CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU
2.5.3 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu
Điều kiện thời tiết có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa hấu nói riêng. Điều kiện thời tiết ở các khu vực khác nhau thì việc gieo trồng, sản xuất nông nghiệp của bà con cũng khác nhau. Việc lựa chọn cây trồng nào cho phù hợp với với điều kiện thời tiết, đất đai là điều rất quan trọng ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của các hộ nông dân.
Là một xã thuộc miền tây của tỉnh Nghệ An, xã Cẩm Sơn có những điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn gặp phải khi sản xuất dưa hấu. Là một xã thuộc miền trung thường có khí hậu nắng nóng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông do vậy ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây dưa hấu nói riêng. Vào mùa hè khí hậu thường khô nóng do chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam gây hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây dưa. Đối với những hộ trồng dưa ở đất bãi bồi ven sông, những năm gặp lũ tiểu mãn khiến đất ướt nên phải trồng muộn, nhưng trồng muộn khi thu hoạch sẽ gặp mưa lớn, lũ vào rằm tháng 7 gây thiệt hại cho người trồng dưa.
Bên cạnh những khó khăn thì xã cũng cò những điều kiện thuận lợi cho việc trồng dưa: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy là điều kiện thuận lợi cho cây dưa hấu phát triển. Bên cạnh đó có những trận lụt mang lại lượng phù sa lớn cho bà con trồng dưa nên không cần tốn nhiều chi phí mà năng suất dưa hấu vẫn đạt kết quả cao.
Qua đó ta thấy, thời tiết khí hậu ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu trái vụ, vì vậy để giảm bớt rủi ro cho hoạt động sản xuất thì cán bộ xã, người nông dân cần làm tốt công tác thủy lợi, trồng dưa đúng thời vụ và có biện pháp chăm sóc tốt để nâng cao năng suất.
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DƯA HẤU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Các nông hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và các hộ sản xuất Dưa hấu nói riêng, ngoài sự quan tâm về sản lượng hoặc năng suất của cây thì các hộ còn quan
Đại học Kinh tế Huế
tâm đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm, vì vậy tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng là yếu tố quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất. Tại địa phương sản xuất dưa hấu mang lại hiệu quả và kết quả cao hơn một số cây trồng khác, làm tăng thêm nguồn thu nhập cho người sản xuất. Địa phương đã cung cấp một lượng dưa hấu không nhỏ cho thị trường, nhưng thị trường hoạt động mua bán còn mang tính tự phát. Giá cả đầu vào đầu ra nhất là đầu ra chưa thống nhất. Những hạn chế đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đầu tư cây dưa hấu và mức tiêu thụ sản lượng của địa phương. Do vậy, thị trường tiêu thụ đặc biệt quan trọng đối với việc sản xuất, phát triển cây dưa hấu trên địa bàn.
Qua điều tra thực tế trên địa bàn ta thấy, thị trường tiêu thụ dưa hấu của các nông hộ ở xã rất đa dạng, các nông hộ có thể bán trực tiếp cho người sản xuất, bán cho những người bán buôn, bán lẻ hoặc bán cho những người thu gom. Để thấy được tình hình tiêu thụ dưa hấu ở xã tôi xây dựng mô hình kênh tiêu thụ dưa hấu của vùng như sau:
Sơ đồ: mạng lưới tiêu thụ sản phẩm dưa hấu Người sản
xuất Người thu
gom
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng trong tỉnh Người bán lẻ
Người tiêu dùng tỉnh khác Người bán lẻ
Người bán buôn
Người tiêu dùng địa phương
Đại học Kinh tế Huế
Dưa hấu là một loại trái cây rất được ưa chuộng vào mùa hè chính vì vậy thị trường tiêu thụ của nó rất rộng lớn. Qua điều tra thực tế ta thấy, sau khi thu hoạch ngưởi dân thường bán dưa cho những người thu gom, bán buôn tư nhân sau đó được mang tới những thàng phố lớn để tiêu thụ như thành phố Vinh, Hà nội, Hải phòng…
và một thị trường tiêu thụ rất lớn nữa đó là thị trường Trung Quốc bằng việc đưa qua cửa khấu Móng Cái và cửa khẩu Tân Thanh. Phần lớn sản phẩm của hộ được bán cho người thu gom và các nhà bán buôn chiếm khoảng 70 - 85 % tổng sản phẩm. Một số lượng ít dưa hấu được bán cho người bán lẻ và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hình thức thu mua dưa hấu ở xã chủ yếu là bán tại ruộng hoặc bán tại các địa điểm thu gom cho các nhà bán buôn ở các tỉnh khác về thu mua hoặc các nhà bán buôn này có thể gặp trực tiếp các nông hộ sản xuất để trao đổi mua bán hoặc thông qua các trung gian ở xã. Về giá cả đều do các nhà buôn quyết định, người dân thăm dò thông tin giá cả sản phẩm từ chợ, giá bán ở các vùng khác để có giá bán thích hợp.
Kênh phân phối thứ nhất: Từ hộ trồng dưa tới người thu gom, tới người bán buôn, tới người bán lẻ rồi cuối cùng tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là kênh phân phối chủ yếu, mối quan hệ giữa hộ trồng dưa và người thu gom là mối quan hệ rất chặt chẽ. Người bán buôn thường là những người nơi khác đến tới tận ruộng để mua dưa. Các tư thương gồm các nhà thu gom trong xã và ngoài xã thu mua dưa của bà con. Sau khi thu gom đượcsố lượng lớn họ sẽ bán lại cho những nhà bán buôn từ nơi khác tới mua hoặc họ có thể thuê xe đi nhập cho các nhà bán buônở các thành phố như : Vinh, Hà Nội, Hải Phòng…hoặc mang ra của khẩu Lạng Sơn để xuất qua Trung Quốc. Nếu đưa về các phành phố thì những người bán buôn sẽ bán lại cho những người bán lẻ, Rồi từ những người bán lẻ dưa hấu đến tận tay người tiêu dùng. Sản lượng dưa mà người sản xuất ra bán theo hướng này chiếm đa số sản lượng khoảng 60- 65%. Với mức giá bán của bà con trung bình khoảng 3500 đồng/Kg cho các nhà thu gom thì tới tay người tiêu dùng dưa hấu đã tăng lên tới 5000 đồng/Kg.
Kênh phân phối thứ hai: Từ hộ trồng dưa bán cho người bán buôn rồi tới người bán lẻ đưa đến cho người tiêu dùng. Đây là hình thức bán cho người bán buôn, các nhà bán buônở các tỉnh khác tới tận ruộng để mua dưa và mang bán cho những người bán lẻ ở các tỉnh khác. Sau đó người bán lẻ sẽ bán cho người tiêu dùng. Hình thức này chiếm khoảng 20% .
Đại học Kinh tế Huế
Kênh phân phối thứ ba: Từ hộ trồng dưa tới người bán lẻ rồi tới người tiêu dùng. Người bán lẻ ở các chợ địa phương đến mua dưa sau đó bán lại cho người tiêu dùng để hưởng chênh lệch giá. Số lượng dưa mà người bán lẻ mua là ít hơn so với hai hình thức tiêu thụ trên rất nhiều chiếm khoảng 10%. Những người bán lẻ này mua dưa tại ruộng với mức giá như các tư thương khác với giá 3500 đồng/Kg nhưng do không tốn công vận chuyển xa lại bán với giá khoảng 4000 - 4500 đồng/kg nên cũng thu được lợi nhuận tương đối.
Kênh phân phối thứ tư: Các hộ trồng dưa bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Số lượng dưa mà người sản xuất trực tiếp bán cho người tiêu dùng với số lượng ít thường là vài quả, người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng khi dưa xấu không nhập được cho người bán buôn và người bán lẻ, kênh này chiếm khoảng 5%.
Qua đó ta thấy,sản phẩm dưa sau khi thu hoạch đều được các tư thương thu mua hầu hết, hộ trồng dưa chỉ để lại một ít để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân. Nhưng những hình thức thu mua này vẫn không ổn định, mang tính tự phát, giá cả bấp bênh, khi được mùa thì giá thấp, mất mùa thì giá cao. Mặt khác, khi những tư thương mua dưa để xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn do yêu cầu đảm bảo về kĩ thuật, bị chèn ép giá…đã gây nên sự ùn tắc của những chuyến xe chở dưa hấu đi bán sang thị trường Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng sơn) đã gây không ít lo sợ cho người dân trồng dưa. Tình trạng bị ép giá, giá bán hạ xuống chỉ còn 500 - 1000đ/kg đã gây không ít khó khăn cho các nhà bán buôn cũng như người dân trồng dưa. Chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất cũng như thu nhập của các hộ nông dân trồng dưa.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ CẨM SƠN