I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, đề tài đã tiến hành nghiên cứu:
1. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động khai thác khoáng sản.
2. Hệ thống bộ máy quản lý hoạt động khai thác khoáng sản (giới hạn trong các tỉnh nghiên cứu).
3. Sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản (giới hạn trong các tỉnh và các loại khoáng sản đã được nêu trong thuyết minh).
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu hệ thống bộ máy quản lý hoạt động khai thác khoáng sản và sự tuân thủ pháp luật về khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn 10 tỉnh, trọng tâm là hoạt động khai thác vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng thông thường ở 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và hoạt động khai thác cát lòng sông ở 07 tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ.
Trên cơ sở xử lý tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin thu thập được, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản và một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động khoáng sản; bước đầu đánh giá tính khả thi, sự phù hợp và khả năng đi vào cuộc sống của chúng; xác định những vấn đề bất cập, tồn tại và đề xuất hướng bổ sung, sửa chữa.
II. Các phương pháp nghiên cứu và khối lượng II.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra về thực trạng tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 135 khu vực đang tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn 10 tỉnh, số lượng cụ thể:
STT Tỉnh, thành phố Số tổ chức, cá nhân
đã điều tra
1 Đồng Nai 22
2 Bình Dương 23
3 Bà Rịa – Vũng Tàu 22
4 Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ 37
5 An Giang, Đồng Tháp, Tiến Giang 31
Các doanh nghiệp được lựa chọn điều tra được lựa chọn mang tính đại diện cho các tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản trên địa bàn. Các tiêu chí có bản để lựa chọn là:
- Loại hình doanh nghiệp;
- Loại khoáng sản khai thác;
- Quy mô (sản lượng, vốn đầu tư, số lao động sử dụng, nộp ngân sách…), công nghệ khai thác;
- Vị trí mỏ đang khai thác.
Đề tài đã xây dựng các phiếu điều tra với các thông tin cơ bản phải thu thập:
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Các thông tin về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, giám đốc doanh nghiệp, giám đốc điều hành mỏ…
2. Thông tin về nhóm, loại khoáng sản
Xác định loại khoáng sản, nhóm khoáng sản, vị trí khu vực mỏ khoáng sản…
3. Thông tin về hồ sơ pháp lý liên quan đến khu vực mỏ đang hoạt động khai thác.
Đối với mỏ khai thác qui mô công nghiệp: thu thập thông tin từ khi tiến hành thăm dò khoáng sản, dự án đầu tư khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép khai thác, thiết kế khai thác mỏ, ký quĩ phục hồi môi trường, giám sát môi trường, thuê đất cho khai thác, sử dụng vật liệu nổ (đối với khai thác đá xây dựng).
Đối với mỏ khai thác tận thu: thu thập thông tin từ khi có hồ sơ phê duyệt bàn giao khu vực khai thác tận thu; đề án khai thác tận thu, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép khai thác, ký quĩ phục hồi môi trường, giám sát môi trường, thuê đất cho khai thác, sử dụng vật liệu nổ (đối với khai thác đá xây dựng).
4. Thông tin về hiện trạng hoạt động khai thác, chế biến
Các số liệu về sản lượng khai thác, chế biến khoáng sản tại mỏ theo thời gian: năm 2004; 2005; 6 tháng đầu năm 2006 và từ khi mỏ được cấp giấy phép khai thác đến 6 tháng năm 2006.
Các số liệu về doanh thu trong năm 2004; 2005 và 6 tháng năm 2006.
Các số liệu về thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác khoáng sản.
Số liệu về sử dụng lao động trong khai thác khoáng sản.
Các số liệu về công nghệ, thiết bị sử dụng trong hoạt động khai thác, chế biến.
Các thông tin về sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.
5. Thông tin về công tác an toàn lao động; bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý TNKS:
Số liệu về thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến;
Số liệu về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho người và thiết bị…
Thông tin về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ TNKS.
6. Các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp
Đề tài đã nhận được 135 phiếu điều tra. Các phiếu đều có xác nhận của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Điều tra về công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn 10 tỉnh
Đề tài đã xây dựng các phiếu điều tra với các thông tin cơ bản phải thu thập:
- Về tổ chức bộ máy.
- Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật: về khoáng sản và các văn bản có chứa nội dung qui phạm pháp luật về khoáng sản.
- Việc lập và thực hiện qui hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, khoanh vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.
- Việc cấp gia hạn, chuyển nhượng, thu hồi và đóng cửa mỏ các giấy phép khai thác khoáng sản.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.
- Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
- Công tác quản lý hồ sơ báo cáo hoạt động khoáng sản.
- Đề xuất kiến nghị của địa phương.
Phương pháp tiến hành
- Gửi phiếu thu thập thông tin về công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tới các Sở Tài nguyên và Môi trường để các Sở thu thập và gửi lại phiếu cho Đề tài.
- Trên cơ sở phiếu thu thập thông tin các Sở gửi về, đối chiếu với các tài liệu, số liệu hiện có tại Chi Cục Khoáng sản miền Nam để bổ sung những tài liệu, tư liệu còn thiếu.
- Trực tiếp xuống các Sở Tài nguyên và Môi trường thu thập bổ sung các thông tin, lập thành phiếu khảo sát công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại từng tỉnh.
- Đưa vào cơ sở dữ liệu.
II.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa một số mỏ khoáng sản Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại 129 mỏ do các tổ chức, cá nhân đang tiến hành khai thác khoáng sản trên địa bàn 10 tỉnh, số lượng cụ thể:
STT Tỉnh, thành phố Số tổ chức, cá nhân
đã điều tra
1 Đồng Nai 20
2 Bình Dương 17
3 Bà Rịa – Vũng Tàu 19
4 An Giang 26
5 Đồng Tháp 12
6 Tiến Giang 3
7 Bến Tre 4
8 Vĩnh Long 13
9 Trà Vinh 2
10 Cần Thơ 13
Các doanh nghiệp được lựa chọn điều tra được lựa chọn mang tính đại diện cho các tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản trên địa bàn. Các tiêu chí cơ bản để lựa chọn là:
- Loại hình doanh nghiệp;
- Loại khoáng sản khai thác;
- Quy mô (sản lượng, vốn đầu tư, số lao động sử dụng, nộp ngân sách…), công nghệ khai thác;
- Vị trí mỏ đang khai thác (lựa chọn phân bố đều trên địa bàn).
II.3. Phương pháp điều tra, khảo sát
Thực hiện việc khảo sát thực tế khu vực mỏ ngay sau khi làm việc với doanh nghiệp để thu thập thông tin về hồ sơ pháp lý của các mỏ.
Phối hợp khảo sát thực địa giữa nhóm tác giả, cơ quan quản lý hoạt động khoáng sản địa phương và doanh nghiệp:
- Tiến hành quan sát hiện trạng khu vực khai thác, xác định sơ bộ các thiết bị đang hoạt động khai thác.
- Sử dụng máy định vị vệ tinh GPS kiểm tra đại diện ranh giới khu vực khai thác thực tế với toạ độ được cấp giấy phép.
- Chụp ảnh các hoạt động khai thác.
- Trao đổi với cán bộ kỹ thuật của mỏ về thông tin hiện trạng hoạt động khai thác
- Quan sát hiện trạng khai trường và trong khu vực mỏ.
- Thu thập và đánh giá sơ bộ các thông số cơ bản về môi trường của mỏ đối với các hoạt động khai thác: khói bụi từ thiết bị khai thác; tiếng ồn; nước thải...
- Phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến hoạt động khoáng sản của đơn vị, ghi nhận các vấn đề đề xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán, xử lý thống kê các chỉ tiêu điều tra; các số liệu, tài liệu có được do khảo sát, điều tra tại thực địa.
- Tổng hợp, so sánh giữa các tỉnh, các khu và toàn vùng.
II.4 Phương pháp chuyên gia
Đề tài đã huy động các chuyên gia am hiểu về địa chất, khoáng sản, môi trường, pháp luật thuộc nhiều đơn vị trong và ngoài Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam tham gia.
Các chuyên gia đã tiến hành các nghiên cứu độc lập về các vấn đề liên quan đến công nghệ khai thác mỏ, bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, các vấn đề về cơ chế chính sách, quy phạm pháp luật về khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan khác; về tổ chức, cán bộ quản lý hoạt động khoáng sản, về thủ tục hành chính trong quản lý khai thác khoáng sản…
Đề tài cũng tổ chức lấy ý kiến chuyên gia thông qua tham vấn, hội thảo về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng.
CHƯƠNG III