Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT đến việc chọn nghề

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 25 - 90)

7. Phạm vi, thời gian khảo sá t

1.3.4. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT đến việc chọn nghề

1.3.4.1. Đặc điểm hoạt động học tập

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của học sinh. Sự phát triển và hình thành nhân cách của học sinh chịu sự tác động của đồng thời các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội. Hoạt động học tập ở giai đoạn này đòi hỏi học sinh phát huy tính tích cực, tính năng động cao. Vì vậy ở giai đoạn này tư duy lí luận của học sinh được phát huy rõ nét, đã hình thành

hứng thú học tập đối với các môn học, lĩnh vực kiến thức khác nhau từ đó giúp hình thành hứng thú học tập cho từng lĩnh vực, là cơ sở nền tảng để các em lựa chọn nghề nghiệp sau này.

Việc hình thành hứng thú học tập ngày càng được thúc đẩy và bồi dưỡng bởi động cơ mang ý nghĩa thực tiễn từ đó ở các học sinh hình thành xu hướng học thiên lệch về một số môn nào đó. Ở giai đoạn phát triển của lứa tuổi này học sinh có xu hướng giao tiếp hình thành từng nhóm bạn khác nhau vì vậy bạn bè cũng sẽ những ảnh hưởng nhất định đối với các quyết định của bản thân. Hoạt động lao động tập thể có vài trò ảnh hưởng lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. (Tâm lí học, 1993, trg. 24)

Ý thức thái độ đối với việc học tập của các học sinh ngày càng phát triển cao, học sinh bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với các môn học. Từ đó hình thành hứng thú học tập mới gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp, nên hứng thú mang tính đa dạng sâu sắc hơn. Thái độ của học sinh đối với việc học tập cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt, các học sinh ý thức được mình đang đứng trước ngưỡng cưa cuộc đời, thái độ ý thức học tập được tăng lên mạnh mẽ. Việc học tập lúc này đối với các học sinh mang ý nghĩa sống còn trực tiếp, bản thân đã ý thức được rõ ràng cần phải có vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để có thể tham gia lựa chọn ngành nghề cho tương lai của chính mình. Ở lứa tuổi này cũng đã hình thành hứng thú ổn định đối với một số môn học cụ thể đặc trưng từ đó đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng tìm hiểu sâu vào một lĩnh vực cụ thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng lực của bản thân, giúp cho học sinh có thể có những định hướng cơ bản trong việc lựa chọn ngành nghề.

1.3.4.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ, tính chủ định được phát triển mạnh ở các quá trình nhận thức. Trí nhớ của học sinh THPT phát triển một cách rõ rệt, tính chọn lọc của ghi nhớ được thể hiện khá rõ ràng. Học sinh biết sắp xếp tài liệu học tập một cách rõ ràng, theo một trật tự mới ghi nhớ có chọn lọc, có hệ thống. Hoạt động tư duy ở giai đoạn này cũng phát triển mạnh do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, đồng thời do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh có sự thay đổi rất nhiều về chất.về khả

năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng ở mỗi học sinh hình thành một cách độc lập sáng tạo hơn, tính chặt chẽ nhất quán của tư duy được thể hiện ở chỗ các em biết phân biệt các khái niệm, tính xác thực, tính nghi ngờ của tri thức, đưa ra các phán đoán có suy nghĩ và có thái độ khi phán đoán.

Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa phát triển cao giúp học sinh có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Nhìn chung, ở giai đoạn này tư duy của học sinh phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Do vậy, học sinh có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn tồn tại một nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. Vì vậy, các em cần được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, của gia đình để có thể phát triển tư duy một cách độc lập để phân tích đánh giá sự việc một cách sâu sắc và toàn diện hơn và có thể tự rút ra những kết luận đúng đắn. Đối với học sinh lớp 12, yêu cầu của nội dung, tính chất của chương trình học ngày càng phức tạp hơn đòi hỏi các em phải nắm vững được các kỹ năng tư duy độc lập và phải biết phát huy khả năng tự học. (Tâm lí học, 1993, trg. 25)

Tuy nhiên, một thực tế là số lượng học sinh của Việt Nam có thể đạt được đến mức độ tư duy như trên còn rất hạn chế. Phần lớn các em chưa phát huy được khả năng độc lập của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính, hoặc thiên về tái hiện tư tưởng phụ thuộc nhiều vào các nhận thức của người khác. Do đó, để có thể giúp các em phát triển và có được khả năng tư duy sâu sắc hoàn thiện hơn đòi hỏi phải có sự giúp đỡ, vai trò rất quan trọng của nhà trường, gia đình.

I.3.4.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT

Đối với học sinh THPT ở giai đoạn này các học sinh đã hình thành sự tự ý thức có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của bản thân. Quá trình tự ý thức được thể hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình dựa theo các chuẩn mực xã hội, theo các quan điểm về cuộc sống. Học sinh đã bước đầu có nhận thức về thế giới xung quanh, đánh giá về đặc điểm nhân cách, cũng như khả năng của chính mình một cách độc lập, các em có nhu cầu muốn được thể hiện và tự khẳng định mình. Vì vậy đối với lứa tuổi này cần thiết phải có sự định

hướng của người lớn xung quanh trong cuộc sống, cách suy nghĩ và trong việc định hình con đường lựa chọn cho tương lai.

Trong mối quan hệ với gia đình ở lứa tuổi này học sinh có rất nhiều sự thay đổi, đối với cha mẹ các em mong muốn được thể hiện mình, được đối xử bình đẳng và tự lập. Điều này được thể hiện ở sự tự lập về hành vi, về tình cảm và về giá trị đạo đức...Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh không hiểu được các đặc điểm này ở các em sẽ dẫn đến sự xung đột giữa các thế hệ vô tình hình thành nên những khoảng cách.

Đối với gia đình và nhà trường luôn phải có sự quan tâm giúp đỡ các em, một mặt chú ý lằng nghe ý kiến của các em mặt khác phải giúp các em hình thành được thế giới quan từ đó giúp các em có cái nhìn sâu sắc, đứng đắn và toàn diện hơn. Ở lứa tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, lý tưởng gắn liền với ước mơ và hoài bão muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, mong muốn được khẳng định bản thân. Đối với học sinh ở lứa tuổi này thì quan hệ và ảnh hưởng của bạn bè có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ ra rằng bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đối với lứa tuổi học sinh THPT những suy nghĩ, hành động của các em thường chịu sự chi phối từ nhóm bạn.

1.3.4.4. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp

Đối với học sinh lớp 12 hầu hết các em đã hình thành những suy nghĩ lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân, các em nhận ra rằng cuộc sống tương lai của mình phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn nghề nghiệp của ngày hôm nay.Tuy nhiên, sự hiểu biết về nhu cầu nghề nghiệp của các em còn rất phiến diện và chưa đầy đủ đa số các em đều muốn thi vào các trường đại học mà chưa cân nhắc đến năng lực các tố chất của cá nhân hoặc việc quyết định ngành nghề chỉ đơn thuần là theo xu hướng của nhóm bạn. Các em chưa có sự cân nhắc kỹ lưỡng về một quyết định rất quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của chính mình. Để giúp các em trong vấn đề này, một trong những phương pháp được quan tâm hiện nay là việc đầu tư vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho đối tượng học sinh THPT, nhằm giúp các em lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội.

Chương 2

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về thứ tự và tiến trình thực hiện các công việc trong nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghềnghiệp nghiệp

ĩ ĩ

2 /y T Á ______ f 1 » Ậ __ __________________________

.2. Lây ý kiến giáo viên

Để đo lường và kiểm định giả thuyết nghiên cứu, cần phải lượng hóa các nhân tố tác động và chuyển thành câu hỏi để tiến hành điều tra. Để xác định các yếu tố quan trọng của từng nhân tố được lựa chọn tác giả đã tiến hành thảo luận để lấy ý kiến của 5 giáo viên trường THPT Trần Quang Khải (bao gồm 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó, 1 tổ trưởng chuyên môn, 1 khối trưởng chủ nhiệm khối 12)

Sau khi tổng hợp lại những ý kiến của các chuyên gia tác giả xác định lại các ý kiến trọng tâm và giới hạn lại các tiêu chí đo lường. Các chuyên gia đã thảo luận về những nội dung sau:

- Đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố: nhà trường, gia đình, bạn bè lên định hướng nghề nghiệp của học sinh bằng cách gì ?

- Đề xuất các chỉ tiêu đo lường tác động lên hoạt động định hướng nghề nghiệp theo từng nhóm nhân tố: gia đình, bạn bè và nhà trường ?

- Đề xuất các phương pháp phù hợp để đo lường các chỉ tiêu trên ?

- Đưa ra các quan điểm nhằm tăng cường định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất với đối tượng học sinh trung học phổ thông ?

2.2.1. Kết quả thảo luận về tiêu chí đánh giá của thang đo

> Mức độ đầu tư vật chất cho việc học tập bao gồm : - Các khoản học phí cho học tập

- Sách vở, học thêm

- Khả năng tham gia tiếp cận với hoạt động thực tế - Điều kiện sống, chi phí cá nhân và các chi phí kh ác.... > Mức độ quan tâm về tinh thần

- Nhận thức của cha mẹ

- Quan điểm của sống của cha mẹ - Gương mẫu để các em học hỏi - Cách thể hiện sự quan tâm

- Mức độ trò chuyện, trao đổi của cha mẹ đối với các em.

Vào một buổi chiều thứ bảy tôi phỏng vấn cô : Lê thị Ngoan (giáo viên công dân TTHPT Trần Quang Khải. Nội dung trả lời như sau :

> Đặc điểm của nhóm bạn chơi - Số lượng bạn chơi thân

- Vấn đề quan tâm chính của nhóm bạn chơi

- Thời gian trò chuyện của các em đối với nhóm bạn thân > Hình thức tương tác với nhóm bạn thân

- Hình thức trao đổi gián tiếp - Hình thức trao đổi trực tiếp

Các chỉ báo của yếu tố nhà trường. Dựa trên các trả lời các ý kiến được tổng hợp dưới đây (đã lược bỏ ý tưởng trùng lắp):

> Tổ chức hoạt động dạy hướng nghiệp

- Phương pháp truyền đạt của giáo viên - Nội dung hướng nghiệp

- Thời gian đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp - Mức độ trao đổi giữa giáo viên và học sinh - Hình thức trao đổi về các nội dung hướng nghiệp - Mức độ thu hút sự tham gia của học sinh

> Tổ chức hoạt động tham quan thực tế hướng nghiệp - Số lần tổ chức tham quan

- Mức độ phong phú của chương trình - Mức độ thu hút sự tham gia của học sinh

- Khả năng kết nối giữa thực tế và kiến thức cho học sinh > Tư vấn hướng nghiệp

- Mức độ thu hút sự tham gia của học sinh

- Mức độ đáp ứng các nhu cầu cần được tư vấn của học sinh - Hình thức tư vấn

Vào một sáng thứ hai tôi phỏng vấn cô : Trần Thị Hồng (giáo viên thể dục TTHPT Trần Quang Khải. Nội dung trả lời như sau :

> Động cơ của việc chọn nghề của học sinh - Vì nghề nghiệp có mức lương cao

- Vì khả năng dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp - Vì phải kế nghiệp truyền thống gia đình

- Vì nguyện vọng của các thành viên trong gia đình - Vì phù hợp với sở thích, năng khiếu của bản thân - Vì phù hợp khả năng chi trả học phí của gia đình - Vì để giống một thần tượng, hoặc nhóm bạn chơi thân.

> Ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc định hướng nghề nghiệp

- Về nhận thức : cung cấp cho học sinh thông tin về các loại hình nghề nghiệp, giúp học sinh xác định được khả năng của bản thân để đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp đúng đắn.

- Về hành vi : Những hành động cụ thể để chuẩn bị cho việc học tập, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành nghề lựa chọn.

> Tiến trình định hướng

- Học sinh chưa chọn được được nghề nghiệp cụ thể

- Học sinh đã chọn được nghề phù hợp và duy trì lựa chọn đó. - Học sinh đã chọn được nghề nhưng lại muốn thay đổi

> Kết quả của quá trình định hướng nghề nghiệp - Củng cố định hướng nghề nghiệp - Thay đổi định hướng nghề nghiệp

- Lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mỗi học sinh.

2.2.2. Kết quả thảo luận về phương pháp đo lường tiêu chí

Sau khi thảo luận và xây dựng xong các tiêu chí đánh giá cho từng thang đo, tác giả đề xuất phương pháp dùng để đo lường các tiêu chí như sau:

- Đo lường các yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân, hoàn cảnh gia đình - Đo lường cảm nhận của học sinh đối với các tác động :

s Các yếu tố bên ngoài : nhà trường, gia đình, bạn bè

s Các yếu tố bên trong : nhận thức, hành vi

- Sử dụng thang đo likert năm cấp độ đo lường cảm nhận các tiêu chí tác động

2.3. Xây dựng các chỉ báo của thang đo

Thang đo là phương tiện quan trọng để đo lường được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học, là phương tiện cho việc thu thập thông tin dưới dạng trả lời các phương án trong bảng hỏi. Một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của thang đo là phải xây dựng được hệ thống các chỉ báo phù hợp với nội dung của đề tài nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc phân nhóm thống kê phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Dựa vào kết quả của việc lấy ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng các chỉ báo để đo lường mức ảnh hưởng của các nhóm nhân tố gia đình, bạn bè và nhà trường lên hiệu quả định hướng nghề nghiệp của học sinh như sau:

2.3.1. Thang đo tác động của gia đình

GĐ 1 Gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, đầy đủ cho các em trong học thọc tập GĐ 2 Gia đình đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với các hoạt động xã hội (ngoài

Một phần của tài liệu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, nhà trường đến học sinh khối 12 (Trang 25 - 90)