Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản phía nam (Trang 38 - 47)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN RẮN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

I. Khu vực miền Đông Nam bộ

I.3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

I.3.1. Mức độ điều tra địa chất khoáng sản

Việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước năm 1975 được phản ánh tập trung trên các tờ bản đồ địa chất Sài Gòn và Vĩnh Long do sở Địa chất Đông Dương thành lập. Các nghiên cứu của các tác giả người Pháp chủ yếu đề cập đến các trầm tích Jura và đá bazan phong hoá.

Sau năm 1975, công tác điều tra địa chất khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được tiến hành một cách hệ thống và có chất lượng ở các tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 và 1:50.000. Hiện đã có các loại bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 và 1:200.000 kèm theo thuyết minh được xuất bản và phát hành rộng rãi. Tính đến năm 2001, trên toàn bộ diện tích của tỉnh đã hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, thuộc 2 nhóm tờ: Đông thành phố Hồ Chí Minh (1994) và Hàm Tân - Côn Đảo (2001).

Cùng với công tác khảo sát lập bản đồ địa chất khu vực, công tác điều tra tìm kiếm, thăm dò khoáng sản cũng được tiến hành, chủ yếu trên một số diện tích phân bố của các mỏ đá xây dựng, puzơlan, sét gạch ngói nhằm phục vụ cho việc khai thác cung cấp cho nhu cầu xây dựng của các địa phương trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh.

I.3.2. Tổng quan về tiềm năng khoáng sản

Tổng hợp các kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 48 mỏ, điểm khoáng sản của 12 loại khoáng sản rắn và các nguồn nước nóng - nước khoáng. Trong đó khoáng sản có quy mô lớn và giá trị hơn cả trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, puzơlan, sét gạch ngói, cát xây dựng. Ngoài ra có thể kể đến cát thuỷ tinh, sét bentonit, than bùn và thạch anh.

- Khoáng sản kim loại

Các khoáng sản kim loại trên địa bàn tỉnh đã phát hiện một số điểm khoáng sản titan, thiếc, molipden, vàng. Tuy nhiên, chỉ có titan (ilmenit) là có giá trị, các khoáng sản còn lại chỉ là những biểu hiện khoáng hóa có hàm lượng thấp, qui mô nhỏ và không có triển vọng.

Titan phân bố dọc theo bờ biển khu vực thành phố Vũng Tàu trên chiều dài khoảng 8-9km, chiều rộng 200-400m. Đã ghi nhận 3 điểm quặng ilmenit sa khoáng là Long Hải, Vũng Tàu và Hồ Tràm. Theo kinh nghiệm điều tra sa khoáng titan ở Bình Thuận, dải ven biển khu vực này có khả năng phát hiện thêm các sa khoáng titan. (Theo kết quả điều tra của Nguyễn Kim Hoàn 1985, tài nguyên dự báo điểm khoáng sản Long Hải (thuộc xã Long Hải, huyện Long Đất) ở cấp P1 là 33.704 tấn tinh quặng ilmenit, với hàm lượng trung bình 11,1- 26,92 kg/m3).

Hiện nay Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ thuộc Ccụ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đang triển khai đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu”, song các kết quả của đề án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, do vậy tiềm năng sa khoáng ven

biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thể sẽ còn được bổ sung theo các kết quả của đề án nêu trên.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng

Trong nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có phong phú đá xây dựng, puzơlan, cát xây dựng, sét gạch ngói và vật liệu san lấp.

+ Đá xây dựng

Đá xây dựng là khoáng sản chính có giá trị và quy mô lớn nhất của tỉnh, phân bố khá tập trung ở khu vực trung tâm huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa, ít hơn là ở huyện Long Điền, Đất Đỏ. Các đá được khai thác sử dụng làm đá xây dựng khá đa dạng gồm các đá phun trào (bazan, andesit, ryolit, tuf), xâm nhập (granit, diorit). Hiện có 11 mỏ và điểm khoáng sản đã được điều tra, trong đó có 6 mỏ đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, một số mỏ đã được cấp phép khai thác.

Đá xây dựng chủ yếu phân bố ở các khu có địa hình núi sót nổi cao giữa đồng bằng và ngoài Côn Đảo. Theo thành phần thạch học và công dụng chúng được chia ra như sau:

1. Đá granit

Đá xây dựng thành phần granit có tiềm năng lớn. Tất cả đều thuộc cùng một phức hệ magma xâm nhập Đèo Cả. Thành phần thạch học chủ yếu gồm granit biotit, granit granophir, granosyenit. Đá màu trắng xám, phớt hồng, cấu tạo khối, rắn chắc. Trên địa hình hiện tại chúng thường tạo nên các khối núi với đỉnh cao 200-500m nổi cao giữa đồng bằng. Diện tích mỗi khối 0,3-5km2, điều kiện khai thác thuận lợi, gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ có nhu cầu lớn.

Một số mỏ đã và đang được khai thác với qui mô công nghiệp, đồng thời ở hầu hết các nơi đều có người dân khai thác thủ công đá chẻ cung ứng nhu cầu tại chỗ hoặc gia công cho các xí nghiệp mỏ.

Thành phần khoáng vật (%): felspat kali 30-50; plagioclas 15-30; thạch anh 15-38; biotit 1-3. Đá thường có kiến trúc tự hình đến nửa tự hình, hạt vừa, ít khi hạt lớn hoặc hạt nhỏ, cấu tạo khối đồng nhất.

Thành phần hóa học (%): SiO2 71-74; Al2O3 12,7-13,9; Fe2O3 0,7-2,8;

FeO 0,-1,3; TiO2 0,09-0,42; CaO 0,06-1,65; MgO 0,09-0,64; MnO 0,03-0,06;

Na2O 3,9-5,2; K2O 3,8-4,83;SO3 0,021; P2O5 0,02-0,07; MKN 0,45-1,00.

Tính chất cơ lý: Đá rắn chắc, nứt nẻ mạnh, độ nguyên khối >1m3. Thể trọng 2,5-2,59g/cm3, tỷ trọng 2,7-2,79g/cm3; độ rỗng 0,09-0,48%; độ hút nước 0,02-0,53%; cường độ nén tự nhiên 805-2010 KG/cm2; cường độ nén bão hòa nước 751-1618 KG/cm2, độ mài mòn trong tang quay 16-22%. Mẫu mài láng có độ bóng tốt nhưng màu sắc tối, không tươi, kém đẹp. Đá dùng tốt cho xây dựng (đá 4x6, đá hộc, đá chẻ), khả năng làm đá dăm và đá ốp lát hạn chế.

Tổng trữ lượng tiềm năng dự báo của 6 khu vực khoảng 5.200 triệu m3. Trong đó đã thăm dò với diện tích 365 ha, tổng trữ lượng 103 triệu m3 (xem bảng 1 tổng hợp tiềm năng đá xây dựng).

2. Đá phun trào

Đá xây dựng có thành phần ryolit, dacit, felsit, andesit… thuộc hệ tầng Nha Trang phân bố chủ yếu ở Đông Núi Ông Cậu, Bắc Núi Thị Vải, Núi Châu

Pha, Long Hương, Núi Nhỏ, và Mũi Cá Mập. Đá bazan phân bố rộng rãi ở Châu Đức, Đất Đỏ và Xuyên Mộc.

Đá phun trào h tng Nha Trang có diện phân bố hạn chế. Lớn nhất chỉ có 2 khu vực Đông Núi Ông Cậu và Mũi Cá Mập, tổng diện tích cả hai khu vực

>4 km2, trữ lượng dự báo 550 triệu m3. Số còn lại thường chỉ có diện phân bố 0,4-1,4 km2, trữ lượng dự báo mỗi điểm dưới 50 triệu m3.

Thành phần đá chiếm chủ yếu là ryolit, felsit, dacit và tuf của chúng, ít hơn có andesit. Đá màu xám, xám xanh, xám sáng, cấu tạo đặc sít, dòng chảy, hạnh nhân, kiến trúc porphyr. Ryolit, felsit thường có thành phần khoáng vật là tập hợp thạch anh - felspat 80-85%, còn lại là thủy tinh bị biến đổi. Tuf núi lửa có thành phần andesit, ryolit màu xám xanh, phớt lục, kiến trúc mảnh vụn trên nền thủy tinh bị biến đổi.

Thành phần hóa học (%): SiO2 53-75,16; Al2O3 12,8-15,80; Fe2O3 0,7- 1,67; FeO 0,9-4,38; TiO2 0,17-1,71; CaO 0,8-14,50; MgO 0,15-2,80; MnO 0,04- 0,10; Na2O 1,18-4,25; K2O 3,03-4,25; SO3 0,04-0,30; MKN 0,06-0,17

Đá rắn chắc, nứt nẻ mạnh, độ nguyên khối thấp, cường độ kháng nén cao (>1400 KG/cm2). Đá sử dụng tốt dưới dạng đá hộc, đá dăm bê tông hoặc rải đường.

Trữ lượng dự báo của 3 khu vực (không tính Côn Đảo) khoảng 562 triệu m3. Trong đó trữ lượng đã thăm dò 105,695 triệu m3.

Đá bazan tuy phân bố rộng rãi nhưng vỏ phong hóa dày, ít gặp đá tươi, và chưa được nghiên cứu, khai thác nhiều.

Đá có thành phần bazan olivin kiềm, màu xám đen, cấu tạo khối đặc sít và lỗ hổng, kiến trúc porphyr. Thành phần khoáng vật gồm ban tinh 5-25% (olivin, ít pyroxen, plagioclas), nền 75-95% (tập hợp plagioclas, pyroxen, olivin và thủy tinh bazo).

Thành phần hóa học (%): SiO2 43-51,30; Al2O3 11,8-14,89; Fe2O3 2,47- 10,01; FeO 3,4-8,43; TiO2 1,6-2,76; CaO 7,2-9,93; MgO 5,9-11,98; MnO 0,1- 0,64; SO3 0,00-0,27; MKN 0,00-4,31.

Bazan đặc sít còn tươi cường độ nén cao 1500-1700 KG/cm2. Trữ lượng dự báo của 8 khu vực khoảng 1.025 triệu m3.

Bảng tổng hợp tiềm năng đá xây dựng

Số tt Khu vực Loại đá Diện tích

(km2) Tài nguyên dự

báo (tr.m3) Trữ lượng TD cấp 122 (tr.m3) 1 Núi Mây Tào Granit xd 6 450

2 Bắc Bàu Ngứa Granit xd 2,5 60

3 Núi Nghệ Granit xd 2,5 60

4 Hòn Dùng Granit xd 0,5 15

5 Thị Vải-B. Quan Granit xd 28,5 4.375 103 6 N. Đá Dựng Granit xd 4 240

Cng đá granit 44 5.200 103

7 N.Lé - N. Sao Bazan xd 7,5 400 8 Bàu Lâm Bazan xd 12 180 9 Núi Nhân Bazan xd 3 60

Số tt Khu vực Loại đá Diện tích (km2)

Tài nguyên dự báo (tr.m3)

Trữ lượng TD cấp 122 (tr.m3) 10 Núi Chân Nai Bazan xd 2 30

11 Xuân Sơn Bazan xd 11 250

12 Núi Đất Bazan xd 0,5 10 13 Núi Thơm Bazan xd 5 75 14 Núi Lá Bazan xd 0,95 20

Cng đá bazan 37,45 1.025

15 Bắc N. Thị Vải Ryolit xd 0,8 26 16,857 16 Núi Ong Cậu Ryolit xd 6 524 88,839 17 Bắc N. Đá Dụng Ryolit xd 0,4 12

Cng đá ryolit 7,2 562 105,695

18 Cỏ Ống Gabro 2 60 7,13

3. Đá gabro ốp lát

Đá ốp lát ở Bà Rịa - Vũng Tàu có mỏ Cỏ Ống, Côn Đảo với thành phần gabro và gabrodiorit là có ý nghĩa nhất. Mỏ đã được thăm dò và khai thác.

Mỏ có ba khối gabro (thân quặng):

- Khối I phân bố phần phía Nam diện tích thăm dò, dạng bầu dục, dài 640 m, rộng 330 m, phân bố từ cao độ +11,63 m đến +100 m. Diện tích 16,7 ha. Độ thu hồi đá >1m3 47%.

- Khối II phân bố ở trung tâm, diện tích 8,45 ha, dài 325 m, rộng 240 m.

Độ cao phân bố +11,84 m đến +90 m. Độ thu hồi đá >1 m3 39%.

- Khối III phân bố phía Bắc khu mỏ, diện tích 3,58 ha, dài 275 m, rộng 180 m. Độ cao phân bố 0 m đến +65 m. Độ thu hồi đá >1 m3 77%.

Thành phần khoáng vật (%): plagioclas (labrador) 59-62; pyroxen bị amphibol hóa 39-40; khoáng vật quặng từ 0-<1%.

Đá màu xám đen, phớt lục, lốm đốm trắng, kiến trúc gabro hoặc ophyt, cấu tạo hạt nhỏ đến vừa, đều hạt. Mẫu mài láng màu đen hơi sắc lục.

Thành phần hóa học (%): SiO2 50,44-55,20; Al2O3 16,48-16,66; Fe2O3

2,88-4,10; FeO 4,78-7,11; TiO2 1,17-1,51; CaO 7,42-9,35; MgO 4,95-6,58;

Na2O 2,97; K2O 0,02; SO3 0,01-0,07; MKN 0,67-1,27.

Tính chất cơ lý: độ ẩm tự nhiên 0,39-0,48%; dung trọng 2,83-2,86 g/cm3; tỉ trọng 2,88-2,93 g/cm3; độ rỗng 2,32-3,38%; độ hút nước 0,36-0,41%; hệ số hóa mềm 0,91-0,96; cường độ kháng nén bão hòa nước 2051-2145 KG/cm2; độ mài mòn trong tang quay 5,3%. Tỉ lệ thu hồi đá ốp lát >1 m3 39-77%.

Trữ lượng tiềm năng dự báo cho cả khu vực Cỏ Ống khoảng 60 triệu m3. Trữ lượng thăm dò 7.130.136 m3.

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp phép khai thác từ năm 1994 trên 3 khối với diện tích 11,95 ha; 8,45 ha và 3,58 ha; tổng cộng 25 ha. Trữ lượng được cấp phép khai thác 7.130.000 m3 với sản lượng thiết kế 35.000 m3/năm. Đến năm 2004 mỏ bị đình khai thác.

+ Puzơlan

Trên địa bàn của tỉnh, các đá bazan tuổi Đệ tứ có diện phân bố lớn, chiếm

Đức, Xuyên Mộc và Đất Đỏ. Bazan lỗ rỗng, bazan bọt được sử dụng làm nguyên liệu puzơlan cho sản xuất xi măng. Nhìn chung, puzơlan có chất lượng tốt, hầu hết các mỏ có điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng lớn, có thể khai thác kết hợp với đá xây dựng. Ngoài các mỏ đã được thăm dò nêu trên, có thể tìm kiếm phát hiện thêm nhiều mỏ khác. Đây là khoáng sản có tiềm năng và quy mô lớn của tỉnh.

Thành phần khoáng vật chủ yếu của puzơlan bazan bọt (%): plagioclas 15-20, pyroxen 20-25, olivin 10-15, thạch anh 1-5, indingxit 10-15, serpentinit 1-3, calcit 3-5. Trong tro, tuf núi lửa thường chứa zeolít với hàm lượng 15-25%.

Đá có cấu tạo lỗ hổng, bọt, kiến trúc nổi ban và gian phiến.

Thành phần hóa học (%): SiO2 40-57; Al2O3 10,8-18; Fe2O3 11-15,7; CaO 5-10; MgO 3-7; MKN 1,9-5,8.

Độ hút vôi trung bình 78-112mg CaO/g phụ gia.

Hiện đã đăng ký 08 khu vực được coi là có triển vọng nhất về puzơlan với tổng diện tích 32,95 km2, tiềm năng tài nguyên dự báo khoảng 249 triệu m3. Trong đó đã thăm dò 4 mỏ, tổng trữ lượng 103,245 triệu tấn được thống kê trong bảng dưới đây.

Bảng tổng hợp tiềm năng puzơlan

Số tt Khu vực Diện tích (km2)

Tài nguyên dự báo (tr.m3)

Trữ lượng đã thăm dò (tr.T) 1 Núi Lé - Núi Sao 7,5 50

2 Núi Nhân 3 20

3 Núi Chân Nai 2 10

4 Xuân Sơn - Giao Ninh 11 50 31,925

5 Núi Thơm 5 25 12,18

6 Núi Lá 0,95 5

7 Gia Qui 3 74 40,75

8 Núi Đất 0,5 15 18,39

Cng 32,95 249 103,245

+ Cát xây dựng

Cát xây dựng đã được phát hiện ở một số nơi, tập trung chủ yếu ở phía đông, đông nam của tỉnh, thuộc các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và thành phố Vũng Tàu. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các mỏ và điểm khoáng sản có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng trong xây dựng nhà cửa

Cát xây dựng chủ yếu phân bố trên 4 khu vực, phần lớn phân bố theo các đường bờ biển cổ, ôm lấy rìa các khối magma xâm nhập, tạo nên các dải cát kéo dài 1-5 km, rộng 200-500 m, bề dày 1-3 m, nhiều nơi đến 6-8 m. Tổng diện tích có triển vọng cát xây dựng 48,2 km2, tiềm năng tài nguyên dự báo khoảng 86 triệu m3. Trong số đó hai khu vực Xuyên Mộc và Long Mỹ được quy hoạch khai thác nhiều nhất. Hai khu vực còn lại bị vướng nhiều quy hoạch khác.

Cát có thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, ít felspat và mica.

Thành phần độ hạt phổ biến (mm: %): 3-2: 0,4-2,5; 2-1: 12,5-44,75; 1-0,5: 19,5- 58,9: 0,5-0,25: 12,25-31,15; 0,25-0,1: 1,6-19,9; 0,1-0,05: 0,65-10,8; <0,05: 0,00- 24,40.

Cát thường lẫn bột sét với hàm lượng thay đổi từ 5-10-30%. Bởi vậy để có cát xây dựng người ta thường khai thác bằng phương pháp bơm rửa.

Bảng tổng hợp tiềm năng cát xây dựng

Số tt Khu vực Diện tích (km2) Tài nguyên dự báo (triệu m3)

1 Bàu Lâm - Mây Tào 14 14

2 Xuyên Mộc 27 54

3 Láng Cát 2,2 6

4 Long Mỹ 5 12

Cng 48,2 86

+ Sét gạch ngói

Sét gạch ngói phân bố có 2 nguồn gốc: trầm tích và phong hoá. Đã phát hiện và điều tra 3 mỏ và 1 điểm khoáng sản.

Sét trầm tích nằm trong các trầm tích tuổi Đệ tứ, thường có qui mô lớn và chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở phía nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ. Trong đó, khu vực mỏ Mỹ Xuân có diện phân bố khá lớn, đã được thăm dò đánh giá trữ lượng trên một diện tích nhỏ. Các trầm tích Đệ tứ chứa sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh chiếm diện tích rất rộng, do vậy tiềm năng sét gạch ngói là rất lớn.

Sét phong hoá có diện phân bố không lớn, gặp ở các khu vực đồi, núi thấp, thoải, nơi phân bố các đá lục nguyên hạt mịn như sét, bột kết, đá phiến thuộc các trầm tích lục nguyên tuổi Jura. Hiện mới đăng ký mỏ Núi Le (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc).

Sét Mỹ Xuân phân bố trong trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen muộn (amQ13). Mặt cắt thân khoáng từ trên xuống như sau:

- Lớp sét pha cát màu xám trắng lộ ra trên bề mặt, bề dày 2,5-7,4 m; trung bình 4,65 m.

- Lớp sét màu xám vàng, mịn, dẻo, phân bố từ độ sâu 2,5 đến trên 17 m, bề dày trung bình 10,71 m.

Thành phần khoáng vật sét (%): kaolinit 13-27, hydromica 14-20, clorit ít - 10, thạch anh 23-60, felspat 5-12.

Thành phần hóa học trung bình (%): SiO2 66,99; Al2O3 16,58; Fe2O3 5,58;

FeO 0,53; TiO2 0,96; CaO 0,1; MgO 0,55; MnO 0,02; SO3 0,003; MKN 6,01.

Thành phần độ hạt trung bình (mm: %): >0,25: 6; 0,25-0,05: 17,8; <0,05:

75,7. Tính chất cơ lý: chỉ số dẻo 20,4%; tỷ trọng 2,704 g/cm3; dung trọng 1,927 g/cm3; độ rỗng 44,4%; độ bão hòa 94,1%. Cường độ nén vật liệu nung ở 950oC 338-397 KG/cm2, ở 1050oC 534-559 KG/cm2; độ hút nước 15,3%, dung trọng gạch 1,86 g/cm3; tỷ trọng gạch 2,7 g/cm3.

Diện tích có triển vọng chứa sét khu vực Mỹ Xuân khoảng 8 km2, trữ lượng tiềm năng dự báo 30 triệu m3. Tuy nhiên ngoài 3 mỏ đang khai thác và một mỏ đang thăm dò trên tổng diện tích 141,86 ha, trữ lượng 9,456 triệu m3, khu vực Mỹ Xuân không thể mở rộng thêm diện tích và trữ lượng do ảnh hưởng đến quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ.

Ngoài Mỹ Xuân, sét còn phân bố ở một vài điểm khác trong vỏ phong hóa của đá phiến sét hệ tầng La Ngà thuộc huyện Xuyên Mộc, riolit phong hoá khu vực Suối Nghệ, Nghĩa Thành huyện Châu Đức và phía bắc thị trấn Long Hải huyện Long Điền nhưng chưa được điều tra.

+ Vật liệu san lấp 1. Cát nhiễm mặn

Theo kết quả khảo sát năm 1997 của Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị và Đề tài "Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng cát nhiễm mặn cửa sông, cửa biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ 2000-2010" thì cát nhiễm mặn phân bố tại các cửa sông, ven biển dạng các cồn cát, doi cát, bãi cát ngầm nằm sâu dưới mực nước biển từ 1-5m. Thành phần trầm tích gồm cát hạt nhỏ mịn đến hạt không đều, lẫn bột sét từ 1-26% và ít sạn, nhiều nơi có mùn cây.

Những khu vực phân bố chủ yếu đã được khảo sát bao gồm:

Khu vực vịnh Gành Rái (từ phía Nam đảo Long Sơn đến Mũi Gành Rái) diện tích phân bố 20 km2. Thân cát dày trung bình 1,3 m. Trữ lượng dự báo 18,2 triệu m3.

Khu vực Cửa Lấp - Phường 11, Tp. Vũng Tàu: Diện tích 16 km2. Bề dày thân cát 1,5-12 m; trung bình 9,37 m. Đây là mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng cấp C1và C2. Trữ lượng mỏ 72,992 triệu m3.

Khu vực Cửa Lấp - Phước Tỉnh, huyện Long Điền: Diện tích 24 km2. Bề dày thân cát 2,5-10 m; trung bình 6 m. Đây cũng là mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng cấp C1và C2. Trữ lượng mỏ 92,428 triệu m3.

Ngoài ra các khảo sát trước đây còn ghi nhận cát nhiễm mặn còn phân bố ở khu vực Lộc An với trữ lượng dự báo 1 triệu m3 và khu vực Hồ Tràm 1 triệu m3.

Tổng cộng trữ lượng và tiềm năng dự báo cát nhiễm mặn của Bà Rịa - Vũng Tàu là 184,62 triệu m3.

2. Cát san lấp

Một số thành tạo trầm tích có thành phần chủ yếu là cát có lẫn sạn, sỏi, bột sét dùng tốt cho mục đích san lấp dược gọi chung là cát san lấp. Đó là các thành tạo sườn tích (dpQ) bao quanh các vùng núi đá granit, cát trầm tích hệ tầng Suối Tầm Bó (N2stb), đôi khi là các hệ tầng Thủ Đức (amQ12-3) hoặc Trảng Bom (aQ11tb).

Bảng tổng hợp tiềm năng cát san lấp

Số tt Khu vực Diện tích (km2) Tài nguyên dự báo 1 Quanh N.ThịVải-Tóc Tiên 62 300 tr.m3

2 Hòa Hiệp 12 60 tr.m3

3 Phước Lợi 10 60 tr.m3

4 Bắc Long Hải 5 30 tr.m3

Cộng 89 450 tr,m3

Do chưa có công trình nghiên cứu chuyên đề, tìm kiếm, thăm dò, công tác khảo sát trong quá trình thực hiện dự án cũng chỉ được tiến hành trên những diện tích nhỏ hẹp nên việc đánh giá đối tượng này chỉ mang tính khái quát.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản phía nam (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)