Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU

2.4.1. Kết quả sản xuất dưa hấu

2.4.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu

Kết quả sản xuất chính là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều mà bất cứ một người sản xuất nào cũng quan tâm. Kết quả sản xuất chính là cái mà người sản xuất đạt được sau một quá trình sản xuất, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc đầu tư, công tác tổ chức sản xuất, việc lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào.

Hiện nay ở địa phương không còn thuế nông nghiệp, nên trong sản xuất nông nghiệp không cần phải lấy khấu hao về sử dụng đất đai nên thu nhập hỗn hợp của người dân chính bằng giá trị gia tăng. Giá trị sản xuất (GO) chính là doanh thu tiêu thụ của sản xuất dưa hấu. Để đánh giá kết quả sản xuất của nông hộ, trong đề tài này tôi đã dùng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá, đó là hệ thống chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng bình quân trên sào hoặc bình quân ngày công lao động. Ngoài ra, để đánh giá chính xác hơn kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ, tôi đã dùng thêm chỉ tiêu lợi nhuận bình quân trên sào, bình quân cho ngày công lao động và bình quân cho một hộ (Lợi nhuận = Doanh thu- chi phí).

Kết quả sản xuất dưa hấu của dưa hấu của các hộ nông dân được cho ở bảng số liệu sau:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ

Chỉ tiêu ĐVT BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2

1. Tính trên một sào

GO 1000đ 4158,14 3928,03 4246,46

IC 1000đ 1076,53 1065,91 1080,59

VA 1000đ 3081,61 2862,12 3165,87

LN 1000đ 1464,46 1266,05 1540,62

2. Tính trên một ngày công lao động

GO 1000đ 209,15 197,57 213,60

VA 1000đ 154,45 143,96 159,25

LN 1000đ 73,66 63,68 77,49

3. Tính trên một hộ

GO 1000đ 17173,78 14237,45 18641,95

VA 1000đ 12769,29 10645,33 13898,16

LN 1000đ 6712,51 5563,17 7287,22

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua điều tra thực tế các hộ sản xuất dưa hấu năm 2010 cho ta thấy: Đối với một vụ bình quân một sào dưa hấu cho năng suất 1220 kg với giá bán khoảng 3,408 nghìn đồng/Kg thì các hộ thu được 4158,14 nghìnđồng giá trị sản xuất (doanh thu); mức đầu tư chi phì trung gian là 1076,53 nghìnđồng/sào, giá trị gia tăng bình quân là 3081,61 nghìn đồng. Nếu tính cho 1 ngày công lao động thì giá trị sản xuất là 209,15 nghìn đồng, giá trị gia tăng là 154,45 nghìnđồng. Nếu tính trên một hộ thì giá trị sản xuất đạt được là 17173,78 nghìn đồng, giá trị gia tăng là 12769,29 nghìn đồng. Mức lợi nhận thu được bình quân cho một sào là 1446,46 nghìnđồng, bình quân cho một ngày công là 73,66 nghìnđồng, bình quân cho một hộ là 6712,51 nghìnđồng.

Xem xét các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các nhóm hộ có sự khác nhau. Nhìn chung, kết quả sản xuất nhóm 2 đều cao hơn nhóm 1.

Xem xét kết quả sản xuất của các hộ trên một sào ta thấy: Ở nhóm 1 giá trị sản xuất bình quân thu được là 3928,03 nghìn đồng, với mức đầu tư chi phí trung gian

Đại học Kinh tế Huế

bình quân là 1065,91 nghìnđồng nhóm hộ đã thu được 2862,12 nghìn đồng giá trị gia tăng và 1266,05 nghìnđồng lợi nhuận. Trong khi đó với lợi thế là đất bãi bồi ven sông nhóm 2 đã thu được kết quả hơn hẳn. Giá trị sản xuất của nhóm đạt được là 4246,46 nghìnđồng, với việc đầu tư chi phí nhiều hơn nhưng giá trị gia tăng của nhóm vẫn đạt kết quả cao hơn với 3165,87 nghìn đồng và thu được 1659,96 nghìn đồng lợi nhuận.

Qua đó cho ta thấy có sự khác biệt đối với hai nhóm hộ sản xuất. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là cơ cấu của từng loại đất ở hai nhóm tạo nên. Như chúng ta đã biết, nhóm 2 là nhóm trồng dưa chủ yếu trên đất bãi bồi ven sông, chứa một lượng phù sa lớn vì vậy tỉ lệ dinh dưỡng trong đất cao, độ màu mỡ, phì nhiêu cũng hơn hẳn nhóm 1.

Mặt khác là loại đất ven sông nên được bồi đắp lượng phù sa từ các trận lụt vì vậy mà hiện tượng bạc màu, thành phần dinh dưỡng ở trong đất bị thoái hoá là rất ít. Nên ở nhóm hộ này đầu tư lượng phân vô cơ cũng như hữu cơ ít hơn nhóm 1 nhưng vẫn thu được giá trị sản xuất cao hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho bà con nông dân. Còn các nhóm hộ ở nhóm 1, địa bàn sản xuất dưa hấu là ở đất ruộng và đất đồng vệ, loại đất này có tỉ lệ dinh dưỡng thấp hơn, dễ bị bạc màu nếu không được chăm bón thường xuyên. Chính vì vậy, nhóm này có lượng đầu tư cho phân bón hữu cơ và vô cơ lớn hơn so với nhóm 2 nhưng kết quả sản xuất đạt được vẫn thấp hơn. Bình quân một sào giá trị sản xuất nhóm 2 cao hơn nhóm 1 là 318,43 nghìnđồng nên lợi nhuận cũng cao hơn 274,57 nghìnđồng.

Xem xét kết quả sản xuất của các nhóm hộ tính cho một ngày công lao động ta thấy có sự chênh lệch giữa hai nhóm. Nhóm 1 bình quân một ngày công lao động mà người nông dân bỏ ra tạo ra được 197,57 nghìn đồng giá trị sản xuất, 143,96 nghìn đồng giá trị gia tăng và 63,68 nghìnđồng lợi nhuận. Ở nhóm 2 giá trị này cao hơn với 213,60 nghìnđồng giá trị sản xuất, 159,25 nghìn đồng giá trị gia tăng và thu được lợi nhuận là 77,49 nghìnđồng.

Xem xét kết quả sản xuất tính bình quân cho một hộ đối với từng nhóm hộ ta thấy: Ở nhóm 1 với lượng chi phí bỏ ra mỗi hộ thu được 14237,45 nghìn đồng giá trị sản xuất và 10645,33 nghìn đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó các hộ ở nhóm 2 thu được 18641,95 nghìn đồng giá trị sản xuất và 13898,16 nghìn đồng giá trị gia tăng.

Qua đó ta thấy được sự khác biệt về kết quả sản xuất của hai nhóm hộ.

Đại học Kinh tế Huế

Qua kết quả trên cho ta thấy, kết quả sản xuất bình quân cho một sào, một ngày công lao động và trên hộ của địa phương là tương đối cao. Thông qua đó cho thấy phần lớn tiềm năng của địa phương đã được bà con khai thác, tận dụng một cách hợp lý và hiệu quả, song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong quá trình sản xuất, kết quả sản xuất vẫn chưa tương xứng với năng lực của địa phương. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên (lũ lụt, hạn hán); điều kiện về kinh tế xã hội (điều kiện về cơ sở hạ tầng);

tập quán canh tác khả năng đầu tư của các hộ gia đình là những tồn tại khiến cho kết quả thu được chưa cao lắm. Để nâng cao năng suất dưa hấu, cần đầu tư thâm canh về giống và phân bón cho sản xuất. Sự thay đổi chính sách, nhận thức về sản xuất của người nông dân sẽ là động lực nâng cao năng suất, giá bán, mang lại lợi nhuận cao cho bà con.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)