CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước

Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, có pha trộn tính chất ôn đới. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển, đặc điểm nàyđem lại cho nền nông nghiệp nước ta nhiều điều kiện thuận lợi. Chúng ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm với nhiều cây trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao như các loại cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nói chung và đối với cây dưa hấu nói riêng. Dưa hấu là cây trồng ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nên đã được trồng rộng rãi ở nhiều

Đại học Kinh tế Huế

địa phương trong cả nước. Với những kết quả đạt được ban đầu nhiều địa phương đã mở rộng diện tích trồng dưa hấu, chuyển đổi các cây trồng ít hiệu quả sang canh tác cây dưa hấu.

Theo ước tính tổng diện tích canh tác dưa hấu ở Việt Nam hiện nay khoảng vài chục nghìn ha được phân bố trên phạm vi cả nước, nhưng phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam. Ở phía Bắc các tỉnh trồng nhiều là Hải Dương, Hưng Yên… Các tỉnh miền Trung là Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai…. Ở miền Nam thì hầu hết các tỉnh đều trồng dưa hấu: Long An, Trà Vinh, Cần Thơ, Tiền Giang…

Trước đây trình độ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp còn chưa phát triển và người dân ít chú trọng đến đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng của dưa hấu những năm trước còn thấp. Trong thời gian gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào nông nghiệp cùng với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên. Người nông dân nhạy bén với thị trường hơn chính vì vậy mà sản xuất dưa hấu ngày càng được chú trọng. Ở các tỉnh phía nam, do điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây dưa hấu phát triển nên nó được gieo trồng quanh năm, còn các tỉnh phía bắc và bắc trung bộ trước đây cây dưa hấu chỉ được gieo trồng hai vụ,tuy nhiên hiện nay ở nhiều địa phương đã có thể gieo trồng được ba vụ trong năm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng dưa hấu.

Trên thực tế, nhiều địa phương chuyên canh cây dưa hấu đã có những dự án, chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ cho cây dưa hấu. Trong đó việc tìm ra các loại giống mới cho cây dưa hấu, thay giống chất lượng kém bằng những giống tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng của cây dưa hấu là việc nên làm. Theo thống kê diện tích trồng dưa hấu trên cả nước là rất lớn: Trà Vinh là 2500 ha, Hải Dương 1100 ha, Long An: 1100 ha, Quảng Nam: 1000 ha, Gia Lai: 1200 ha, Hậu Giang hơn 1400 ha, Nghệ An hơn 1200 ha…

Nhu cầu về dưa hấu ngày càng cao, nhất là trong dịp tết Nguyên Đán người dân thường mua về thờ cúng tổ tiên. Là loại trái cây chứa nhiều nước, là một thực phẩm bổ dưỡng và giải khát rất tốt trong mùa hè vì vậy nó cũng được người dân rất ưa chuộng vào mùa hè. Chính vì vậy mà thị trường tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng.

Đại học Kinh tế Huế

Dưa hấu không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn tham gia xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ. Trung Quốc là thị tiêu thụ một lượng dưa hấu rất lớn của nước ta thông qua cửa khẩu Lạng Sơn.

Tuy thị trường tiêu thụ dưa hấu ngày càng được mở rộng nhưng do giá cả thị trường ngày càng biến động thất thường, tình trạng bị ép giá đã gây không ít khó khăn cho các nhà bán buôn cũng như bà con trồng dưa. Chính vì vậy vai trò can thiệp vào thị trường của nhà nước là hết sức cần thiết, các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc đưa ra dự báo về xu hướng thị trường giúp bà con nông dân trồng dưa yên tâm sản xuất và tránh thua lỗ trong sản xuất.

1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu của tỉnh Nghệ An và trên địa bàn huyện Anh Sơn Nghệ An là một địa phương nằm trong vùng Bắc Trung Bộ với diện tích 16.487 km² là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 17 huyện. Người dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, chính vì vậy muốn nâng cao đời sống người dân trên địa bàn cần phải có những hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp trên toàn tỉnh. Thời gian qua ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo ra những biến đổi tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nhiều loại cây trồng đã được thay thế cho diện tích lúa và rau màu trước đây không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Một số vùng đời sống của người nông dân đãđược cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Nổi bật đó là việc chuyển đổi lúa và một số rau màu khác sang trồng cây dưa hấu.

Từ năm 2006, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch được vùng trồng dưa hấu tại 11/19 huyện với 1200 ha. Tỉnh chủ trương khuyến khích nông dân trồng dưa trên những diện tích đất trồng hoa màu cho năng suất thấp và diện tích đất trồng lúa cạn, không có nước tưới và hỗ trợ nông dân khoan giếng ngoài đồng để tưới cho dưa. Tỉnh giao cho ngành nông nghiệp khảo nghiệm, tuyển chọn bộ giống dưa hấu thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên, khí hậu tại địa phương cho năng suất, chất lượng cao nhất để giúp nông dân đưa vào trồng trọt.

Những năm gần đây, phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm đã được phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng xây dựng cánh đồng đạt giá trị cao đã được nhiều huyện triển khai thành công. Điển hình như huyện Nam Đàn đã đưa cây dưa hấu vào

Đại học Kinh tế Huế

trồng mấy vụ qua và đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay toàn huyện đã có 245 ha trồng dưa hấu. Và cánh đồng50 triệu không còn là niềm mơ ước đối với người nông dân xã Quỳnh Lương của huyện Quỳnh Lưu bởi hiện nay những cánh đồng cát, chua phèn, nhiễm mặn nơi đây đã đạt 100 triệu đến 150 triệu đồng/ha/năm. Nông dân xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc còn chuyển đổi diện tích trồng chanh, cam và hoa màu cho hiệu quả kinh tếthấp sang trồng dưa, với thu nhập có hộ đạt đến 60 triệu đồng/ha.

Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, trong khi diện tích trồng còn hạn chế nên cây dưa hấu không lo về thị trường đầu ra. Tỉnh Nghệ An chủ trương phát triển loại cây dưa hấu nhằm giúp nông dân có thêm thu nhập và khuyến khích trồng tập trung với mô hình liên kết nhiều hộ để kết hợp việc trông coi, bảo vệ và tiêu thụ dưa. Hiện tỉnh đã xác định được vùng quy hoạch trồng dưa hấu tập trung ở huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Anh Sơn và tuyển chọn được bộ cơ cấu giống dưa hấu phù hợp với khí hậu, đồng đất tại địa phương cho năng suất đạt đến 40 tấn/ha.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cây trồng kém hiệu quả sangcây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao của tỉnh thì huyện Anh Sơn cũng đang ngày càng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong thời gian qua việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dưa hấu đã mang lại hiệu quả lớn cho người dân trong huyện Anh Sơn.

Chính vì vậy mà diện tích trồng dưa hấu trên toàn huyện ngày một mở rộng mạnh mẽ.

Năm 2006 toàn huyện mới chỉ có 130 ha trồng dưa hấu cho tới nay thì diện tích trồng dưa của toàn huyện đã là 205 ha. Chính nhờ cây dưa hấu mà đời sống nhân dân đã thay đổimột cánh rõ rệt.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)