CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM
II. Một số đề xuất, kiến nghị cụ thể
II.2. Đối với các địa phương
- Phối hợp với Bộ, ngành trong việc xây dựng các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng;
- Lập, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản (sửa đổi);
Đối với khoáng sản là cát lòng sông, cần lưu ý phối hợp với các địa phương bạn có cùng lưu vực sông, đặc biệt là các địa phương liền kề trong việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên, trữ lượng và xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác.
158
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản; khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền, chú trọng việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về thăm dò, khai thác khoáng sản để áp dụng trong phạm vi địa phương theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật khi chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
- Xây dựng, ban hành quy định về cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản ở địa phương;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản với những vấn đề cần lưu ý sau:
- Ưu tiên điều tra, đánh giá khoáng sản đủ mức tại các khu vực dự kiến đưa vào quy hoạch xây dựng đo thị, khu dân cư tập trung hoặc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác;
- Đề xuất đưa vào quy hoạch để điều tra bổ sung hoặc phối hợp với Trung ương để khảo sát, điều tra, đánh giá các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, bảo đảm đủ mức tin cậy để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng.
II.3. Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung tương đối hoàn chỉnh, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về khoáng sản trong giai đoạn tới tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Khoáng sản. Trên cơ sở đó, sẽ sửa đổi, bổ sung Nghị định thi hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành khác cho phù hợp.
Để đổi mới cơ bản, toàn diện Luật Khoáng sản, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Luật Khoáng sản (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành địa chất - khoáng sản và ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và bảo đảm tính phù hợp với các văn bản pháp luật khác. Các vấn đề cần nghiên cứu để bổ sung tập trung vào các nội dung sau đây:
Một là, thể chế hóa đầy đủ, cụ thể hơn những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quan điểm cơ bản trong Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 3 năm 1996 về định hướng chiến lược tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2010.
Hai là, các quy định về quản lý và hoạt động khoáng sản phải bảo đảm tiêu chí phát triển bền vững, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
- Về tài chính, cần rà soát để có quy định cụ thể trong Luật các cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất với các cơ chế, chính sách được quy định tại các luật khác có liên quan (như Luật Đất đai, Pháp lệnh Thuế tài nguyên, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Phí và lệ phí...). Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch về khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước và từng địa phương; quy hoạch, kế hoạch hoạt động khoáng sản phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trong đó có vấn đề an ninh năng lượng, dự trữ tài nguyên, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên… Luật cần quy định cụ thể, chi tiết hơn về chính sách khuyếu khích đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý khoáng sản và hoạt động khoáng sản để bảo vệ môi trường trong vùng có hoạt động khoáng sản, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong khai thác và chế biến khoáng sản, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng hóa khoáng sản.
- Về xã hội, luật cần bổ sung quy định về việc lồng ghép quy hoạch, kế hoạch hoạt động khoáng sản với các chương trình phát triển KT-XH ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có khoáng sản; với các chương trình, dự án tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; đưa khoa học và công nghệ về vùng dân cư có hoạt động khoáng sản nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, định canh định cư, ổn định xã hội vùng có hoạt động khoáng sản; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố hầm lò, tai nạn lao động trong hoạt động khoáng sản, hạn chế ảnh hưởng xấu của hoạt động khoáng sản đến tài sản, nhà cửa, công trình xây dựng, đời sống nhân dân và các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Trong chính sách về hoạt động khoáng sản, cần bổ sung chính sách khuyếu khích phát triển các loại hình bảo hiểm trong hoạt động khoáng sản.
- Về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cần bổ sung những quy định để hạn chế khai thác khoáng sản bừa bãi (đặc biệt là trong khai thác quy mô nhỏ hoặc không nằm trong quy hoạch và khai thác tận thu). Cần thể hiện rõ hơn nguyên tắc phát triển bền vững trong các hoạt động khoáng sản; bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động khoáng sản đối với phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên…; quy định chặt chẽ về đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động khoáng sản, các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản.
Ba là, cần thể hiện rõ hơn cơ chế phối hợp, có chế tài đủ mạnh để quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, khắc phục tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản.
160
Trong những năm qua, tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản diễn ra phổ biến, rất phức tạp và nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương. Để khắc phục tình trạng này, tuy rằng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản đã có quy định, nhưng để nâng cao hiệu lực thi hành, dự thảo Luật cần bổ sung những quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản của toàn dân; làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng, công an và tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản... trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, trong việc phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường, thiên tai, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Nên bổ sung thêm các quy định, các chế tài để hạn chế các vụ vi phạm pháp luật về khoáng sản; bổ sung quy định cụ thể điều kiện hoạt động khoáng sản, trong đó có điều kiện về vốn, kỹ thuật, trình độ tổ chức, phương tiện, nhân lực... của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản nhằm tránh kẽ hở luật pháp tạo điều kiện cho hành vi khai thác khoáng sản trái phép.
Bốn là, cần nâng cao tính khả thi của Luật
Luật Khoáng sản hiện hành có nhiều điều, khoản quy định chung mang tính nguyên tắc nên phải có nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được, đó là nhược điểm làm cho việc thi hành Luật bị chậm trễ. Khi sửa đổi toàn diện Luật Khoáng sản cần phải quy định rất chi tiết, tránh những quy định mang tính chung chung như: ”theo quy định của pháp luật” “do Chính phủ quy định”... Mặt khác, so với các văn bản pháp luật mới ban hành, sửa đổi, bổ sung có liên quan (như Luật Đất đai sửa đổi, Luật Tài nguyên nước, Luật Thanh tra, Luật Thi đua, khen thưởng, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Khiếu nại, tố cáo... Pháp lệnh Phí và Lệ phí, Pháp lệnh Thuế tài nguyên...) thì một số quy định trong Luật Khoáng sản không còn phù hợp, trùng lặp hoặc không đầy đủ. Do đó, khi sửa đổi Luật Khoáng sản nên đưa ngay vào Luật những quy định đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn để tăng tính khả thi của Luật và hạn chế ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Năm là, nên cân nhắc thêm về phân cấp quản lý nhà nước và chính sách xã hội hóa hoạt động khoáng sản.
Việc phân cấp mạnh cho Uỷ ban nhân dân các địa phương trong lĩnh vực qủan lý nhà nước về khoáng sản là phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, trên cơ sở thực hiện việc phân cấp này theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản cần tiếp tục tổng kết để có sự điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục hoàn thiện và làm rõ vai trò quản lý nhà nước của các Bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng; phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý về khoáng sản ở Trung ương và địa phương trên cơ sở quy hoạch về khoáng sản và phân loại khoáng sản.
Để khuyếu khích mọi thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản thì dự thảo Luật cần có quy định về chính sách đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động khoáng sản. Để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động khoáng sản và
thực hiện đấu giá khoáng sản thì cần có quy định về nguyên tắc và căn cứ định giá tài nguyên khoáng sản, phương pháp định giá tài nguyên khoáng sản, quy định về đấu giá tài nguyên khoáng sản.