏng vấn cô : Lê thị Ngoan (giáo viên công dân TTHPT Trần Quang Khải. Nội dung trả lời như sau :

> Đặc điểm của nhóm bạn chơi - Số lượng bạn chơi thân

- Vấn đề quan tâm chính của nhóm bạn chơi

- Thời gian trò chuyện của các em đối với nhóm bạn thân > Hình thức tương tác với nhóm bạn thân

- Hình thức trao đổi gián tiếp - Hình thức trao đổi trực tiếp

Các chỉ báo của yếu tố nhà trường. Dựa trên các trả lời các ý kiến được tổng hợp dưới đây (đã lược bỏ ý tưởng trùng lắp):

> Tổ chức hoạt động dạy hướng nghiệp

- Phương pháp truyền đạt của giáo viên - Nội dung hướng nghiệp

- Thời gian đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp - Mức độ trao đổi giữa giáo viên và học sinh - Hình thức trao đổi về các nội dung hướng nghiệp - Mức độ thu hút sự tham gia của học sinh

> Tổ chức hoạt động tham quan thực tế hướng nghiệp - Số lần tổ chức tham quan

- Mức độ phong phú của chương trình - Mức độ thu hút sự tham gia của học sinh

- Khả năng kết nối giữa thực tế và kiến thức cho học sinh > Tư vấn hướng nghiệp

- Mức độ thu hút sự tham gia của học sinh

- Mức độ đáp ứng các nhu cầu cần được tư vấn của học sinh - Hình thức tư vấn

Vào một sáng thứ hai tôi phỏng vấn cô : Trần Thị Hồng (giáo viên thể dục TTHPT Trần Quang Khải. Nội dung trả lời như sau :

> Động cơ của việc chọn nghề của học sinh - Vì nghề nghiệp có mức lương cao

- Vì khả năng dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp - Vì phải kế nghiệp truyền thống gia đình

- Vì nguyện vọng của các thành viên trong gia đình - Vì phù hợp với sở thích, năng khiếu của bản thân - Vì phù hợp khả năng chi trả học phí của gia đình - Vì để giống một thần tượng, hoặc nhóm bạn chơi thân.

> Ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp

- Về nhận thức : cung cấp cho học sinh thông tin về các loại hình nghề nghiệp, giúp học sinh xác định được khả năng của bản thân để đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp đúng đắn.

- Về hành vi : Những hành động cụ thể để chuẩn bị cho việc học tập, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành nghề lựa chọn.

> Tiến trình định hướng

- Học sinh chưa chọn được được nghề nghiệp cụ thể

- Học sinh đã chọn được nghề phù hợp và duy trì lựa chọn đó. - Học sinh đã chọn được nghề nhưng lại muốn thay đổi

> Kết quả của quá trình định hướng nghề nghiệp - Củng cố định hướng nghề nghiệp - Thay đổi định hướng nghề nghiệp

- Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mỗi học sinh.

2.2.2. Kết quả thảo luận về phương pháp đo lường tiêu chí

Sau khi thảo luận và xây dựng xong các tiêu chí đánh giá cho từng thang đo, tác giả đề xuất phương pháp dùng để đo lường các tiêu chí như sau:

- Đo lường các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân, hoàn cảnh gia đình - Đo lường cảm nhận của học sinh đối với các tác động :

s Các yếu tố bên ngoài : nhà trường, gia đình, bạn bè

s Các yếu tố bên trong : nhận thức, hành vi

- Sử dụng thang đo likert năm cấp độ đo lường cảm nhận các tiêu chí tác động

2.3. Xây dựng các chỉ báo của thang đo

Thang đo là phương tiện quan trọng để đo lường được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học, là phương tiện cho việc thu thập thông tin dưới dạng trả lời các phương án trong bảng hỏi. Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của thang đo là phải xây dựng được hệ thống các chỉ báo phù hợp với nội dung của đề tài nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc phân nhóm thống kê phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Dựa vào kết quả của việc lấy ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng các chỉ báo để đo lường mức ảnh hưởng của các nhóm nhân tố gia đình, bạn bè và nhà trường lên hiệu quả định hướng nghề nghiệp của học sinh như sau:

2.3.1. Thang đo tác động của gia đình

GĐ 1 Gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, đầy đủ cho các em trong học thọc tập GĐ 2 Gia đình đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với các hoạt động xã hội (ngoài

học tập)

GĐ 3 Các thành viên trong gia đình thường xuyên trò chuyện với em về học tập GĐ 4 Nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình là tấm gương để em tham

khảo cho việc chọn nghề của mình

GĐ 5 Gia đình đã đưa ra lời khuyên bổ ích giúp các em lựa chọn nghề nghiệp GĐ 6 Gia đình đã đưa ra các phương án nghề nghiệp để em lựa chọn

2.3.2. Thang đo tác động của nhà trường

NT 1 Nhà trường đã tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thường xuyên để củng cố định hướng nghề nghiệp cho em

NT 2 Nhà trường đã lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào nhiều hoạt động khác nhau

NT 3 Các hoạt động hướng nghiệp có tính thực tế cao phù hợp với nghề nghiệp mà các em học sinh quan tâm

NT 4 Thầy cô đã tạo hứng thú, thu hút được sự quan tâm của các em về việc tìm hiểu công việc trong tương lai

NT 5 Thầy cô đã giúp em hình dung được hệ thống nghề nghiệp trong thực tế NT 6 Thầy cô đã giúp em xác định được khả năng của bản thân để lựa chọn được

nghề nghiệp phù hợp

NT 7 Thầy cô đã lăng nghe và chia sẻ với các em những khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

2.3.3 Thang đo tác động của bạn bè

BB 1 Em thấy bạn bè đa phần có các dự tính, chuẩn bị đúng đăn về nghề nghiệp BB 2 Em và bạn bè hay bàn luận các dự tính về nghề nghiệp tương lai của nhau BB 3 Em và bạn bè dễ dàng chia sẻ quan điểm của mình trong lựa chọn nghề

nghiệp

BB 4 Em đã nhận được lời khuyên về nghề nghiệp từ bạn bè

BB 5 Em đã đưa ra lời khuyên giúp bạn bè về lựa chọn nghề nghiệp

2.3.4 Thang đo định hướng nghề nghiệp của học sinhTự đánh giá về nhận thức Tự đánh giá về nhận thức

TNT 1 Em nhận thấy việc lựa chọn nghề nghiệp là rất quan trọng cho tương lai của bản thân

TNT 2 Em đã tích lũy đủ thông tin để lựa chọn nghề nghiệp

TNT 3 Em nghĩ quyết định cuối cùng trong việc chọn nghề là chính bản thân TNT 4 Em tin tưởng lựa chọn nghề nghiệp của mình là hoàn toàn đúng đắn

Tự đánh giá về hành vi

HV 1 Em đã có một số hành động chuẩn bị môn học cho việc tiếp cận nghề trong tương lai

HV 2 Em đã có một số hành động tham gia tìm hiểu thực tế việc tiếp cận nghề trong tương lai

HV 3 Em đã thu thập một số thông tin về trường (hoặc tổ chức tuyển dụng)

HV 4 Em đã có một số hành động chuẩn bị hồ sơ thông tin cho việc tuyển sinh (hoặc xin việc)

HV 5 Em chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu của thi tuyển (trường học, tổ chức tuyển dụng)

2.4. Cấu trúc nhân tố của công cụ đo

Sau khi tìm hiểu cơ sở lý luận và xây dựng được mô hình nghiên cứu, tác giả hệ thống lại các thang đo nghiên cứu để tiến hành thiết kế bảng hỏi.

Bảng 2.1 Cấu trúc nhân tố của công cụ đo

STT Khái niệm Số biến quan sát Thang đo

Phần I: Các nhân tố tác động đến định hướng nghề nghiệp

1 Nhân tố nhà trường 7 Likert 5 mức độ

2 Nhân tố gia đình 6 Likert 5 mức độ

3 Nhân tố bạn bè 6 Likert 5 mức độ

4 Nhân tố nhận thức 4 Likert 5 mức độ

5 Nhân tố hành vi 5 Likert 5 mức độ

Phần II: Thông tin về đối tượng khảo sát

6 Đặc điểm cá nhân 7 Định danh & thứ bậc

7 Đặc điểm gia đình 3 Định danh & thứ bậc

Dựa vào cấu trúc của bảng hỏi tác giả từng bước hoàn thiện bảng hỏi theo hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia dựa trên cấu trúc của thang đo, tiến hành thu thập, chuẩn bị những tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tác giả bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện bảng câu hỏi. Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi, tác giả tổ chức khảo sát thử nghiệm với 30 học sinh, sau đó hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi lần cuối trước khi tiến hành điều tra chính thức.

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng xử lí các dữ liệu thu được từ quá trình điều tra làm cơ sở để đánh giá thang đo, kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch với phần mềm SPSS for Window 16 và phần mềm Amos 16. Sau đó tiến hành xử lí số liệu theo các bước sau:

2.5.1. Lập bảng tần xuất

Bảng tần xuất dùng tóm tắt đặc điểm các nhân tố cá nhân của mẫu như: trường học, trình độ của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, các lí do chọn nghề ... để thực hiện phân nhóm theo đặc điểm của đối tượng.

2.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis)

Đầu tiên tiến hành kiểm định cấu trúc thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá các tham số được sử dụng:

- Trị số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.

- Nhân số (Factor score) là bảng ma trận thể hiện nhân tố mới được nhóm lại từ các biến gốc. Nhân tố mới này làm đại diên cho một tập biến gốc mà nó giải thích với mục đích làm gọn dữ liệu phục cho các phân tích hồi qui tiếp theo. Công thức tính:

F1 = Wi1*X1 + Wi2*X2 + ... + Wik*Xk

Với F là nhân tố, W là trọng số và X là biến gốc

Trong nghiên cứu giá trị nhân tố được thực hiện tự động và ma trận hệ số được trình bày trong bảng Component Score Coeficent Matrix.

2.5.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Hệ số alpha của Cronbach là phép kiểm định về mức độ chặt chẽ về các mục hỏi tương quan với nhau. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến không tương quan trong quá trình nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha.

Công thức của hệ số Cronbach alpha là:

a = Np/(1 + p(N - 1))

Trong đó p là hệ số tương quan giữa các mục hỏi, N là số mục hỏi

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

2.5.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA), SEM

Sau khi tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha tác giả tiếp tục kiểm định lại các thang đo thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis). Việc thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm mục đích kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường đồng thời đánh giá lại các thang đo.

Trong quá trình phân tích CFA để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với các dữ liệu dựa vào các chỉ số sau:

- Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích Hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index) Chỉ số Tucker & Lewis (TLI_ Tucker & Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).

Việc kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu được thực hiện thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Việc sử dụng phương pháp này cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập từng phần hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc. Các chỉ số kiểm định mô hình SEM tương tự như CFA đã trình bày phần trên.

2.5.5. Phân tích phương sai (Anova)

Phân tích phương sai (Anova) dùng để phân tích sự khác biệt về trung bình trong đánh giá theo tiêu chí nào đó như: đánh giá tác động có sự khác biệt giữa nhóm học sinh có đặc trưng khác nhau. Kiểm định sự trung bình giữa các nhóm dựa trên cơ sở chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết với:

Ui=U2= ...=un

Bằng cánh so sánh: MSG/MSW với Fk-1 n-ka

Trong đó: + MSG là phương sai trong một nhóm (Within-group mean squares) + MSW là phương sai giữa các nhóm (Between-group mean squares)

Kiểm định sâu ANOVA để chỉ ra sự khác nhau cụ thể giữa các nhóm nào ta dùng kiểm định Tukey Test. Trường hợp phương sai không đồng đều giữa các nhóm ta dùng kiểm định Kruskal-Wallis.

2.6. Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu2.6.1. Tình hình chung 2.6.1. Tình hình chung

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 29 - 90)