Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở miền Đông Nam bộ

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản phía nam (Trang 68 - 79)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

I. Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở miền Đông Nam bộ

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 42 giấy phép khai thác khoáng sản các loại còn hiệu lực, trong đó chủ yếu là các giấy phép khai thác đá xây dựng, sét gạch ngói, cát sỏi lòng sông và một số khoáng sản khác như puzơlan, laterit.

Hiện nay các hoạt động khai thác khoáng sản có qui mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu là khai thác đá xây dựng với 16 mỏ. Ngoài ra còn có 04 mỏ đá đang tạm thời ngừng khai thác do nằm trong qui hoạch sân bay quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành.

Dưới đây là thống kê giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (bảngIII.1)

Bảng III.1

Số

TT Khoáng sản Số mỏ đã

cấp Số GP còn hiệu lực

đến 6/2006 Khai thác

CN KTTT, Qui mô nhỏ

1 Đá xây dựng 30 16 16 0

2 Puzơlan 03 01 01 01

3 Granit ốp lát 01 01 01 0

4 Laterit 2 01 01 0

5 Sét gạch ngói 38 8 01 07

6 Cát xây dựng 16 01 01 0

7 Kaolin 7 0 0 0

8 Than bùn 01 0 0 0

9 Vật liệu san lấp 28 02 0 02

Hiện trạng khai thác khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1997 - 2005 được thống kê trong bảng dưới đây (bảng III.2)

Bảng III.2

Sản lượng (m3) Số

TT Năm

Đá xây dựng Cát xây dựng Sét gạch ngói

1 1997 2.105.848 1.387.000 0

2 1998 2.570.692 1.562.080 165.363

3 1999 2.828.848 1.160.702 346.623

4 2000 3.221.883 1.469.850 425.204

5 2001 4.585.254 1.073.924 617.334

6 2002 6.654.850 1.573.006 651.674

7 2003 7.733.692 1.220.963 713.225

8 2004 8.072.596 1.100.334 250.894

9 2005 9.914.714 534.856 378.889

Cộng 47.688.377 11.082.715 3.567.306

Sản lượng khai thác mỏ, doanh thu, nộp ngân sách cũng như tình hình sử dụng lao động trong hoạt động khoáng sản theo từng năm từ 1997 đến năm 2005 được tổng hợp trong bảng III.3

Bảng tổng hợp sản lượng khai thác mỏ, doanh thu, nộp ngân sách, tình hình sử dụng lao động trong hoạt động khoáng sản theo từng năm từ 1997 đến năm 2005

Bảng III.3

SốTT Chỉ tiêu báo cáo 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cộng 1 Số lượng Doanh nghiệp NN 8 8 9 13 15 15 14 13 13 2 Số lượng Doanh nghiệp TN 2 5 9 15 12 20 15 12 8

3 Sản lượng khai thác thực tế:

+ Đá Xây dựng (m3) 2.105.848 2.570.692 2.828.848 3.221.883 4.585.254 6.654.850 7.733.692 8.072.596 9.914.714

47.688.377 + Cát xây dựng (m3) 1.387.000 1.562.080 1.160.702 1.469.850 1.073.924 1.573.006 1.220.963 1.100.334 534.856

11.082.715 + Laterit (T) 31.470 67.000 68.500 61.603 76.445 74.663 81.872 78.362 65.811

605.726 + Sét gạch ngói (m3) 0 165.363 364.623 425.204 617.334 651.674 713.225 250.894 378.989

3.567.306 + Sét Kaolin (m3) 0 5.692 28.421 61.320 76.127 110.144 43.184 21.630 0

346.518 + Vật liệu san lấp (m3) 278.602 199.266 407.298 699.427 764.117 223.336 184.306 61.033 257.236

3.074.621 + Puzơlan (T) 0 16.909 97.800 39.400 116.000 144.540 0 145.961 342.642

903.252 + Đá ốp lát (m3) 683 695 753 834 987 788 574 479 1057

6.850

+ Than bùn (m3) 3.000 5.074 3.763 0 0

11.837 4 Doanh thu (triệu đồng) 202.353 251846 215.382 255.472 310.501 456.350 529.389 492.484 624.336

3.338.113 5 Nộp thuế các loại (tr đồng) 9.770 19.579 28.242 27.942 20.619 30.465 29.299 34.964 43.388

244.268 6 Số lao động sử dụng (người) 2.030 2.105 2.543 2.303 2.873 2.925 2.673 2.480 2.490

Trong tổng số 20 mỏ khoáng sản tiến hành thu thập thông tin có 14 mỏ đá xây dựng, chiếm 75 %; 03 mỏ sét gạch ngói chiếm 15%; 01 mỏ đá ốp lát chiếm 5%; 01 mỏ cát lòng sông Đồng Nai chiếm 5%; 01 mỏ laterit làm phụ gia xi măng.

Thống kê theo loại hình và qui mô khai thác xác định: có 18 mỏ khai thác qui mô công nghiệp (gồm 14 mỏ đá xây dựng, 01 mỏ đá ốp lát, 01 mỏ cát lòng sông, 01 mỏ sét gạch ngói, 01 mỏ laterit) và có 02 mỏ sét gạch ngói khai thác tận thu.

Về loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản có:

07 doanh nghiệp nhà nước (01 Công ty TNHH một thành viên của tỉnh Đồng Nai; 01 Công ty kinh tế Quốc phòng; 01 Công ty nhà nước của tỉnh; 02 Công ty thuộc Bộ Xây dựng; 01 Công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, 01 Công ty của Bộ Xây dựng); 04 Công ty cổ phần; 02 Công ty TNHH; 01 Xí nghiệp tư nhân.

Kết quả khảo sát tại 14 mỏ đá xây dựng, 3 mỏ sét gạch ngói, 1 mỏ cát lòng sông và 1 mỏ đá ốp lát, 01 mỏ laterit phụ gia xi măng cho thấy:

V công ngh khai thác - Khai thác đá xây dựng

Nhìn chung các mỏ hầu hết đều sử dụng công nghệ khoan nổ mìn vi sai nhiều số với các loại thuốc nổ mới như nhũ tương, anfo và anfo chịu nước nên khả năng an toàn cao. Đặc biệt các mỏ đá thuộc khu vực thành phố Biên Hoà đã sử dụng công nghệ nổ mìn này từ những năm 1998 làm giảm nhiều chấn động, tiếng ồn và đá văng khi nổ mìn khai thác.

Các mỏ đá điển hình sử dụng loại công nghệ khai thác này được thống kế trong bảng III.4 dưới đây

Bảng III.4

Số TT

Doanh nghiệp Tên mỏ Vị trí

1 Đá XD Tân Bản Phường Bửu Hoà – tp.Biên Hoà

2

Công ty TNHH 1 thành

viên BBCC Đá XD Bình Hoá Xã Hoá An – tp.Biên Hòa 4 Công ty Đồng Tân Đá XD Tân Hạnh 1 Xã Tân Hạnh – tp.Biên Hoà 5 Cty TNHH Hiệp Phong Đá XD Tân Hạnh 2 Xã Tân Hạnh – tp.Biên Hoà 6 Cty cổ phần Hoá An Đá XD Hoá An Xã Hoá An – tp.Biên Hoà

- Khai thác sét gạch ngói và laterit:

Do các mỏ sét phân bố chủ yếu ở địa hình tương đối bằng phẳng, tầng phủ mỏng nên sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, sử dụng công nghệ xúc bốc cơ giới bằng các thiết đào, xúc và vận chuyển.

Độ sâu khai thác từ 6m đến 15m, trung bình khoảng 10m, trong đó chiều dày tầng đất phủ từ 1 - 3 m, chủ yếu là cát bột lẫn sạn sỏi laterit.

- Khai thác đá ốp lát

Sử dụng công nghệ nổ bằng dây nổ để khai thác tại mỏ đá ốp lát, sản phẩm khai thác được là các khối đá granit màu trắng xám có kích thước từ 4 - 12m3. Đá được vận chuyển về nhà máy cưa cắt để chế biến.

- Khai thác cát lòng sông

Thiết bị khai thác là những hệ thống xáng cạp có công suất từ 45 - 60 tấn/h; vận chuyển bằng các xà lan có tải trọng từ 200- 400 tấn.

Công ngh chế biến - Chế biến đá xây dựng

Hoạt động chế biến đá xây dựng chủ yếu sử dụng các hệ thống thiết bị đập, nghiền, sàng. Trước đây phổ biến các loại thiết bị có công suất 25 - 30 tấn/h. Hiện nay hầu như các mỏ đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị đập nghiền sàng có công suất từ 150 - 250 tấn/h. Tuy nhiên phần lớn các mỏ vừa sử dụng hệ thống thiết bị công suất nhỏ vừa sử dụng hệ thống có công suất lớn.

- Chế biến sét gạch ngói

Sét gạch ngói của tỉnh Đồng Nai có chất lượng khá tốt xếp thứ 2 sau nguồn sét của tỉnh Bình Dương; được sử dụng để sản xuất gạch ngói trong khu vực, như nhà máy gạch gói Đồng Nai và các nhà máy gạch tuynen có công suất từ 25 - 30 - 35 triệu viên/năm;

Sét được ủ, tưới đều nước cho mềm sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất gạch, gốm, ngói…Các sản phẩm của các nhà máy gạch tuynen có chất lượng tốt.

- Chế biến đá ốp lát

Tại nhà máy cưa cắt, đá khối được cắt thành các mặt thông thường có chiều rộng 2 - 2,5m; chiều dài từ 3,5 - 4m. Sau đó qua hệ thống thiết bị gia công đánh bóng bề mặt và chế tác thành các sản phẩm sử dụng cho nhu cầu xây dựng, trang trí…

Cát lòng sông sau khi khai thác một phần được sử dụng trực tiếp, một phần được vận chuyển về khu vực chế biến của Công ty sau đó qua hệ thống sàng phân loại và rửa để nâng cao chất lượng cát.

I.2. Tnh Bình Dương

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có 23 giấy phép khai thác còn hiệu lực, trong đó có 21 giấy phép khai thác công nghiệp, 02 khu vực được Bộ phê duyệt bàn giao để Tỉnh cấp phép khai thác tận thu. Khoáng sản được cấp phép khai thác chủ yếu là đá xây dựng, sét gạch ngói, cát sỏi lòng sông và kaolin.

Hiện nay các hoạt động khai thác khoáng sản có qui mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu là khai thác đá xây dựng với 11 mỏ, sét gạch ngói 06 mỏ, kaolin 02 mỏ. Dưới đây là thống kê giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (bảng III.5)

Bảng III.5 Số

TT Khoáng sản Số GP còn hiệu

lực đến 6/2006 Khai thác CN KTTT, Qui mô nhỏ

1 Đá xây dựng 15 15 0

2 Sét gạch ngói 5 3 2

3 Cát xây dựng 1 1 0

4 Kaolin 2 2 0

5 Vật liệu san lấp 0 0 0

Cộng 23 21 2

Đã tiến hành khảo sát thu thập thông tin 17 mỏ, trong đó có 11 mỏ đá xây dựng chiếm 65 %; 05 mỏ sét gạch ngói chiếm 29%; 01 mỏ kaolin chiếm 6%.

Thống kê theo loại hình và qui mô khai thác xác định: có 16 mỏ khai thác qui mô công nghiệp (gồm 12 mỏ đá xây dựng, 01 mỏ kaolin, 01 mỏ cát lòng sông, 04 mỏ sét gạch ngói); có 01 mỏ sét gạch ngói khai thác qui mô nhỏ.

Về loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản có:

05 doanh nghiệp nhà nước (03 Công ty của tỉnh Bình Dương; 02 Công ty thuộc Bộ Xây dựng); 03 Hợp tác xã; 05 Công ty TNHH; 01 Xí nghiệp tư nhân.

Sản lượng khai thác hàng năm của các loại khoáng sản, vốn đầu tư và nộp ngân sách hàng năm được thể hiện trong bảng III.6

Bảng tổng hợp sản lượng khai thác hàng năm của các loại khoáng sản, vốn đầu tư và nộp ngân sách Bảng III.6 ST

T Năm Kaolin (m3)

Sét GN (m3)

Đá XD (m3)

Cát XD (m3)

Laterit (sỏi đỏ)

Tổng vốn đầu tư (tr.đồng)

Nộp ngân sách (tr.đồng)

1 1993 39.342 664.063 788.058 280.000 3.036

2 1994 61.000 417.000 700.000 367.000 6.000

3 1995 58.000 408.200 1.119.000 534.000 6.062

4 1996 52.225 477.500 1.125.400 633.000 6.268

5 1997 144.000 1.065.000 1.800.000 870.000 7.500

6 1998 112.171 1.176.449 2.030.619 543.005 12.900

7 1999 166.648 846.291 1.863.154 260.021 21.260

8 2000 189.600 737.898 2.635.474 168.651 17.989

9 2001 186.329 899.632 3.964.274 553.746 23.931

10 2002 287.992 1.128.532 4.638.211 507.260 21.557

11 2003 254.866 1.085.512 5.041.446 851.790 32.239 23.770

12 2004 195.152 1.454.637 5.041.829 167.703 40.655 251.000 54.714

13 2005 192.220 834.681 4.862.792 83.951 323648 28.217

14 6/2006 50.443 787.587 2.268.026 32.951 155.303 10.745

Tổng cộng 1.366.549 10.689.556 37.178.983 1.948.617 72.894 479.202 177.232

Kết quả khảo sát trên 17 mỏ, gồm 11 mỏ đá xây dựng, 5 mỏ sét gạch ngói, 01 mỏ kao lin đang được khai thác cho thấy:

V công ngh khai thác - Khai thác đá xây dựng

Nhìn chung các mỏ hầu hết đều sử dụng công nghệ khoan nổ mìn vi sai nhiều số để khai thác đá, với các loại thuốc nổ mới như nhũ tương, anfo và anfo chịu nước nên khả năng an toàn cao.

Đối với các mỏ đá thuộc khu vực huyện Dĩ An và huyện Thuận An nằm trong khu dân cư và các khu công nghiệp, tiếp giáp khu vực thành phố Biên Hoà, nên hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã phối hợp tổ chức việc áp dung công nghệ nổ mìn này từ những năm 1998 làm giảm nhiều chấn động, tiếng ồn và đá văng khi nổ mìn khai thác.

Các mỏ đá điển hình sử dụng loại công nghệ khai thác này thống kê trong bảng III.7

Bảng III.7

Số

TT Doanh nghiệp Tên mỏ Vị trí

1 Công ty Khoáng sản và

XD Bình Dương Đá xây dựng Xã Tân Đông Hiệp - huyện Dĩ An 2 Công ty VL và XD Bình

Dương

Đá xây dựng Núi Nhỏ, Xã Bình An - huyện Dĩ An

- Khai thác sét gạch ngói:

Do các mỏ sét phân bố chủ yếu ở địa hình tương đối bằng phẳng, tầng phủ mỏng nên sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, sử dụng công nghệ xúc bốc cơ giới bằng các thiết đào, xúc và vận chuyển.

Độ sâu khai thác từ 6m đến 15m, trung bình khoảng 10m, trong đó chiều dày tầng đất phủ từ 1 – 3 m chủ yếu là cát bột lẫn sạn sỏi laterit.

- Khai thác kaolin

Tương tự như khai thác sét gạch ngói, tuy nhiên việc khai thác kaolin phức tạp hơn do lớp khoáng sản kaolin phân bố dạng thấu kính, mỏng và xen kẹp giữa các lớp cát san, sét; do đó quá trình khai thác cần chọn lựa tốt để nâng cao chất lượng kaolin.

- Khai thác cát lòng sông

Khu vực khai thác nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn nên lòng sông hẹp và cạn, không phù hợp với thiết bị khai thác là xáng cạp, vì thế công nghệ khai thác là sử dụng các thiết bị bơm hút cát được lắp đặt trên các tàu có trọng tải khoảng 20 - 30 tấn.

Công ngh chế biến - Chế biến đá xây dựng

Hoạt động chế biến đá xây dựng chủ yếu sử dụng các hệ thống thiết bị đập, nghiền, sàng. Trước đây phổ biến các loại thiết bị có công suất 25 - 30 tấn/h. Hiện nay hầu như các mỏ đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị đập nghiền sàng có công suất từ 150 - 250 tấn/h. Tuy nhiên phần lớn các mỏ sử dụng vừa hệ thống thiết bị có công suất nhỏ vừa sử dụng hệ thống có công suất lớn.

- Chế biến sét gạch ngói

Sét gạch ngói của tỉnh Bình Dương có chất lượng tốt nhất trong khu vực miền Đông Nam bộ; được sử dụng để sản xuất gạch ngói trong các nhà máy lớn như nhà máy gạch ngói Đồng Nai; và các nhà máy gạch tuynen có công suất từ 25 - 30 - 35 triệu viên/năm. Sét được ủ, tưới đều nước cho mềm sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất gạch, gốm, ngói…Các sản phẩm của các nhà máy gạch tuynen có chất lượng tốt.

- Chế biến kaolin

Kaolin của tỉnh Bình Dương cũng có chất lượng tốt được sử dụng làm gốm sứ từ nhiều năm trước. Kaolin sau khi khai thác được chế biến với phương pháp trọng lực, nghiền lắng lọc, kaolin được cung cấp cho sản xuất gốm sứ trong tỉnh Bình Dương và sản xuất gạch men tại các nhà máy trong khu vực các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.

I.3. Tnh Bà Ra - Vũng Tàu

Từ năm 1996 đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp 95 giấy phép khai thác, trong đó có 81 giấy phép khai thác công nghiệp và 14 giấy phép khai thác tận thu. Ngoài ra còn có 180 giấy phép tận thu VLSL qui mô nhỏ trong quá trình đào ao hồ, cải tạo mặt bằng.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 59 giấy phép khai thác khoáng sản các loại còn hiệu lực, trong đó có 18 giấy phép khai thác qui mô công nghiệp và 6 giấy phép khai thác tận thu, 28 giấy phép khai thác VLSL.

Trong đó chủ yếu là các giấy phép khai thác đá xây dựng, sét gạch ngói, cát sỏi lòng sông và một số khoáng sản khác như puzơlan, đá ốp lát, VLSL.

Hiện nay các hoạt động khai thác khoáng sản có qui mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là khai thác đá xây dựng với 16 mỏ, sét gạch ngói 03 mỏ, puzơlan 03 mỏ và 03 mỏ nước khoáng. Dứoi đây là tổng hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trên địa bàn Tỉnh (bảng III.8).

Bảng III.8 Số

TT Khoáng sản Số GP đã cấp

Số GP còn hiệu lực đến

6/2006

Khai

thác CN KTTT, qui mô nhỏ

1 Đá xây dựng 25 22 16 6

2 Sét gạch ngói 03 3 3 0

3 Cát xây dựng 07 1 1 0

4 Đá ốp lát 01 0 0 0

5 Puzơlan 03 3 3 0

6 Nước khoáng 03 2 2 0

7 Vật liệu san lấp 52 28 28 0

Cộng 95 59 53 6

Hiện trạng khai thác khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng

Bảng III.9 Sản lượng (m3)

Số TT

Năm

Đá xây dựng Puzơlan Sét gạch ngói

1 1997 487.078 116.790 28.593

2 1998 1.141.329 114.734 27.016

3 1999 721.031 57.915 44.366

4 2000 815.746 190.326 31.582

5 2001 907.371 468.138 66.998

6 2002 1.176.748 580.890 83.151

7 2003 1.328.587 449.678 78.076

8 2004 1.460.000 444.922 132.138

9 2005 1.600.000 780.000 100.000

10 6/2006 1.030.000 610.000 48.000

Tổng cộng 10.667.890 3.185.481 639.920

Sản lượng khai thác hàng năm của các loại khoáng sản, vốn đầu tư và nộp ngân sách hàng năm được thể hiện trong bảng III.10

Sản lượng khai thác hàng năm của các loại khoáng sản, vốn đầu tư và nộp ngân sách hàng năm được thể hiện trong bảng sau Bảng III.10

SốTT Chỉ tiêu báo cáo 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6/2006 Cộng

1 Số lượng Doanh nghiệp NN 6 9 7 7 9 11 11 10 70

2 Số lượng Doanh nghiệp TN 5 5 13 15 16 14 14 12 94

3 Số lượng Doanh nghiệp NN 1 1 1 1 1 5

4 Sản lượng khai thác thực tế:

4.1 Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) 38.850 53.627 52.441 68.255 132.073 85.896 146.584 180.803 501.700 622.940 790.875 4.2 Đá xây dựng (m3) 460.015 1.098.378 646.224 744.725 864.730 1.020.195 1.246.005 1.409.752 1.600.000 1.030.000 9.341.767 4.3 Puzơlan (tấn) 116.790 114.734 72.291 190.326 468.138 580.890 350.299 375.213 780.000 610.000 1.642.159

4.4 Cát xây dựng (m3) - - 5.345 17.839 38.475 46.520 54.034 5.908 - - 126.253

4.5 Sét gạch ngói (m3) 28.593 27.016 44.366 31.582 66.698 79.651 59.148 134.138 100.000 4.8.000 519.292 4.6 Nước khoáng ngâm tắm (m3) 36.500 36.500 54.750 73.000 73.000 91.250 109.500 127.750 - 46.000 29..392

4.7 Nước khoáng đóng chai (m3) 208 260 231 148 232 177 96 80 - - 1.432

4.8 VLSL (m3) 23.450 34.640 21.748 16.310 78.763 180.686 332.565 360.292 870.000 450.000 982.814

5 Doanh thu (triệu đồng) 33.980 69.668 60.657 138.434 136.954 120.705 145.832 156.841 832.489 6 Nộp thuế các loại (tr đồng) 1.018 2.236 3.163 5.182 5.370 4.582 6.100 7.752 6.040 6.271 31.406 7 Số lao động sử dụng (người) 551 596 685 776 1157 1216 1303 1390 7.674

- Đề tài đã tiến hành khảo sát thu thập thông tin tại 19 mỏ, trong đó có 11 mỏ đá xây dựng, chiếm 61 %; 02 mỏ sét gạch ngói chiếm 11%; 03 mỏ puzơlan làm phụ gia xi măng chiếm 17% ; 03 mỏ VLSL chiếm 11%;

- Thống kê theo loại hình và qui mô khai thác đã xác định có 16 mỏ khai thác qui mô công nghiệp (gồm 11 mỏ đá xây dựng, 02 mỏ sét gạch ngói, 03 mỏ puzơlan) và 03 mỏ khai thác VLSL.

- Về loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng sản có 13 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó có 05doanh nghiệp nhà nước, 02 Công ty cổ phần, 06 Công ty TNHH

Kết quả khảo sát trên 19 mỏ, gồm 11 mỏ đá xây dựng, 2 mỏ sét gạch ngói, 3 mỏ puzơlan, 03 mỏ VLSL đang được khai thác cho thấy:

Công ngh khai thác - Khai thác đá xây dựng

Nhìn chung các mỏ hầu hết đều sử dụng công nghệ khoan nổ mìn để khai thác đá, đó là công nghệ nổ mìn vi sai nhiều số với các loại thuốc nổ mới như nhũ tương, anfo và anfo chịu nước nên khả năng an toàn cao.

Các mỏ đá điển hình sử dụng loại công nghệ khai thác này thống kê trong bảng III.11

Bảng III.11

SỐ

TT TÊN DOANH NGHIỆP MỎ KHOÁNG SẢN ĐỊA DANH

1 Đá xây dựng Long

Hương Long Hương, tx.Bà Rịa 2 Đá xây dựng Châu Pha x.Châu Pha, h.Tân Thành 3

Công ty KS Vinaconex

Đá xây dựng Lô IIA x.Châu Pha, h.Tân Thành 4 Cty SungeiWay-Đại

Dương Đá xây dựng Lô 8 xã Long Hương-tx.Bà Rịa 5 Công ty ĐT phát triển

XD

Đá xây dựng Lô I xã Châu Pha-h.Châu Thành 6 Công ty XD 48 - Bộ NN

& PTNT Đá xây dựng Lô IIB x.Châu Pha, h.Tân Thành 7 Công ty XD và PT Đô

thị - Sở XD Đá XD lô III + IV Xã Châu Pha - huyện Tân Thành 8 Công ty TNHH Hoàng

Long

Đá xây dựng Lô 13 x.Phú Xuân, h.Tân Thành 9 Công ty TNHH Thuận

Lập Đá xây dựng Lô 14 x.Mỹ Xuân, h.Tân Thành

- Khai thác sét gạch ngói

Do các mỏ sét nằm ở địa hình bằng phẳng và gần nhà máy sản xuất gạch tuynen; tầng phủ mỏng nên sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên.

Tại mỗi mỏ sử dụng công nghệ xúc bốc cơ giới bằng các thiết đào, xúc và vận chuyển; gồm máy xúc gầu ngược có thể tích gầu từ 1 - 1,2m3; máy ủi và ô tô vận tải loại 10m3. Độ sâu khai thác trung bình khoảng 10m, trong đó chiều dày tầng đất phủ từ 1 - 1,2 m chủ yếu là cát bột lẫn sạn sỏi laterit.

- Khai thác puzơlan

Phương pháp khai thác lộ thiên, sử dụng công nghệ khoan nổ mìn vi sai nhiều số để khai thác, với các loại thuốc nổ mới như nhũ tương, anfo và anfo chịu nước nên khả năng an toàn cao.

Hệ thống khoan bằng khí nén, đường kính khoan d = 105mm. Mỏ được cắt tầng với chiều cao mỗi tầng 5m, khai thác từ trên xuống do mỏ có địa hình dương. Thiết bị xúc bốc tại mỏ có máy xúc gầu ngược có thể tích gầu từ 1,2 - 1,5m3, máy ủi được dùng để san gạt tầng phủ.Vận chuyển đất đá phủ và quặng khai thác được bằng ô tô đến khu chế biến cách khai trường 500m.

Khai thác VLSL

Tại mỗi mỏ sử dụng công nghệ xúc bốc cơ giới bằng các thiết đào, xúc và vận chuyển; gồm máy xúc gầu ngược có thể tích gầu từ 1 - 1,2m3; máy ủi và ô tô vận tải loại 10m3. Độ sâu khai thác trung bình khoảng 10m, trong đó chiều dày tầng đất phủ từ 1 - 1,2 m chủ yếu là cát bột lẫn sạn sỏi laterit.

Công ngh chế biến - Đá xây dựng

Chủ yếu sử dụng các hệ thống thiết bị đập, nghiền, sàng, trước đây sử dụng phổ biến các loại thiết bị có sông suất nhỏ do Liên xô sản xuất với sản lượng 25 - 30 tấn/h. Hiện nay hầu như các mỏ đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị đập nghiền sàng có công suất từ 150 - 250 tấn/h, nhìn chung các thiết này cho sản phầm có chất lượng cao, đảm bảo vấn đề môi trường trong sản xuất.

Tuy nhiên phần lớn các mỏ đều vừa sử dụng hệ thống thiết bị có công suất nhỏ vừa sử dụng hệ thống có công suất lớn.

- Sét gạch ngói

Sau khi được chở về khu vực tập kết, sét được ủ, tưới đều nước cho mềm để làm nguyên liệu cho sản xuất gạch, gốm, ngói…

- Chế biến puzơlan

Hoạt động chế biến puzơlan chủ yếu sử dụng các hệ thống thiết bị đập, nghiền, sàng, phổ biến các loại thiết bị có sông suất nhỏ với công suất 25 - 30 tấn/h.

Hiện nay các mỏ đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị đập nghiền sàng có công suất từ 150 - 250 tấn/h, tại mỏ puzơlan Gia Qui đang đầu tư xây dựng hệ thống nghiền sàng công suất lớn nhằm thay thế dần 05 hệ thống nghiền sàng công suất nhỏ đang hoạt động.

Cát san lấp được sử dụng ngay làm vật liệu san lấp cho mặt bằng các khu công nghiệp và khu dân cư trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản phía nam (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)