Tình hình dân số lao động, đất đai của các nông hộ được điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.1. Tình hình dân số lao động, đất đai của các nông hộ được điều tra

Đất đai và nguồn lao động là hai yếu tố đầu vào không thể thiếu khi tiến hành sản xuất nông nghiệp. Cơ sở để xác định qui mô thu nhập của hộ gia đình là diện tích đất sản xuất nông nghiệp và lao động có khả năng tạo ra thu nhập trong gia đình, qui mô thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp, lao động trong từng hộ.

Dựa vào tình hình thực tế điều tra ở xã Cẩm Sơn, tôi chia các hộ điều tra ra làm 2 nhóm

Nhóm 1: Bao gồm các xóm 1,2,5,7 Các xóm này sản xuất dưa hấu chủ yếu là ở đất ruộng chuyển đổi và một ít đất màu. Nhóm này chiếm số ít diện tích, bởi diện tích

Đại học Kinh tế Huế

đất này thường ít, nhỏ và không tập trung. Tôi tiến hành điều tra 20 hộ sản xuất nhiều dưa hấu thuộc xóm 2 và xóm 5. Cụ thể xóm 2: 10 hộ, xóm 5: 10 hộ.

Nhóm 2: Bao gồm các xóm 3,4,6,8,9,10,11 các xóm này sản xuất dưa hấu chủ yếu là đất bãi (đất ven sông). Nhờ dòng sông Lam chảy qua xuyên suốt địa bàn xã hàng năm đã bồi đắp một luợng lớn phù sa cho bãiđất. Chính vì vậy diện tích đất này thường màu mỡ và chiếm số lượng tương đối lớn. Đây chính là diện tích trồng dưa chủ yếu của xã. Tôi tiến hành điều tra 40 hộ ở các xóm 4, 8 và 9 đây là các xóm sản xuất nhiều dưa hấu đại diện cho nhóm. Cụ thể, xóm 4: 10 hộ, xóm 8: 15 hộ, xóm 9: 15 hộ.

Qua thực tế điều tra 60 hộ thuộc các hộ sản xuất nhiều dưa hấu thuộc hai nhóm hộ ở xã tôi thu thập được các thông tin về đất đai và lao động của các nông hộ thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình đất đai, lao động của các hộ được điều tra ( Tính bình quân 1 hộ)

Chỉ tiêu ĐVT BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2 Tổng

1. Tổng số hộ Hộ - 20 40 60

2. Tổng nhân khẩu Người - 104 220 324

Nhân khẩu BQ/hộ Người 5,4 5,2 5,5

3. Tổng lao động LĐ - 71 135 206

Lao động BQ/hộ LĐ 3,43 3,55 3,375

4. Tổng DTCT Sào - 163,2 355 518,2

DTCT BQ/hộ Sào 8,64 8,16 8,87 -

DTCT BQ dưahấu/hộ Sào 4,05 3,37 4,39 -

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng ta thấy: Tổng nhân khẩu bình quân/hộ của các hộ được điều tra là 5,4 người/hộ; nhóm1 bình quân là 5,2 người/hộ; nhóm 2 bình quân là 5,5 người/hộ, đây là một con số khá cao về tình hình dân số của các hộ. Tương ứng với chỉ tiêu nhân khẩu bình quân/hộ, chỉ tiêu lao động bình quân/hộ cũng có sự chênh lệch theo xu hướng trên. Số nhân khẩu nhiều thường có số lao động nhiều. Bình quân nhóm 1 có 3,55 lao động, trong khi đó nhóm 2 có 3,38 lao động, đây là nguồn lực lượng lao động dồi dào

Đại học Kinh tế Huế

mà các hộ nông dân có. Điều nàyảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của các hộ. Ngoài ra nhiều lao độngnghĩa là có nhiều cơ hội, nhiều khả năng kiếm việc làm và nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy nguồn lao động có dồi dào nhưng qua so sánh hai chi tiêu trên ta thấy có sự chênh lệch tương đối lớn. Sự chênh lệch đó chính là số người ăn theo, số người ngoài độ tuổi lao động tương đối lớn bình quân có 1,97 người/hộ. Điều này gây không ít khó khăn cho việc tăng thu nhập, tạo nguồn tích luỹ cho đầu tư sản xuất.

Năng lực sản xuất của các nông hộ bên cạnh được phản ánh về góc độ lao động cònđược phản ánh qua quy mô diện tích đất đai của nông hộ lớn hay bé thể hiện khả năng tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy, bình quân mỗi hộ có khoảng 8,64 sào đất, trong đó có 4,05 sào trồng dưa hấu, diện tích trồng dưa hấu như vậy là cao so với diện tích canh tác chung của hộ, chiếm một nửa diện tích canh tác. Các nhóm hộ được điều tra có sự chênh lệch về diện tích đất canh tác, nhóm 1 phần lớn là đất ruộng và đất đồng vệ sử dụng để trồng dưa hấu. Diện tích này nhỏ chính vì vậy diện tích canh tác dưa hấu bình quân/hộ là 3,37 sào. Trong khi đó diện tích đất canh tác bình quân/hộ của nhóm này là 8,16 sào. Nhóm 2 diện tích đất canh tác bình quân/hộ là 8,87 sào trong đó diện tích đất trồng dưa hấu là 4,39 sào.

Diện tích này tương đối lớn bởi nhóm này diện tích đất phần lớn là đất bãi bồi ven sông được sử dụng chủ yếu để trồng dưa hấu. Qua đó cũng cho ta thấy số nhân khẩu lớn thì được chia nhiều ruộng đất hơn. Nhưng do đặc điểm đất đai ở mỗi nhóm khác nhau mà diện tích đất trồng dưa hấu có sự chênh lệch đáng kể.

Qua phân tích trên ta thấy, nhóm 2 có đông nhân khẩu hơn chính vì vậy diện tích đất canh tác lớn hơn, do đó thu nhập từ từ các hoạt động sản xuất là lớn hơn, từ đó nâng cao khả năng tái đầu tư vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của hộ. Bên cạnh đó diện tích đất trồng dưa hàng năng năm của các nhóm này là đất bãi, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn nên độ dinh dưỡng cao hơn đất ruộng và đất đồng vệ, khi đầu tư sản xuất không cần nhiều chi phí mà hiệu quả đạt được vẫn cao. Chính vì vậy điều kiện sản xuất dưa hấu của nhóm này thuận lợi hơn nhóm 1.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)