CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
III. Đánh giá về sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp
III.1. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ
1. Tỉnh Đồng Nai
1.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động khai thác:
Số liệu khảo sát, thu thập thông tin tại 20 mỏ khoáng sản đang tiến hành hoạt động khai thác cho thấy:
a. Các mỏ khoáng sản khai thác quy mô công nghiệp:
- Như vậy về cơ sở pháp ly để tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản các mỏ khai thác quy mô công nghiệp hầu hết đầy đủ, tuy nhiên cũng còn một số tồn tại:
- Về thiết kế khai thác còn 2/18 mỏ chưa có thiết kế khai thác, chiếm tỷ lệ 11%.
- Việc thuê đất khai thác khoáng sản có 03 mỏ chưa tiến hành thuê đất (Mỏ đá xây dựng Hóa An của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa) chiếm tỷ lệ 17,5% và còn một số mỏ diện tích thuê đất hạn chế (khai thác tới đâu thuê đất tới đó).
- Có một mỏ khai thác cát lòng sông nhưng chưa có phương án đảm bảo an toàn giao thông thủy được cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa thỏa thuận.
- Về giám đốc điều hành mỏ có 05/18 mỏ có bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ nhưng không đủ tiêu chuẩn, chiếm 28%.
- Về báo cáo đáng giá tác động môi trường, các mỏ đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Riêng mỏ đá Tân Hạnh của Công ty Đồng Tân có giấy phép khai thác mới cấp với sản lượng khai thác 1 triện m3/năm nhưng vẫn sử dụng báo cáo Đánh giá tác động môi trường cũ với sản lượng khai thác 300.000 m3/năm, như vậy không phù hợp.
b. Các mỏ khoáng sản khai thác tận thu:
Hai mỏ sét gạch ngói khai thác tận thu đều đã được Bộ phê duyệt và bàn giao để khai thác tận thu, cơ sở pháp lý đầy đủ, chỉ có 01 mỏ có bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ nhưng không đủ tiêu chuẩn.
1.2. Sự tuân thủ giấy phép khai thác, dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc đề án khai thác), thiết kế khai thác, an toàn lao động và các quy trình quy phạm khai thác mỏ:
Kết quả khảo sát, thu thập thông tin tại 20 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh trong đó có 17 mỏ đá, 02 mỏ sét gạch ngói và 01 mỏ cát lòng sông cho thấy:
Việc thực hiện giấy phép khai thác:
- có 6/20 mỏ khai thác ra ngoài diện tích được cấp phép, chiếm 30%
- có 7/20 mỏ khai thác quá độ sâu khai thác, chiếm 35%
- có 9/20 mỏ khai thác vượt sản lượng cho phép từ 1,4 đến 6 lần, chiếm 45%
- có 4/20 mỏ khai thác cả vào các khối trữ lượng cấp C2, chiếm 20%
- Tất cả các mỏ đều lập báo cáo định kỳ.
- Có 3/20 mỏ lập bản đồ hiện trạng mang tính đối phó, không phù hợp với thực tế.
Về thực hiện thiện thiết khai thác: Có 12/20 mỏ khai thác không đúng thiết kế, để xẩy ra chập tầng tạo vách moong cao từ 20-60m, góc dốc trên 800, gây mất an toàn, chiếm 60%.
Về an toàn lao động: Các mỏ đều có nội quy về an toàn lao động, định kỳ tập huấn về an toàn lao động cho người lao động, có trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. Tuy nhiên có 03 mỏ để xẩy ra 04 vụ tai nạn nghiệm trọng trong năm 2005 và năm 2006 làm chết 4 người , hư hỏng một xe ô tô tải, một máy cày, một xe honda.
Như vậy việc thực hiện giấy phép khai thác chiếm tỷ lệ tương đối cao, sai phạm chủ yếu là khai thác ra ngoài diện tích , quá độ sâu, vượt sản lượng cho phép, vào những khối trữ lượng cấp C2 chiếm từ 20% đến 30%. Việc thực hiện thiết kế khai thác chưa được tốt, có tới 60% số mỏ để xẩy ra chập tầng, tạo vách cao, gần dốc đứng gây mất an toàn. Về cơ bản việc thực hiện an toàn trong khai thác chế biến tại các mỏ tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn 3 mỏ để xẩy ra tai nạn nghiệm trọng gây chết người và hư hỏng phương tiện.
1.3. Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản:
Kết quả khảo sát, thu thập thông tin tại 20 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh trong đó có 17 mỏ đá, 02 mỏ sét gạch ngói và 01 mỏ cát lòng sông cho thấy công tác bảo vệ môi trường trong khai thác chế biến khoáng sản như sau:
- Tất cả các mỏ đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chẩn môi trường theo quy định.
- Hầu hết các mỏ đều có giám sát môi trường định kỳ theo quy định chỉ có 2/20 mỏ chưa thực hiện, chiếm tỷ lệ 10%.
- Tất các các mỏ đều có biện pháp bảo vệ môi trường bằng cách trồng cây xanh xung quanh mỏ, tưới nước, phun nước chống bụi tại những nơi chế biến và vận chuyển khoáng sản.
- Về ô nhiễm môi trường chủ yếu trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản gây ra:
+ Hầu hết các mỏ đều gây ra tiếng ồn trong hoạt động khai thác chế biến và vận chuyển khoáng sản chiếm 90%, nhất là các mỏ đá xây dựng.
+ Về chấn động chủ yếu các mỏ đá đều sử dụng phương pháp nổ vi sai, các loại vật liệu nổ công nghiệp mới như anfo, nhũ tương. Nên khi nổ mìn hầu hết các mỏ gây trấn động trong tiêu chẩn cho phép, chỉ có hai mỏ vượt quá tiêu chuẩn cho phép chiếm 10%.
+ Hầu hết các mỏ (chiếm tới 90%) đều gây bụi quá tiêu chuẩn cho phép khi nổ mìn, chế biến và vận chuyển khoáng sản.
96
+ Về khiếu kiện của nhân dân về việc gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản xẩy ra tại 6 mỏ chiếm 30%, chủ yếu là khiếu kiện tập thể do bụi, tiếng ồn, chấn động khi nổ mìn.
Như vậy hầu hết các mỏ đều có ý thức và đề ra biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản. Tuy nhiên vẫn còn xẩy ra ô nhiễm môi trường phổ biến nhất là gây bụi và tiếng ồn chiếm tới 90% các mỏ.
1.4. Nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khai thác khoáng sản:
Kết quả khảo sát, thu thập thông tin tại 20 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh trong đó có 17 mỏ đá, 02 mỏ sét gạch ngói và 01 mỏ cát lòng sông cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cụ thể như sau:
- Nộp thuế các loại: tất cả các mỏ đều nộp thuế các loại (chiếm 100%).
- Chủ yếu các mỏ đã kỹ quỹ phục hồi môi trường (chiếm 70%), có 06/20 mỏ chưa kỹ quỹ phục hồi môi trường chiếm 30%.
- Chủ yếu các mỏ đã nộp phí bảo vệ môi trường từ năm 2006 chiếm 70%, có 06/20 mỏ chưa nộp phí bảo vệ môi trường chiếm 30%.
- Hầu hết các mỏ đều chú ý hỗ trợ chính quyền và nhân dân địa phương nơi đang hoạt động khai thác khoáng sản bằng các hình thức hỗ trợ tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng lao động tại địa phương chiếm 75%, có 05/20 mỏ chưa làm việc này (chiếm 25%).
Nhìn chung các mỏ đều quan tâm đền việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, chỉ có một số mỏ chưa thực hiện đầy đủ: như kỹ quỹ phục hồi môi trường, nộp phí bảo vệ môi trường, làm nghĩa vụ đối với địa phương nơi có khoáng sản, chiếm 25-30%.
2. Tỉnh Bình Dương
2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động khai thác:
Số liệu khảo sát, thu thập thông tin tại 17 mỏ khoáng sản đang tiến hành hoạt động khai thác cho thấy:
a. Các mỏ khoáng sản khai thác quy mô công nghiệp:
Như vậy về cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản các mỏ khai thác quy mô công nghiệp hầu hết đầy đủ, tuy nhiên cũng còn một số tồn tại:
- Về báo cáo đánh giá tác động môi trường có 03/15 mỏ đá xây dựng ở khu vực Thường Tân chưa có báo các đánh giá tác động môi trường, chiếm tỷ lệ 20% và mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp của Công ty CP KS và XD Bình Dương không phù hợp với quy mô khai thác hiện tại (250.000 m3/năm) nhưng hiện tại 1.000.000 m3/năm.
- Thuê đất để tiến hành hoạt động khai thác mỏ có 10/15 mỏ chưa có hợp đồng thuê đất, chiếm 70%.
- Về giám đốc điều hành mỏ có 1/15 mỏ có bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ nhưng chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, chiếm 7%.
b. Các mỏ kháong sản khai thác tận thu:
Qua khảo sát hai mỏ khai thác tận thu (một mỏ đá xây dựng và một mỏ sét gạch ngói) cho thấy đối với mỏ sét gạch ngói về cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ, chỉ còn thiếu sót bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ không đủ tiêu chuẩn. Đối với mỏ đá xây dựng còn thiếu sót: Chưa được Bộ phê duyệt bàn giao khai khai thác tận thu, chưa có hợp đồng thuê đất để khai thác khoáng sản.
Nhìn chung về cơ sở pháp lý đối với các mỏ khai thác quy mô công nghiệp tương đối đầy đủ, chỉ còn tồn tại chủ yếu ở khâu thuê đất để khai thác (chỉ đạt 30%) và 3/15 mỏ chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đồi với hai mỏ khai thác tận thu có một mỏ chưa được Bộ bàn giao khai thác tận thu và không có hợp đồng thuê đất.
2.2. Sự tuân thủ giấy phép khai thác, dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc đề án khai thác), thiết kế khai thác, an toàn lao động và các quy trình quy phạm khai thác mỏ:
Kết quả khảo sát, thu thập thông tin tại 17 mỏ khoáng sản đang hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh trong đó có 15 mỏ đá, 02 mỏ sét gạch ngói cho thấy:
Việc thực hiện giấy phép khai thác:
- có 4/17 mỏ khai thác ra ngòai diện tích được cấp phép, chiếm 23%
- có 3/17 mỏ khai thác quá độ sâu khai thác, chiếm 18%
- có 9/17 mỏ khai thác vược sản lượng cho phép từ 1,3 đến 3 lần, chiếm 53%, trong đó có mỏ đá xây dựng Tân Đông Hiệp của Công ty Cổ phần KS và XD Bình Dương vượt sản lượng cho phép hàng năm từ 943.203 m3 tới 1.497.474 m3.
- có 7/17 mỏ khai thác cả vào các khối trữ lượng cấp C2, chiếm 41%
- Tất cả các mỏ đều lập báo cáo định kỳ, tuy nhiên có 5/17 mỏ báo cáo khối lượng khai thác không đúng, chiếm 29%.
- Tất cả các mỏ đều có lập bản đồ hiện trạng tuy nhiên có 9/17 mỏ lập không phù hợp với thực tế, chiếm 52%.
Về thực hiện thiện thiết khai thác:
Có 5/15 mỏ khai thác công nghiệp, khai thác không đúng thiết kế, để xẩy ra chập tầng tạo vách mong cao từ 20-40m, góc dốc trên 800, gây mất an toàn, chiếm 33%.
Về an toàn lao động: Các mỏ đều có nội quy về an toàn lao động, định kỳ tập huấn về an toàn lao động cho người lao động, có trang bị bảo hộ lao động cho công dân, nên trong những năm qua đã không để xẩy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào gây chết người.
Như vậy việc thực hiện giấy phép khai thác chiếm tỷ lệ tương đối cao, chủ yếu các sai phạm: là khai thác vượt sản lượng cấp phép, trong diện tích khối trữ lượng cấp C2 ra ngoài diện tích , lập báo cáo định kỳ, bản đồ hiện trạng chưa phù hợp với thực tế, khai thác ngoài diện tích, quá độ sâu cho phép. chiếm từ 18% đến 53%. Việc thực hiện thiết kế khai thác vẫn còn tới 33% số mỏ để xẩy ra chập tầng, tạo vách cao, gần dốc đứng gây mất an toàn. Về cơ bản việc thực hiện an toàn trong khai thác chế biến tại các mỏ khá tốt.
3.3. Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản:
98
Qua kết quả khảo sát tại 17 mỏ đang hoạt động khai thác cho thấy công tác bảo vệ môi trường trong khai thác chế biến khoáng sản như sau:
- Hầu hết các mỏ (14/17 chiếm 82%) đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng kýđạt tiêu chẩn môi trường theo quy định, tuy nhiên có 03/17 mỏ không có báo cáo đánh giá tác động môi trường và 01 mỏ có báo cáo đánh giá tác động môi trường quy mô và công suất thấp hơn nhiều so với hiện tại.
- Việc giám sát môi trường định kỳ theo quy định thực hiện kém chỉ có 6/17 mỏ thực hiện, chiếm tỷ lệ 35% và một mỏ thực hiện không thường xuyên (mỏ sét ấp Ông Đông)
- Tất các các mỏ đều có biện pháp bảo vệ môi trường bằng cách trồng cây xanh xung quanh mỏ, tưới nước, phun nước chống bụi tại những nơi chế biến và vận chuyển khoáng sản.
- Về ô nhiễm môi trường chủ yếu trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản gây ra:
+ Hầu hết các mỏ đều gây ra tiếng ồn trong hoạt động khai thác chế biến và vận chuyển khoáng sản chiếm 82%, nhất là các mỏ đá xây dựng.
+ Về chấn động chủ yếu các mỏ đá đều sử dụng phương pháp nổ visai, các loại vật liệu nổ công nghiệp mới như anfo, nhũ tương.Tuy nhiên vẫn còn 11/17 mỏ gây ra chấn động vượt tiêu chẩn cho phép, chiếm 65%.
+ Đa phần các mỏ (chiếm tới 70%) đều gây bụi quá tiêu chuẩn cho phép khi nổ mìn, chế biến và vận chuyển khoáng sản.
+ Về khiếu kiện của nhân dân về việc nổ mìn gây chấn động tại 04 mỏ đá xây dựng, chiếm 23%.
Như vậy hầu hết các mỏ đều có ý thức và đề ra biện pháp bảp vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản. Tuy nhiên vẫn còn xẩy ra ô nhiễm môi trường phổ biến nhất là gây bụi và tiếng ồn chiếm từ 65% đến 82% các mỏ.
3.4. Nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khai thác khoáng sản:
Kết quả thu thập thông tin tại 16 mỏ đang hoạt động khai thác và 01 mỏ ngừng hoạt động, cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cụ thể như sau:
- Nộp thuế các loại: tất cả các mỏ đều nộp thuế các loại (chiếm 100%).
- Việc kỹ quỹ phục hồi môi trường thực hiện rất kém chỉ có 3/17mỏ thực hiện kỹ quỹ phục hồi môi trường, chiếm 18%. Số còn lại 14/17 mỏ chưa thực hiện chiếm 82%.
- Hầu hết các mỏ đã nộp phí bảo vệ môi trường từ năm 2006 chiếm 94%, chỉ có 01 mỏ chưa nộp.
- Đa số các mỏ đều chú ý hỗ trợ chính quyền và nhân dân địa phương nơi đang hoạt động khai thác khoáng sản bằng các hình thức hỗ trợ tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng lao động tại địa phương chiếm 47% đến 70%, có 5/17 mỏ chưa làm việc này (chiếm 29%).
Nhìn chung các mỏ đều quan tâm đều việc thực hiện nộp thuế các loại, nộp phí bảo vệ môi trường và làm các nghĩa vụ với địa phương nơi có khoáng
sản, tuy nhiên việc ký quỹ phục hồi môi trường thực hiện rất kém chỉ có 3/17 mỏ đạt 18%.
3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
3.1 Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động khai thác:
Số liệu khảo sát, thu thập thông tin tại 19 mỏ khoáng sản đang tiến hành hoạt động khai thác trong đó có 11 mỏ đá xây dựng, 03 mỏ puzơlan, có 02 mỏ sét gạch ngói , 03 mỏ vật liệu san lấp cho thấy:
Về cơ sơ pháp lý để tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản các mỏ khai thác quy mô công nghiệp hầu hết đầy đủ, tuy nhiên cũng còn một số tồn tại:
- Về báo cáo đánh giá tác động môi trường có 04/19 mỏ chưa có báo các đánh giá tác động môi trường, chiếm tỷ lệ 21% .
- Về thiết kế khai thác mỏ có 06/16 mỏ khai thác công nghiệp chưa có thiết kế khai thác mỏ, chiếm 37%.
- Thuê đất để tiến hành hoạt động khai thác mỏ có 09/19 mỏ chưa có hợp đồng thuê đất, chiếm 47%.
- Về giám đốc điều hành mỏ có 03/19 mỏ không có giám đốc điều hành mỏ chiếm 19% và 05/19 mỏ có bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ nhưng chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, chiếm 26%.
Nhìn chung về cơ sở pháp lý đối với các mỏ khai thác quy mô công nghiệp tương đối đầy đủ, còn tồn tại chủ yếu ở khâu thuê đất để khai thác (chỉ đạt 53%) và thiết kế khai thác chỉ đạt 63% và giám đốc điều hành mỏ chỉ có 11/19 mỏ có giám đốc điều hành mỏ đủ tiêu chuẩn, đạt 58%.
3.2. Sự tuân thủ giấy phép khai thác, dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc đề án khai thác), thiết kế khai thác, an toàn lao động và các quy trình quy phạm khai thác mỏ:
Số liệu khảo sát, thu thập thông tin tại 19 mỏ khoáng sản đang tiến hành hoạt động khai thác trong đó có 11 mỏ đá xây dựng, 03 mỏ puzơlan, có 02 mỏ sét gạch ngói , 03 mỏ vật liệu san lấp.
Việc thực hiện giấy phép khai thác:
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu diễn ra chưa sôi động chủ yếu với quy mô nhỏ đến trung bình nên việc thực hiện giấy phép cơ bản không có nhiều sai phạm, chỉ có mộ số sai phạm sau:
- có 4/19 mỏ khai thác vược sản lượng cho phép từ 1,2 đến 1,9 lần, chiếm 21%.
- có 6/19 mỏ không lập bản đồ hiện trạng, chiếm 31% và 7/19 mỏ có lập nhưng không phù hợp với thực tế, chiếm 37%.
Về thực hiện thiện thiết kế khai thác:
Có 2/16 mỏ khai thác công nghiệp thực hiện không đúng thiết kế, để xẩy ra chập tầng tạo vách mong cao từ 20-30m, góc dốc trên 800, có đá treo gây mất an toàn, chiếm 12%.
Về an toàn lao động: Hầu hết các mỏ đều có nội quy về an toàn lao động, định kỳ tập huấn về an toàn lao động cho người lao động, có trang bị bảo hộ lao