CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM SƠN
Xuất phát từ thực tế của địa phương và trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ điều tra, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm
Đại học Kinh tế Huế
nâng cao khả năng sản xuất dưa hấu tại địa phương như sau:
3.2.1 Giải pháp về kĩ thuật
Việc áp dụng các kiến thức về khoa học kĩ thuật mới vào thực tiễn sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây dưa hấu nói riêng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, theo tôi các giải pháp về kĩ thuật cần thực hiện đó là:
-Đối với giống
Do giới hạn về quỹ đất phục vụ, sản xuất nông nghiệp, yêu cầu cấp thiết đối với các nông hộ là tăng cường đầu tư sản xuất thâm canh để tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó yếu tố giống là yếu tố được quan tâm hàng đầu của bà con nông dân, kể từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất, giống quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy chính quyền địa phương cùng với các hộ nông dân phối hợp tìm hiểu các giống dưa mới đưa vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
-Đối với phân bón
Chúng ta biết rằng đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nếu biết sử dụng hợp lý thì độ phì của đất có thể tăng lên, như vậy việc bón phân không chỉ mục đích cung cấp dinhdưỡng cho cây trồng mà còn mục đích cải tạo đất nếu ta sử dụng chúng lâu dài.
Do thời gian sinh trưởng của cây dưa ngắn ngày hơn các loại cây trồng khác vì vậy để cho cây phát triển nhanh cần cung cấp cho chúng một lượng phân bón lớn, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mới đem lại hiệu quả cao cho các hộ trồng dưa. Mặt khác việc sử dụng nhiều phân vô cơ dễ dẫn đến hiện tượng thoái hoá đất chính vì vậy các hộ cần phải tăng cường bón phân chuồng để cải tại đất, giảm bớt chi phí phân hoá học. Tăng cường đầu tư phân chuồng không những tăng độ phì nhiêu cho đất mà hộ còn tiếp kiện được một khoản chi phí đầu vào khá lớn giúp tăng hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ lên cao. Đối với các nông hộ nhóm 1 sản xuất dưa hấu chủ yếu trên đất ruộng vì vậy cần phải chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư phân chuồng cũng như cách bón phân sao cho phù hợp.
-Đối với công tác BVTV
Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất dưa
Đại học Kinh tế Huế
hấu. Phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh kịp thời là biện pháp vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao năng suất. Trước khi gieo hạt phải dùng thuốc diệt các loại côn trùng gây hại cho cây dưa hấu như dế, kiến… tránh trường hợp khi cây con lên sẽ bị cắn hư. Mặt khác, việc sử dụng các loại thuốc BVTV một cách quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và môi trường. Vì vậy hộ nông dân cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách khi phun phòng trừ sâu bệnh để thu được kết quả tốt nhất.
-Đối với việc chăm sóc
Việc sản xuất dưa hấu thường đỏi hỏi công chăm sóc cao hơn những loại cây trồng khác. Hơn nữa công tác chăm sóc, tỉa nhánh, cắt ngọn, bón phân... cũng gây ảnh hưởng tích cực tới năng suất dưa hấu. Vì vậy, muốn có năng suất cao các hộ phải có các biện pháp chăm sóc phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các hộ phải thường xuyên kiểm tra theo dõiđể có thể có những biện pháp chăm sóc giúp cây phát triển tốt.
3.2.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với các loại cây trồng. Mỗi loại cây trồng thích hợp với mỗi loại đất khác nhau. Để người dân ổn định sản xuất thì cần phải giải quyết tốt các vấn đề đất đai.Vấn đề quy mô ruộng đất hiện nay của xã còn manh mún, phân tán gây khó khăn cho việc sản xuất của các nông hộ (khó khăn trong đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, tăng các khoản phụ phí, làm giảm hiệu quả sản xuất).
Việc dồn điền, đổi thửa sẽ giúp nông hộ thuận tiện trong việc chăm sóc quản lý, cũng như dễ dàng đưa công tác cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy các cấp chính quyền xã cần nghiên cứu để đưa ra những biện pháp quy đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Hơn nữa, với một quỹ đất nông nghiệp khá hạn hẹp thì việc cải tạo, bồi dưỡng, đầu tư thâm canh, có chế độ phân bón hợp lý để phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai là rất cần thiết.
3.2.3 Giải pháp về vốn
Vốn trong sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh doanh của người nông dân. Sản xuất dưa hấu cần lượng vốn đầu tư lớn. Một trong những khó khăn mà hộ nông dân thường gặp là khó khăn về việc thiếu vốn để đầu tư thâm canh, mở rộng, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế. Hiện nay có nhiều nguồn vốn để nông hộ
Đại học Kinh tế Huế
có thể vay, tuy nhiên thủ tục vay vốn còn rườm rà, lãi suất lại khá cao nên việc vay vốn sản xuất của nông hộ còn rất hạn chế. Trong thời gian tới chính quyền cần có các biện pháp nông dân tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn. Cần liên kết với hệ thống tín dụng tạo cơ hội cho nông dân. Các ngân hàng cũng cần có biện pháp đưa dịch vụ ngân hàng về với nông hộ vìđây cũng là nhóm khách hàng tiềm năng.
3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho hoạt động sản xuất dưa hấu được tiến hành thuận lợi, đồng thời có thể dễ dàng áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nội đồng, xây dựng và phát triển hệ thống kênh mương nhưng vẫn có nhiều tuyến đường vẫn còn là đường đất, kênh mương chưa được nạo vét. Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa nạo vét kênh mương vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tưới tiêu. Nâng cao năng lực tưới tiêu của máy bơm, trạm bơm thông qua thay thế mới các máy quá cũ hay lắp đặt thêm các trạm bơm mới ở những vị trí xung yếu.
3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông
Để không ngừng đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng đồng thời tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo vươn lên thì đòi hỏi công tác khuyến nông cần phải được đẩy mạnh. Đẩy mạnh công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho người dân kết hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, trung tâm khuyến nông của tỉnh và công ty giống cây trồng để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân sản xuất dưa hấu các giống mới cho năng suất chất lượng cao hơn. Cần tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, và khuyến khích họ tham gia. Tổ chức cho nông dân tham quan, khảo sát thực tế thí điểm các mô hình trồng dưa hiệu quả.
3.2.6. Giải pháp về thị trường
Đầu ra cho sản phẩm là mối quan tâm hàng dầu của mọi quá trình sản xuất. Việc tiêu thụ sản phẩm dưa hấu của nông hộ vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Hơn nữa, sự biến động của thị trường đầu vào hay đầu ra đều ảnh hưởng đến qui mô và sản lượng dưa hấu. Với kinh tế hộ nông dân thì việc tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn. Để
Đại học Kinh tế Huế
giải quyết vấn đề thị trường cho nông sản địa phương thì cần thực hiện tốt công tác thông tin thị trường và dự báo về giá cả vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất dưa hấu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đến tận người nông dân như báo đài địa phương, loa truyền thanh thôn… Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các hộ nông dân sau khi thu hoạch, đa dạng hóa các hình thức thu mua sản phẩm. Mặt khác, cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Khi có thương hiệu thì sản phẩm sẽ có chỗ đứng trên thị trường, lượng tiêu thụ và giá thành sẽ cao hơn
Thực hiện liên kết giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh ngiệp, nhà khoa học. Nhà nông tiến hành đầu tư thâm canh, chăm sóc, thu hoạch và bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã kí, nhà doanh nghiệp sẽ thực hiện việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cải tiến tạo ra các giống mới phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương cho năng suất cao và tiến hành chuyển giao các tiến bộ đó cho nông dân. Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ chính sách, vốn, cung cấp thông tin cần thiết.
Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III