Hiệu quả sản xuất dưa hấu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU

2.4.2 Hiệu quả sản xuất dưa hấu

2.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu

Hiệu quả kinh tế là thước đo về mặt chất lượng của một hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất, là vấn đề sống còn của bất cứ hình thức kinh doanh nào. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh kết quả hữu ích đạt được cuối cùng với phần chi phí vật chất, lao động bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Hay nói cách khác đó là sự so sánh giữa đầu vào với đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả đạt được. Một số chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất dưa hấu nói riêng được tôi sử dụng trong đề tài như: Hiệu suất GO/IC, Hiệu suất VA/IC, hiệu suất LN/TC

Để thấy rõ hơn về hiệu quả hoạt động sản xuất dưa hấu ta đi vào phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu (Tính bình quân cho 1 sào)

Chỉ tiêu ĐVT BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2

GO/IC Lần 3,86 3,69 3,93

VA/IC Lần 2,86 2,69 2,93

LN/TC Lần 0,54 0,48 0,57

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: tính bình quân cho một sào trồng dưa thì chỉ tiêu GO/IC là 3,86 lần. Điều này cho biết bình quân một đồng chi phí trung gian bỏ ra trên một sào tạo ra 3,86 đồng giá trị sản xuất, đây là một tỷ suất khá cao. Ở nhóm 1 chỉ tiêu GO/IC đạt mức thấp hơn nhóm 2 với GO/IC của nhóm 1 là 3,69 lần trong khi chỉ tiêu này đối với nhóm 2 là 3,93 lần.

Chỉ tiêu tiếp theo ta đi đánh giá là chỉ tiêu VA/IC, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Hiệu suất VA/IC là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ, thực tế cho thấy VA có ý nghĩa rất lớn, bởi vì trong sản xuất cái mà hộ nông dân quan tâm chính là giá trị gia tăng hay thu nhập tuyệt đối mà họ nhận được. Ở chỉ tiêu này với 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 2,86 đồng giá trị gia tăng hay 2,86 đồng thu nhập. Với chỉ tiêu này, nhóm 1 đạt 2,69 lần và nhóm 2 là 2,93 lần.

Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sản xuất của các hộ thì chúng ta cần sử dụng thêm chỉ tiêu LN/TC. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng không kém chỉ tiêu VA/IC.

Trong mối quan hệ với tổng chi phí sản xuất thì chỉ tiêu LN/TC cho biết cứ 1 đồng chi phí phí sản xuất bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua phân tích số liệu trên ta thấy, ở các nông hộ được điều tra thì bình quân một sào dưa hấu khi bỏ ra một đồng chi phí thu được 0,54 đồng lợi nhuận. Xem xét giữa các nông hộ của từng nhóm thì chỉ tiêu này vẫn thể hiện sự khác nhau, với một đồng chi phí bỏ ra các nông hộ nhóm 1 tạo ra được 0,48 đồng lợi nhuận, còn các nông hộ nhóm 2 đạt được kết quả hơn hẳn với 0,57 đồng lợi nhuận.

Tóm lại sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân xã Cẩm Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cho các nông hộ, giải quyết một phần lao động nhàn rỗi. Việc đầu tư chi phí trung gian hợp lý, bón phân đúng kỹ thuật sẽ có hiệu quả cao.

Qua kết quả so sánh, hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ với những lợi thế thuận lợi, khả nảng sản xuất khác nhau nên hiệu quả sản xuất khác nhau. Do vậy để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá bán, góp phần tăng thu nhập từ cây dưa hấu cho các nông hộ cần phân tích rõ các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả của nó, từ đó có giải pháp phù hợp cho thời gian tới. Đồng thời không ngừng tăng đầu tư thâm canh, đưa giống mới có năng suất cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Đại học Kinh tế Huế

nhiều hơn, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các hộ sản xuất giỏi, tìm kiếm mở rộng thị trườngtiêu thụ.

2.4.2.2. So sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với một số cây trồng phổ biến trên địa bàn

Thực hiện chủ trương chung của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm qua, Xã Cẩm Sơn đã đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng có năng suất chất lượng mới vào sản xuất. Với việc nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và khai thác lợi thế đất đai, UBND xã Cẩm Sơn đã chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa và hoa màu kém hiệu quả sang trồng dưa hấu. Thực tế sản xuất cho thấy cây trồng này đã giúp nhiều hộ dân có nguồn thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.

Qua thực tế khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, hiện nay cơ cấu các loại giống cây trồng trên địa bàn khá đa dạng như: lúa, ngô, đậu, lạc. dưa hấu, rau…Với từng loại đất khác nhau thì việc trồng cây gì cho hiệu quả là một việc rất quan trọng của bà con nông dân. Bởi nó phản ánh mức thu nhập của người dân cũng như hiệu quả kinh tế mà người dân đạt được trong sản xuất nông nghiệp. Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa hấu và một số cây trồng khác trên cùng một loại đất ở địa bàn tôi sử dụng một số chỉ tiêu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu so với các cây trồng khác Chỉ tiêu GO/sào IC/sào VA/sào GO/Lđ VA/Lđ GO/IC VA/IC 1. Dưa hấu 4158,14 1076,5 3081,61 209,15 154,45 3,86 2,86

2. Ngô 1957,7 573,05 1384,6 184,89 130,78 3,42 2,42

3. Lạc 2149,96 816,1 1333,9 139,41 86,49 2,63 1,63

(Nguồn: Số liệu điều tra năm2010) Qua kết quả tính toán, tổng hợp cho một vụ sản xuất đối với mỗi loại cây trồng ở bảng trên ta thấy: Kết quả sản xuất của các cây trồng trên một sào có sự khác biệt rõ rệt. Trên cùng một sào đất nhưng GO/sào của dưa hấu cao hơn hẳn đạt 4158,14 nghìn đồng, cao gấp đôi so với cây ngô và cây lạc, với giá trị sản xuất của cây ngô là 1957,68 nghìnđồng cao hơn một ít là cây lạc với 2149,96 nghìnđồng. Đối với chỉ tiêu

Đại học Kinh tế Huế

chi phí trung gian thì sản xuất dưa hấu chiếm một lượng chi phí lớn, tiếp đến là lạc và sau cùng là cây ngô. Nhưng với lượng đầu tư chi phí trung gian càng cao thì giá trị gia tăng đạt được cũng tương ứng như vậy. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thì chỉ tiêu giá trị gia tăng là chỉ tiêu quan trọng thể hiện thu nhập của người dân. Với chỉ tiêu này, cây dưa hấu đạt với con số cao 3081,61 nghìn đồng, tiếp đến là cây ngô với 1384,6 nghìn đồng cuối cùng là cây lạc với 1333,9 nghìn đồng. Qua đó ta thấy, tính trên một sào thì cây dưa mạng lại thu nhập cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác.

Tính trên một ngày công lao động, cây dưa mạng lại giá trị sản xuất là 209,15 nghìn đồng, trong khi đó cây ngô là 184,89 nghìn đồng và cây lạc là 139,41 nghìn đồng. Tương ứng với giá trị sản xuất thì giá trị gia tăng của từng loại cây lần lượt là 154,45 nghìnđồng đối với cây dưa hấu, 130,78 nghìnđồng đối với cây ngô và 86,49 nghìnđồng với cây lạc.

Xét chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất thì cứ một đồng chi phí bỏ ra sản xuất dưa hấu mang lại 3,86 đồng giá trị sản xuất và 2,86 đồng giá trị gia tăng; cây ngô mang lại 3,42 đồng giá trị sản xuất và 2,42 đồng giá trị gia tăng và thấp nhất vẫn là cây lạc với 2,63 đồng giá trị sản xuất và 1,63 đồng giá trị gia tăng. Qua đó ta thấy, tuy sản xuất dưa hấu cần một lượng chi phí lớn nhưng lại đem lại giá trị sản xuất cao cho người dân chính vì vậy mà hiệu suất GO/IC và VA/IC cũng đạt kết quả cao so với trồng cây ngô và cây lạc.

Qua so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của cây dưa hấu và một số cây trồng khác thì cây dưa hấu mang lại hiệu quả hơn hẳn so với các cây trồng khác khi trồng trên cùng một loại đất. Bên cạnh đó thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa chỉ từ 60- 80 ngày nhưng đối với cây lạc và cây ngô phải mất từ 90 - 120 ngày. Chính vì thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn hơn các cây trồng khác nên sản xuất dưa hấu có thời gian quay vòng nguồn vốn nhanh hơn so với các cây trồng khác, hơn nữa mỗi năm các hộ nông dân có thể trồng tới 3 vụ. Nhưng do điều kiện tự nhiên của miền trung có có mùa đông lạnh không phù hợp cho cây dưa phát triển chính vì vậy ở xã hiện nay chỉ trồng được hai vụ dưa nhưng không để đất lãng phí xã đã thực hiện luân canh cây trồng với việc trồng 2 vụ dưa và một vụ bí (dưa hấu-dưa hấu-bí xanh) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong khi đó nếu trồng cây ngô hoặc cây lạc

Đại học Kinh tế Huế

thì chỉ trồng được hai vụ. Thời gian sinh trưởng dài mà hiệu quả kinh tế đạt được không cao chính vì vậy trong những năm gần đây diện tích trồng ngô và trồng lạc giảm một cách đáng kể, đặc biệt là diện tích trồng cây lạc. Thay thế vào đó thì diện tích trồng dưa của xã ngày một mở rộng và phát triển một cách mạnh mẽ. Song trong việc sản xuất các loại cây trồng để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sản xuất hơn nữa bà con phải có các biện pháp canh tác thích hợp, sử dụng hiệu quả các lợi thế hiện có, không ngừng học hỏi các tiến bộ kĩ thuật áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)