Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DƯA HẤU

2.4.1. Kết quả sản xuất dưa hấu

2.4.1.1 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa hấu nói riêng để thu được kết quả sản xuất thì ta phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định đó là chi phí sản xuất. Cũng như trong các ngành sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung, quá trình sản xuất dưa hấu nói riêng, chi phí sản xuất bao gồm các chi phí vật chất và dịch vụ phát sinh trong các khâu của quá trình sản xuất, nhằm đến việc đạt được mục đích cuối cùng trong sản xuất là doanh thu, lợi nhuận. Như vậy, chi phí sản xuất là một bộ phận không tách rời trong tổng chi phí sản xuất, là phần mà người sản xuất phải bỏ ra để thu được kết quả đó. Nếu chi phí sản xuất cao thì lợi nhuận giảm xuống và kéo theo các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả giảm xuống, do vậy chi phí sản xuất trực tiếp ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất.

Với sản xuất dưa hấu ở địa phương thì tư liệu sản xuất còn thô sơ, chủ yếu là các công cụ thủ công nên trong tổng chi phí sản xuất tôi chia làm 2 loại: chi phí trung gian và chi phí gia đình tự có. Tùy thuộc vào năng lực sản xuất của các nông hộ mà kết cấu của chi phí trung gian và chi phí gia đình tự có có sự chênh lệch rõ rệt.

Chi phí trung gian gồm toàn bộ các chi phí về vật chất và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Tùy theo từng ngành nghề mà tỉ trọng chi phí trong tổng chi phí khác nhau.

Đối với sản xuất dưa hấu chi phí trung gian là những khoản chi phí mà người dân nông dân đầu tư trực tiếp bằng tiền bao gồm: giống, phân bón,thuốc bảo vệ thực vật,

Đại học Kinh tế Huế

ni lông phủ, vôi bột và chi phí khác. Thuế sử dụng đất không còn nên khôngđược đưa vào chi phí trung gian. Chi phí trung gian tùy thuộc vào năng lực sản xuất của mỗi hộ.

Dưa hấu là loại cây trồng mà yêu cầu nhiều lao động để chăm sóc nên khoản chi phí về lao động là khoản có tỉ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí lao động được tính trên một sào dưa hấu bằng số công lao động bỏ ra bình quân trên một sào nhân với giá công lao động bình quân tại địa phương, theo điều tra thì giá cônglao động bình quân hiện nay tại địa phương là từ 80 nghìnđồng đến 100 nghìnđồng.

Sau khi tổng hợp kết quả điều tra tại địa phương tôi đưa ra bảng số liệu về chi phí phí và cơ cấu chi phí sản xuất dưa hấu của các nông hộ điều tra như sau:

Bảng 8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của các nông hộ đuợc điều tra (Tính bình quân cho 1 sào)

Chỉ tiêu

BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2

G.trị

(1000đ) CC (%) G.trị

(1000đ) CC (%) G.trị (1000đ)

CC (%) Tổng chi phí 2693,68 100 2661,98 100 2705,84 100 1. Chi phí trung gian 1076,53 39,97 1065,91 40,04 1080,59 39,94

Giống 152,64 5,67 155,52 5,84 151,54 5,60

Phân Bón 496,29 18,42 513,89 19,30 489,6 18,09

Thuốc BVTV 34,81 1,29 35,22 1,32 34,66 1,28

Ni lông phủ 180 6,68 181,34 6,81 179,49 6,63

Vôi 31,02 1,15 30,98 1,16 31,04 1,15

Dịch vụ thuê ngoài 181,77 6,75 148,96 5,60 194,26 7,18

2. Chi phí tự có 1617,15 60,03 1596,07 59,96 1625,25 60,06

Lao động GĐ 1506,50 55,93 1508,06 56,65 1505,91 55,65

Phân chuông tự có 110,65 4,11 88,01 3,31 119,34 4,41

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Từ số liệu bảng 8 ta thấy tổng chi phí bình quân cho một sào dưa hấu là 2693,68 nghìnđồng, đây là một con số tương đối cao so với người nông dân làm nông nghiệp;

trong đó chi phí gia đình tự có bình quân cho mỗi sào dưa hấu là khoản chi phí lớn

Đại học Kinh tế Huế

nhất với 1617,15 nghìn đồng, chiếm 60,03% trong tổng chi phí sản xuất với công lao động gia đình tự bỏ ra chiếm số lượng lớn 1506,50 nghìn đồng cho một sào dưa hấu;

còn chi phí trung gian bình quân mỗi sào dưa là 1.076,53 nghìn đồng, chiếm 39,97%

trong tổng chi phí sản xuất. Sở dĩ khoản chi phí lao động gia đình lớn hơn chi phí trung gian là do quá trình sản xuất dưa hấu của địa phương từ khi làm đất đến khi thu hoạch, mọi hoạt động sản xuất đều cần tới bàn tay của người lao động như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân tưới tiêu… Hơn nữa việc cơ giới hoá trong nông nghiệp của địa phương diễn ra chậm cộng với khả năng đầu tư trang bị vật chất - kĩ thuật còn yếu kém nên quá trình sản xuất luông gắn với sức lao động của con người, do vậy mỗi hộ gia đình trồng dưa phải bỏ ra công lao động rất lớn.

Đối với chi phí trung gian ta thấy khoản chi phí phân bón là lớn nhất trong tổng chi phí trung gian mà bà con bỏ ra với 496,29 nghìn đồng/sào, chiếm 18,42% trong tổng chi phí sản xuất. Tiếp đến là các chi phí về các dịch vụ thuê ngoài với 181,77 nghìnđồng/sào chiếm 6,75% trong tổng chi phí. Chi phí dùng ni lông phủ cũng không chênh lệch là bao so với các dịch vụ thuê ngoài với 180 nghìn đồng/sào chiếm 6,68%

trong tổng chi phí sản xuất. Tiếp đến là các chi phí khác như giống, thuốc BVTV và vôi… Do đó, trong quá trình sản xuất việc xác định được lượng phân bón hợp lý đối với cây trồng, sử dụng ni lông phủ một cách tiết kiệm nhất cũng như sử dụng loại giống phù hợp là điều kiện cần thiết cho người dân trong việc làm giảm chi phí chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu.

So sánh chi phí sản xuất giữa 2 nhóm hộ điều tra ta thấy có sự khác biệt rõ rệt.

Nhóm 1 với tổng chi phí sản xuất bình quân mỗi sào là 2661,98 nghìn đồng/sào, còn nhóm 2 có tổng chi phí sản xuất là 2705,84 nghìn đồng/sào. Lý do có sự chênh lệch chi phí sản xuất giữa hai nhóm là do nhóm này có diện tích gieo trồng lớn vì vậy đa số người dân đều phải thuê ngoài, điều này làm cho dịch vụ thuê ngoài của các hộ nông dân nhóm này tăng cao hơn hẳn so với nhóm 1 dẫn tới tổng chi phí sản xuất của nhóm 2 cao hơn nhóm 1. Chính vì chi phí thuê ngoài nhiều hơn mà công lao động ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1, với công lao động gia đình của nhóm 2 là 1.505,91 nghìn đồng nhưng nhóm 1 lên tới 1.508,06 nghìn đồng/sào. Do chi phí dịch vụ thuê ngoài bình quân nhóm 2 cao hơn hẳn nhóm 1 đã làm cho chi phí trung gian nhóm 2 cao hơn hẳn

Đại học Kinh tế Huế

nhóm 1 là 14,68 nghìn đồng/sào. Nhưng thực chất ở nhóm 2 chi phí về phân bón, giống, thuốc BVTV cũng như ni lông phủ đều thấp hơn nhóm 1. Lý do ở đây là vì nhóm 1 là nhóm hộ chủ yếu trồng dưa hấu ở đất ruộng và đất đồng vệ, diện tích đất này nhỏ mà độ phì nhiêu, màu mỡ không cao. Bên cạnh đó nhóm 2 lại trồng dưa ở đất bãi bồi hàng năm được dòng sông lam bồi đắp một lượng phù sa tương đối lớn. Chính vì vậy độ dinh dưỡng, phì nhiêu của đất này cao hơn hẳn đất ruộng và đất đồng vệ. Vì vậy màở nhóm 1 người dân phải đầu tư 1 lượng lớn phân bón hơn nhóm 2.

Xem xét biến động của từng đối tượng chi phí giữa các nhóm hộ ta thấy, với khoản mục chi phí trung gian thìở nhóm hộ sử dụng đất ruộng và đất đồng vệ có mức đầu tư chi phí là 1065,91 nghìnđồng/sào, chiếm 40,04 % tổng chi phí sản xuất; đối với nhóm hộ sử dụng đất ven sông có mức đầu tư chi phí là 1080.59 nghìnđồng/sào chiếm 39,94% so với tổng chi phí. Trong khoản mục chi phí trung gian , chi phí phân bón cao nhất, qua điều tra thực tế cho biết, các loại phân bón người dân thường sử dụng như phân chuồng, phân NPK, đạm đầu trâu, phân lân, phân kali. Song hầu hết lượng chi phí phân bón chủ yếu tập trung vào lượng phân NPK và đạm đầu trâu, hai loại phân này có các thành phần rất quan trọng đối với cây dưa hấu, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm dưa hấu. Bên cạnh đó, chi phí ni lông phủ cũng chiếm một lượng không nhỏ trung bình một sào dưa nông hộ sử dụng hết 180 nghìn đồng, tuỳ thuộc vào khả năng chăm sóc và giữ gìn của mỗi hộ mà luợng ni lông che phủ này được sử dụng hiệu quả. Theo kết quả điều tra thực tế thì hầu hết các hộ đều sử dụng ni lông che phủ được từ 2 - 3 vụ do vậy có thể tiết kiệm được chi phí ni lông cho từng mùa vụ. Mặt khác, việc sử dụng ni lông đối với các nông hộ tại địa phương là rất hiệu quả. Ngoài tác dụng ngăn ngừa cỏ mọc, vun gốc, đồng thời giảm hiện tượng rửa trôi phân bón, đất được bảo vệ tốt hơn, chống xói mòn và giữ được độ ẩm nhiệt độ cần thiết, từ đó nâng cao năng suất trồng dưa cho các nông hộ.

Để nâng cao năng suất trồng dưa thì một số yếu tố không thể thiếu đó là tìm kiếm và lựa chọn giống dưa phù hợp. Qua bảng số liệu ta thấy, trong khoản mục chi phí trung gian, chi phí về giống dưa của người dân chiếm một tỉ trọng không nhỏ, chứng tỏ tầm quan trọng của việc sử dụng các loại giống dưa vào sản xuất. Hiện nay đa số

Đại học Kinh tế Huế

các loại giống được sử dụng ở địa phương là những loại giống mới được cải tiến cho năng suất cao do vậy bà con phải đầu tư một lượng chi phí không nhỏ để tăng năng suất hiệu quả trồng dưa ngày một nâng cao.

Về chi phí dịch vụ thuê ngoài của các nông hộ, chi phí này bao gồm các khoản như: chi phí thuê làm đất, chi phí gieo trồng, chăm sóc ( đối với những hộ có diện tích gieo trồng lớn), chi phí thuê phương tiện vận chuyển dưa sau khi thu hoạch… Nhìn vào kết quả điều tra cho thấy, chi phí người dân sử dụng dịch vụ thuê ngoài là tương đối lớn chiếm 6,75% so với tổng chi phí. Trong đó ở nhóm 1 chi phí thuê ngoài chiếm 5,6% so với tổng chi phí. Nhóm này do diện tích trồng dưa là đất ruộng, đất đồng vệ, diện tích này tương đối nhỏ vì vậy người dân có thể tự túc chăm sóc được nên chi phí thuê ngoài tương đối thấp. Ở nhóm 2 do diện tích gieo trồng lớn, để kịp thời vụ người dân phải thuê ngoài nhiều hơn vì vậy chi phí thuê ngoài của nhóm này tương đối lớn với 194,26 nghìnđồng /sào chiếm 7,18% so với tổng chi phí.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí cho thuốc BVTV và vôi bột trên một sào trồng dưa là không lớn lắm, nó chỉ chiếm 1,29% và 1,15% tương ứng cho mỗi loại so với tổng chi phí. Vôi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong trồng dưa, nó giúp khử chua đất , phục hồi lại đất, chống các loại sâu bệnh gâyhại cho cây trồng. Cùng với vôi thì thuốc BVTV cũng rất quan trọng đối với cây dưa hấu. Thời tiết nắng nóng rất thuận lợi cho sự phát triển của cây dưa hấu, nhưng nó cũng giúp cho sâu bệnh hại dưa phát triển rất nhanh chóng do vậy sử dụng thuốc BVTV là rất cần thiết. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc BVTV được người dân trồng dưa hấu sử dụng như các loại thuốc trứ sâu, thuốc trừ bệnh hại, thuốc diệt kiến, các loại thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc kích thích lá, quả, có tác dụng thúc đẩy cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên cần phải sử dụng những loại thuốc này đúng cách, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật thì mới giúp cho cây sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người.

Xem xét về chi phí gia đình tự có, ta thấy có sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ.

Đối với nhóm 1 với chi phí tự có là 1596,07 nghìn đồng /sào với mức đầu tư công lao động gia đình là 1508,06 nghìn đồng /sào chiếm 56,65% trong tổng chi phí và chi

Đại học Kinh tế Huế

phí phân chuồng tự có là 88,01 nghìnđồng /sào chiếm 3,31 % trong tổng chi phí. Đối với nhóm 2 với chi phí tự có là 1625,25 nghìn đồng /sào, mức đầu tư công lao động gia đình có thấp hơn nhóm 1 với lượng đầu tư là 1505,91 nghìn đồng /sào chiếm 55,65% trong tổng cho phí còn lượng phân chuồng nhóm này tự có lại cao hơn nhóm 1 với 119,34 nghìn đồng /sào. Tuy có sự chênh lệch về công lao động gia đình giữa các nhóm hộ nhưng nhìn chung các hộ đều bỏ ra một lượng công lao động gia đình cũng như phân bón khá lớn. Nhờ vậy mà giảm được một lượng chi phí tương đối lớn trong quá trình sản xuất dưa hấu nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho các hộ nông dân trồng dưa.

Tóm lại, có thể thấy được mức đầu tư cho việc sản xuất dưa hấu của các nông hộ ở xã là tương đối cao, đặc biệt là khoản đầu tư về công lao động gia đình cho sản xuất.

Tuy nhiên các hộ cần phải quan tâm đầu tư phân bón đúng mức, bón phân theo đúng yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu ở xã cẩm sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)