CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU
2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành nên tổng chi phí sản xuất nên sự khác biệt về chi phí trung gian giữa các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau cũng dẫn đến sự khác biệt về một số chỉ tiêu như giá trị gia tăng và một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất. Chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí : giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí thuê ngoài, ni lông phủ, chi phí khác... Trong kết cấu tổng chi phí sản xuất của từng nhóm hộ, so với khoản chi phí về lao động gia đình thì cho phí trung gian cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ. Sự tác động của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ.
STT Phân theo IC (1000đ)
Số
hộ % IC
bq/sào
GO/sào (1000đ)
VA/sào
(1000đ) GO/IC VA/IC
I < 970 17 28,33 942,47 3853,3 2910,8 4,09 3,09
II 970 - 1050 24 40,00 995,46 4228,9 3233,4 4,25 3,25
III > 1050 19 31,67 1121,6 4208,7 3087,1 3,75 2,75
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Theo kết quả điều tra ta thấy, chi phí bình trung gian cá hộ sử dụng bình quân là 1039 nghìnđồng/sào, ta chia 60 hộ làm 3 tổ:
Tổ I: Chi phí trung gian nhỏ hơn 970 nghìnđồng/sào
Tổ II: Chi phí trung gian từ 970 nghìnđến 1050 nghìnđồng/sào
Tổ III: Chi phí trung gian lớn hơn 1050 nghìnđồng/sào
Xem xét mối quan hệ GO bình quân/sào, IC bình quân/sào, VA bình quân/sào ta thấy mối liên hệ giữa chỉ tiêu IC và VA bình quân/sào là mối quan hệ ngược chiều còn GO và VA bình quân/sào là mối quan hệ cùng chiều. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, GO bình quân đạt cao nhất khi chi phí đầu tư nằm trong khoảng 970 - 1050 nghìn đồng/sào, nhóm hộ này gồm 24 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 40% trong tổng số hộ điều tra.
Với chi phí trung gian bình quân/sào là 995,46 nghìnđồng thì nhóm hộ này thu được giá trị gia tăng trên một sào là 3233,4 nghìn đồng. Với việc đạt chỉ tiêu GO và VA bình quân/sào cao nhất nên nhóm hộ này mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất, một đồng chi phí bỏ ra thu được 4,25 đồng giá trị sản xuất và 3,25 đồng giá trị gia tăng.
Đối với nhóm hộ có chi phí đầu tư lớn nhất (Chi phí trung gian lớn hơn 1050 nghìnđồng/sào), nhóm này gồm 19 hộ chiếm 31,67% trong tổng số hộ điều tra.Tuy chi phí đầu tư lớn nhất nhưng giá trị gia tăng lại giảm xuống còn 4208,7 nghìn đồng/sào chính vì vậy giá trị gia tăng chỉ được 3087,1 nghìn đồng/sào. Vì chí phí trung gian nhóm này bỏ ra cao nhất nhưng giá trị sản xuất không cao nên hiệu quả sản xuất đạt được thấp nhất. Với một đồng chi phí bỏ ra nhóm hộ thu được 3,75 đồng giá trị sản xuất và 2,75 đồng lợi nhuận.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với nhóm hộ có chi phí đầu tư thấp nhất (chi phí trung gian nhỏ hơn 970 nghìn đồng/sào). Nhóm hộ này gồm 17 hộ chiếm 28,33 % trong tổng số hộ được điều tra. Vì chi phíđầu tư thấp nhất nên giá trị sản xuất và giá trị gia tăngbình quân/sàođạt được cũng thấp nhất lần lượt là 3853,3 nghìn đồng và 2910,8 nghìnđồng. Tuy vậy do bỏ ra lượng chi phí đầu tư thấp nên hiệu suất của nhóm này đạt cao hơn nhóm hộ có chi phí đầu tư lớn nhất.Với một đồng chi phí bỏ ra nhóm hộ thu được 4,09 đồng giá trị sản xuất và 3,09 đồng lợi nhuận.
Qua đó ta thấy, việc bỏ ra chi phí cao chưa hẳn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao mà việc đầu tư phải đúng cách, đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Mặt khác, việc đầu tư chi phí trung gian của bà con còn phù thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như chất đất tác động rất mạnh mẽ tới năng suất và sản luợng cây trồng. Qua điều tra thực tế cho biết, nguyên nhân của các hộ đầu tư chi phí cao nhưng hiệu quả đạt được lại không cao là vì các hộ này chủ yếu trồng dưa ở đất ruộng, loại đất này là đất thịt thường không tơi xốp, độ màu mỡ kém hơn nhiều so với đất bãi bồi ven sông vì vậy khi trồng dưa cần phải tăng lượng phân bón hoá học lên nhiều. Mặt khác, do đất được sử dụng quanh năm lại không được bồi đắp lượng phù sa như ở đất bãi bồi mà chủ yếu sử dụng phân bón hoá học nên đất ở đây ngày càng bị thoái hoá nhiều. Hơn nữa do trồng dưa ở đất ruộng dễ bị đọng nước khi gặp mưa, đã làm cho một lượng dưa lớn của bà con chưa thu hoạch kịp bị nứt nẻ không bán được. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc năng suất đạt đựơc của nhóm hộ này lạithấp.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy rằng chi phí trung gian có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân. Tuy ở các hộ trồng dưa ở đất ruộng có những khó khăn trước mắt nhưng nhìn chung ở các hộ có mức chi phí trung gian cao hơn đều đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là đẩy mạnh đầu tư lên bao nhiêu cũng được mà các hộ phải xem xét tính toán để cân đối khi tăng các loại chi phí khác nhau cho phù hợp. Mặt khác, để khắc phục khó khăn đối với các nhóm hộ sản xuất dưa hấu ở đất ruộng nói riêng và sản xuất dưa hấu nói chung cần phải gia tăng lượng phân chuồng để đảm bảo hiệu quả đất đai, tăng nguồn dinh dưỡng cho đất cũng như tíết kiệm lượng chi phí đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Đồng thời chính quyền địa phương cần phải xây dựng hoàn
Đại học Kinh tế Huế
chỉnh hệ thống kênh mương tưới, tiêu nước để có thể cung cấp đầy đủ nuớc tưới cũng như có thể tiêu nước cho các hộ sản xuất khi cần thiết, đảm bảo hoạt động sản xuất của bà con ngày một hiệu quả.