CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ CẨM SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Do đó việc phân phối sử dụng hợp lý cũng như nâng cao chất lượng lao động là điều rất quan trọng.
Cẩm sơn có tổng thể 11 thôn bản, dân cư phân bố không đồng điều giữa các thôn,
Đại học Kinh tế Huế
chúng ta có thể dựa vào bảng số liệu có thể thấy rõđược tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2008- 2010.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, qua các năm số hộ tăng lên, tương ứng với số nhân khẩu cũng tăng lên. Năm 2009 số hộ tăng lên 11 hộ so với năm 2008 tương ứng với số nhân khẩu tăng lên 37 người hay 0,7%. Năm 2010 tăng lên 14 hộ so với năm 2009 tương ứng với số nhân khẩu tăng lên 41 người hay 0,77%. Qua đó ta thấy dân số bình quân hàng năm tăng lên nhưng không đáng kể, có được kết quả đó là do sự nỗ lực thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Hội phụ nữ xã thực hiện nhiều cuộc vận động, tuyên truyền xây dựng mô hình ít con và nhiều hộ đã đăng ký thực hiện. Song bên cạnh đó còn có nhận thức về truyền thông dân số và sức khỏe sinh sản của một số cặp vợ chồng còn nhiều hạn chế, một số biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa ổn định. Do đó, xã cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm dần tỷ lệ tăng dân số, góp phần ổn định đời sống cho các hộ gia đình.
Xem xét số hộ sản xuất nông nghiệp cho thấy xu hướng giảm dần qua các năm.
Năm 2009 số hộ nông nghiệp giảm 10 hộ tương ứng với 0,86% so với năm 2008, năm 2010 số hộ sản xuất nông nghiệp giảm 5 hộ tương ứng với 0,43% so với năm 2009.
Với xu hướng biến động này thì số lao động nông nghiệp bình quân mỗi hộ cũng giảm xuống qua các năm từ 1,67 lao động/hộ năm 2008 giảm xuống còn 1,58 lao động/hộ năm 2010.
Mặt khác nguồn lao động cũng chịu ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay và đã có sự chuyển biến. Năm2009 số lao động trong nông nghiệp giảm so với năm 2008 là 43 lao động, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 35 lao động. Điều này cho ta thấy sự dịch chuyển cơ cấu lao động của xã ngày càng tăng lên, lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm các ngành khác ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó lao động thanh niên trẻ ngày càng thoát ly đi làm ăn xa ở các tỉnh khác, chủ yếu là các khu công nghiệp ở phía nam. Một số khác đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài mặc dù số vốn bỏ ra ban đầu là không nhỏ. Một số lao động nông nghiệp chuyển dần sang nghành nghề khác như dịch vụ, buôn bán hay không sản xuất nông nghiệp nữa để sống với con cái làm cho số hộ lao động trong nông nghiệp giảm qua các năm.
Nhìn chung dân số và lao động trong toàn xã đều tăng nhẹ, chất lượng lao động
Đại học Kinh tế Huế
của xã chưa được cao lắm nên cần phải từng bước nâng cao chất lượng lao động, tạo đà cho sản xuất phát triển từng bước đưa kinh tế của xãđi lên. Do đó, để nâng cao khả năng sản xuất của mỗi hộ, các biện pháp hạn chế gia tăng dân số là hoàn toàn cần thiết.
Đồng thời cần tập trung phát triển các nghành nghề khác để cải thiện thu nhập cho mỗi hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1: Tình hình dân số, lao động của xã Cẩm Sơn trong giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
1.Tổng số hộ Hộ 1250 100 1261 100 1275 100 11 0,88 14 1,11
Hộ trong NN Hộ 1165 93,2 1155 92,3 1150 90,9 -10 -0,86 -5 -0,43
Hộ ngoài NN Hộ 85 6,8 106 7,7 115 9,1 21 24,71 9 8,49
2.Tổng nhân khẩu Người 5305 100 5342 100 5383 100 37 0.70 41 0,77
Nhân khẩu trong NN Người 4702 88,63 4597 86,05 4538 84,30 -105 -2,23 -59 -1,28
Nhân khẩu ngoài NN Người 603 11,37 745 13,95 845 15,70 142 23,55 100 13,42
3. Tổng LĐ LĐ 2400 100 2468 100 2481 100 68 2,83 13 0,53
LĐ trong NN LĐ 2088 87 2045 82,86 2010 81 -43 -2,06 -35 -1,71
LĐ ngoài NN LĐ 312 13 420 17,02 471 19 108 34,62 51 12,14
4. BQ Nhân khẩu/hộ Người 4,24 - 4,24 - 4,22 - -0.01 -0.18 -0,01 -0,34
5. BQ nhân khẩu NN/hộ Người 3,76 - 3,65 - 3,56 - -0.12 -3,09 -0,09 -2,37
6. BQ lao động/hộ LĐ 1,92 - 1,96 - 1,95 - 0.04 1,94 -0,01 -0,58
7. BQ lao động NN/hộ LĐ 1,67 - 1,62 - 1,58 - -0.05 -2.91 -0,05 -2,79
(Nguồn: UBND xã Cẩm Sơn)
Đại học Kinh tế Huế
b, Tình hình đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của cả quốc gia và mỗi địa phương. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Để thấy được tình hình sử dụng đất của xã Cẩm sơn ta xem xét bảng2:
Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên tăng dần qua 3 năm, trong đó từ năm 2008 đến năm 2009 diện tích tự nhiên tăng với số lượng lớn 371,46 ha tương ứng với 14,84%. Nguyên nhân của lượng đất tự nhiên tăng lên đáng kể là do số lượng đất lâm nghiệp tăng lên tương đối cao và một phần người dân đã khai thác được diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống của người dân.
Nhưng từ năm 2009 đến 2010 thì tổng diện tích đất tự nhiên chỉ tăng thêm 17,11 ha tương ứng với 0,6%.
Trong cơ cấu đất đai của xã diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, vì xã Cẩm Sơn là một xã miền núi vì vậy việc phát triển đất lâm nghiệp là thế mạnh của xã. Bên cạnh đó thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng chiếm một lượng tương đối lớn.
Qua 3 năm diện tích đất trồng cây hàng năm tăng với số lượng lớn, năm 2009 so với năm 2008 tăng 44,72 ha tương ứng 8.97%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 50,92 ha tương ứng với 9,83%. Diện tích đất trồng cây hàng năm của xã tăng lên như vậy là do người dân ngày càng mở rộng diện tích trồng cây dưa hấu. Năm 2006 cả xã chỉ có 4 ha đất trồng dưa nhưng cho tới năm 2010 thì diện tích trồng dưa hấu của cả xãđã cóđược 44,45 ha. Qua đó ta thấy người dân ngày càng mở rộng sản xuất, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào quy hoạch phát triển sản xuất. Nhờ vậy mà diện tích đất chưa sử dụng năm 2009 giảm 25,4 ha so với năm 2008 tương ứng với 3,73%, năm 2010 giảm 65,01 ha so với năm 2009 tương ứng giảm 9,92%. Một phần diện tích đất chưa sử dụng được người dân trong xã chuyển thành quỹ đất lâm nghiệp. Tuy diện tích đất
Đại học Kinh tế Huế
chưa sử dụng ngày một giảm nhưng tỷ trọng đất này trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn vì vậy người dân cần phải khai thác một cánh hiệu quả diện tích đất này tránh để tình trạng lãng phí đất. Diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm đất chuyên dùng, đất thổ cư và đất khác (bao gồm đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dụng) hàng năm điều tăng lên, tuy tăng lên không đáng kể nhưng qua đó cho ta thấy được nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày một tăng. Song hiện nay người dân đã biết sử dụng đất có hiệu quả, không để lãng phí diện tích đất chưa sử dụng mà đem vào khai thác để chuyển thành đất rừng, đất ở, đất sản xuất và các loại đất khác. Người dân đã ý thức được việc sử dụng đất quan trọng thế nào. Diện tích đất ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất và các ngành nghề khác.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: Ha
(Nguồn: UBND xã Cẩm Sơn) Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng diện tích tự nhiên 2503,26 100 2874,72 100 2891,83 100 371,46 14,84 17,11 0,6 I. Đất nông nghiệp 1623,17 64,84 1937,31 67,39 2015,15 69,68 314,14 19,35 77,84 4,02
1, Đất sản xuất NN 896,84 55,25 943,92 48,72 1001,68 49,71 47,08 5,25 57,76 6,12
a, Đất trồng cây hằng năm 498,3 55,56 543,02 57,53 593,94 59,29 44,72 8,97 50,92 9,38 b, Đất trồng cây lâu năm 398,54 44,44 400,9 42,47 407,74 40,71 2,36 0,59 6,84 1,71
2, Đất lâm nghiệp 720,9 44,41 987,3 50,96 1006,1 49,93 266,4 36,95 18,8 1,9
3, Đất NTTS 5,43 0,33 6,09 0,31 7,37 0,37 0,66 12,15 1,28 21,02
II, Đất phi nông nghiệp 199,59 7,97 282,31 9,82 286,59 991 82,72 185,21 4,28 8,61
1, Đất chuyên dùng 122,84 4,91 124,03 4,31 125,58 4,34 1,19 0,97 1,55 1,25
2, Đất thổ cư 30,85 1,23 37,08 1,29 39,81 1,38 6,23 20,19 2,73 7,36
3, Đất khác 45,9 1,83 121,2 4,22 121,2 4,19 75,3 164,05 0 0
IV, Đất chưa sử dụng Đại học Kinh tế Huế680,5 27,18 655,1 22,79 590,09 20,41 -25,4 -3,73 -65,01 -9,92
c, Tình hình cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Xã có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện cho đi lại và lưu thông buôn bán. Xã có 7 kmđường quốclộ 7A đi qua, con đường này đi lên các huyện phía tây tỉnh Nghệ an và xuyên qua nước bạn lào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra xã cóđường giao thông liên xã thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán phát triển kinh tế hàng hóa của địa phương. Hiện nay toàn xã có 14 km đường bê tông liên thôn, 6,1 km đường nhựa phục vụ cho bà con trong xã phát triển kinh tế.
Hệ thống thủy lợi: Toàn xã có 6đập nước và có 8 Km kênh mương nội đồng kiên cố hóa để phục vụ cho công tác tưới tiêu của 91,6 ha đất trồng 2 vụ lúa. Thực hiện chủ trương của đảng ủy, HĐND, UBND xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồng vệ, từ trồng mía mỗi năm 1 vụ sang trồng dưa hấu và bầu bí (mỗi năm 3 vụ) đãđào 35 cái giếng để phục vụ cho công tác tưới tiêu. Hệthống kênh mương thủy lợi đãđược kiên cố hóa ở nhiều xóm luôn điều chỉnh được lượng nước phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống điện : Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng lên, thì nhu cầu về điện phục vụ cho sinh hoạt và trong sản xuất là không thể thiếu được. Trên địa bàn xã có 3 trạm biến áp với công suất đủ lớn để đảm bảo truyền tải điện năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn điện này chủ yếu lấy từ điện lưới quốc gia. Số hộ dùng điện đạt 100 % tổng số hộcủa xã.
Các công trình phục vụ khác: Xã có 1 trường trung học, 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non, 5 lớp mầm non ở các bản lẻ, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học của thầy và trò. Trạm y tế, bưu điện ngày càng được nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám chữabệnh cũng như những giao dịch của người dân trong xã.