Một số đề xuất, kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản phía nam (Trang 163 - 240)

CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM

II. Một số đề xuất, kiến nghị cụ thể

II.4. Một số đề xuất, kiến nghị khác

- Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản từ trung ương tới địa phương;

- Bố trí đủ cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản; tăng cường đào tạo, đào tạo lại và có kế hoạch đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ (kỹ thuật khai thác, nổ mìn, bảo vệ môi trường ...), tổ chức tham quan học tập trong và ngoài nước.

- Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý hoạt động khoáng sản, trong đó có đầu tư trang bị đủ cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị phục vụ công tác. Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hoạt động quản lý, đặc biệt là cho cấp huyện và một số xã có hoạt động khai thác khoáng sản; kịp thời thông tin, hướng dẫn những văn bản qui phạm pháp luật về khoáng sản cho các phòng Quản lý Tài nguyên Khoáng sản tỉnh.

- Tăng cường hoạt động thanh tra; tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, không phép.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hoạt động khoáng sản;

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, giảm thiểu các thủ tục rườm rà bất hợp lý; hỗ trợ để các doanh nghiệp triển khai nhanh chóng việc thoả thuận địa điểm, bồi thường giải phóng mặt bằng … nhằm khuyếu khích các doanh nghiệp đầu tư vào các mỏ khoáng sản trong quy hoạch.

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản và các quy trình quản lý khác;

- Xây dựng mối quan hệ ngành dọc tốt hơn, bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ.

162

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản tại một số vùng trọng điểm khu vực phía Nam, đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản” là công trình tổng hợp hàng loạt kết quả về địa chất, khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên dịa bàn 10 tỉnh khu vực Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép ghi nhận:

1. Khoáng sản chủ yếu phân bố trên địa bàn 10 tỉnh khu vực Nam Bộ là vật liệu xây dựng (đá xây dựng, puzơlan, đá ốp lát, cát cuội sỏi và sét gạch ngói), khoáng chất công nghiệp (than bùn, kaolin, cát thủy tinh và sét bentonít).

Các khoáng sản kim loại (vàng, sa khoáng ven biển, molipden, thiếc) và khoáng sản khác ít có triển vọng, hoặc không có triển vọng. Ngoài ra còn có một số điểm nước nóng, nước khoáng đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

2. Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khoáng sản rắn nói riêng diễn ra khá sôi động trên hầu khắp các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ, trong đó chủ yếu là hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng thông thường. Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản chủ yếu là công nghệ truyền thống, riêng đối với khai thác đá xây dựng đã áp dụng công nghệ khoan nổ mìn vi sai nhiều số với các loại thuốc nổ như nhũ tương, anfo và anfo chịu nước, đảm bảo khả năng an toàn cao, bảo vệ môi trường tốt hơn so với công nghệ nổ mìn trước đây.

3. Do quy mô, công suất khai thác các loại khoáng sản nêu trên được mở rộng, tăng cường, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản ngày càng nhiều, nên hoạt động khoáng sản trong phạm vi các tỉnh khu vực Nam Bộ đã đóng góp phần không nhỏ cho nguồn thu ngân sách nhà nước và địa phương.

4. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản ngày được tăng cường từ Trung ương đến địa phương. Với việc phân cấp được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản bộ máy quản lý về khoáng sản ở các địa phương đã được tăng cường, củng cố đáng kể. Công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động khoáng sản của các cơ quan Trung ương và địa phương được tổ chức thường xuyên, liên tục. Việc lập, tổ chức thực hiện quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã được triển khai ở một số tỉnh khu vực Nam Bộ.

Chính vì những lý do trên, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục củng cố, song hoạt động khoáng sản ở các tỉnh khu vực Nam Bộ nói chung, đã được lập lại trật tự, cơ bản đảm bảo khai thác, sử dụng khoáng sản đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, triệt để tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững ở các tỉnh khu vực này.

5. Những đánh giá về thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản, hệ thống tổ chức công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, các kiến nghị, đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng snả ở các tỉnh khu vực Nam Bộ như trình bày trong các chương mục của thuyết minh này cần được sớm tổ chức triển khai đồng bộ.

Tóm lại, hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực Nam Bộ hiện nay đang diễn ra hết sức sôi động với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội. Việc tăng cường giám sát và kịp thời có những bổ sung, hoàn chỉnh trong công tác quản lý nhà nước là cần thiết nhằm đảm bảo tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia đồng thời hạn chế nguy cơ gây ô nhiêm môi trường trong và xung quanh các khu vực khai thác khoáng sản.

TP Hồ Chí Minh tháng 12, 2006 Chủ nhiệm dự án

Đào Thanh Bình

Phụ lục

PHIẾU KHẢO SÁT

Hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản rắn và tổng quan về hiện trạng môi trường

Số hiệu phiếu:………..………

1 - Thông tin chung

1.1 - Tổ chức (cá nhân) khai thác:………...

1.2 - Loại doanh nghiệp:………

1.3 - Giám đốc:………..

1.4 - Địa chỉ, fax, điện thoại, e-mail:………..

……….

1.5 - Tên mỏ:………...

1.6 - Khu vực khai thác: thôn:……….…xã:………….……….

huyện:………..………tỉnh:……….………..

1.7 - Loại khoáng sản:………...

1.8 - Nhóm khoáng sản:………..

2 - Pháp lý khai thác mỏ

2.1 - Giấy phép thăm dò hoặc quyết định phê duyệt ban giao khu vực khai thác tận thu:

- Số giấy phép (quyết định):………; cơ quan cấp:…….……….………

- Ngày cấp:……….; Diện tích:……….; Thời hạn:…….………

- Đơn vị lập:………..

2.2 - Giấy phép thăm dò bổ sung, mở rộng:

- Số giấy phép:………; cơ quan cấp:………..………..……….

- Ngày cấp:……….; Diện tích:……….; Thời hạn:…….………..

- Đơn vị lập:……….

2.3 - Quyết định phê duyệt trữ lượng:

- Số quyết định:………; cơ quan duyệt:………..……….………..

- Ngày:………..; Tổng trữ lượng: ……….………

- Cấp trữ lượng (tấn/m3) A:………. B:………. C1:……….. C2:………..

- Nộp lưu trữ báo cáo kết quả thăm dò: ………..……….

………..

- Sử dụng kết quả thăm dò bằng vốn nhà nước:………

- Hoàn trả chi phí thăm dò:………

2.4 - Báo cáo nghiên cứu khả thi:

- Số quyết định phê duyệt:………; cơ quan duyệt:………..

- Ngày cấp:………; Thời hạn:………

- Đơn vị lập:……….

2.5 - Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Số quyết định phê duyệt:………; cơ quan duyệt:………..

- Ngày cấp:………; Thời hạn:………..

- Đơn vị lập:……….

- Ký quĩ phục hồi môi trường:………

………..

………..

2.6 - Giấy phép khai thác:

Cấp lần đầu Gia hạn lần 1 Gia hạn lần 2 Gia hạn lần 3 - Số GP:…………... ……… ………... ………

- Ngày cấp:………. ……….. ………... ………..

- Thời hạn:………. ……….. ……….. ………..

- Công suất:………. ……….. ……….. ………..

- Trữ lượng:………. ……….. ……….. ………..

- Tọa độ điểm góc:

………...

………

………..

………..

………..

………..

………..

………..

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

………

……….

……….

……….

……….

……….

……….

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

- Cơ quan cấp:……….. ………. ………. ………

- Loại hình khai thác:………...

2.7 - Thiết kế khai thác (hoặc đề án khai thác tận thu):

- Quyết định thẩm định: ……….……….………

- Cơ quan thẩm định:………...

- Quyết định phê duyệt ……….……….………..

- Cơ quan phê duyệt:………...

- Nộp thiết kế cho cơ quan quản lý:………

2.8 - Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Cấp lần đầu Gia hạn lần 1 Gia hạn lần 2 Gia hạn lần 3 - Số GP:…………... ……… ………... ……….

- Ngày cấp:……… ……… ………... ………

- Thời hạn:………. ……… ………... ………

- Lượng thuốc nổ:………. ……….. ……….. ………

- Cơ quan cấp:……… ……….. ……….. ………

2.9 - Sử dụng đất cho khai thác:

- Quyết định giao đất:…………..………; cơ quan cấp:.……….

ngày cấp:………, diện tích:……….; thời hạn………..

- Hợp đồng thuê đất:.………, cơ quan ký:……….………

ngày ký:………..., diện tích:………; thời hạn:………

2.10 - Có nằm trong qui hoạch khai thác, chế biến TNKS được duyệt:……….

………

3 - Hiện trạng khai thác, chế biến 3.1 - Hiện trạng khai thác:

- Phương pháp khai thác: - Hầm lò……… - Lộ thiên……….

- Diện tích ……….. - Độ sâu:………..……….

- Tầng khai thác:……….. - Góc nghiêng bờ moong:………..………..

- Ranh giới khai thác:………

+ Nằm trong diện tích cấp:………

+ Nằm ngoài diện tích cấp:………

- Khối trữ lượng:……….

+ Đã khai thác:………..

+ Đang khai thác:……….

- Công nghệ khai thác:…….……….

- Thiết bị khai thác: - Hạ tầng mỏ:

+ Máy khoan:……….. + Đường vận chuyển:……….

+ Máy cuốc:……….. + Nhà xưởng:……….

+ Máy xúc:………. + Hệ thống điện:………..

+ Ô tô:………. + Hệ thống cấp thoát nước:………

+ Máy nghiền:………. + Hệ thống năng lượng:………

+ Máy ủi:……… + Kho chứa VLNCN:………

- Sản lượng khai thác năm 2004:………2005:……….……….

- Tổng sản lượng khai thác (tính đến tháng 6/2006):……….……….

- Mức độ tổn thất tài nguyên:……….

- Trữ lượng còn lại:………

- Khoáng sản đi kèm:………

- Các biến đổi về địa chất khoáng sản:………...

……….

- Bãi thải:……….……….

- Hoạt động nổ mìn khai thác: Công ty tổ chức thực hiện:…………; Thuê đơn vị khác:…….……….

+ Qui chế nổ mìn:……… + Chỉ huy nổ mìn:………

+ Hộ chiếu nổ mìn:………. + Thợ nổ mìn:………..

+ Thời gian:……….………….. + Phương pháp:………..

+ Loại VLNCN:.………. + Đánh giá kết quả:………..

3.2 - Hiện trạng chế biến:

- Công nghệ:………….……….……….

- Thiết bị (loại, số lượng, công suất):………...

………

………

- Sản phẩm thu được: Chính………..………

Phụ………..

- Các thay đổi về sản phẩm so với báo cáo nghiên cứu khả thi:………..

- Tỷ lệ thu hồi:……….………...

- Sản lượng chế biến:……….………

3.3 - Tổng doanh thu:……….; 2004:………..…………; 2005:..……….

3.4 - Vốn đầu tư:………..………

Thăm dò……….. Đền bù đất:………... Thiết bị……….. Khác:………...

- Nguồn vốn đầu tư:……….

Vốn vay:………... Tự có:……….. Khác:……….………..

3.5 - Số lượng lao động cho khai thác và chế biến:

- Trực tiếp:………. - Gián tiếp:……….

Trên Đại học:……… Cao đẳng:………. Công nhân có đào tạo:……….

- Trình độ

Đại học:……….. Trung cấp:……… Khác:………..

3.6 - An toàn lao động trong khai thác, chế biến

- Nội qui về an toàn lao động:………

- Tập huấn an toàn lao động:……….

- Trang bị bảo hộ lao động:……….

- Công trình về an toàn lao động:………

- Số vụ tai nạn:………. Thiệt hại người:………Thiết bị:……….

4 - Hiện trạng môi trường

4.1 - Giám sát môi trường theo báo cáo ĐTM:

- Các chỉ tiêu giám sát: - Sự phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường + Tiếng ồn, rung:………. ……….

+ Chấn động:………. ……….

+ Chất lượng không khí:……….. ……….

+ Chất lượng nước:………. ……….

+ Môi trường đất:………. ……….

+ Khác:……….. ……….

4.2 - Các biện pháp bảo vệ môi trường:

- Trồng cây xanh:……….………

- Các biện pháp khác………..

4.3 - Hiện trạng môi trường trong khai thác, chế biến:

- Tiếng ồn:………

- Chấn động:………

- Môi trường nước:………

- Môi trường không khí (bụi):………..

- Môi trường đất:………

4.4 - Các tác động đến môi trường khu vực lân cận:

- Số lần nhân dân khiếu kiện:………..

- Sự cố, tai biến môi trường:………

- Sự khắc phục:………..

5 - Nghĩa vụ tài chính

5.1 - Nộp thuế các loại:………..………..

Thuế TN:……….. Thuế doanh thu:……….. Khác:……….

5.2 - Ký quĩ phục hồi môi trường:………

5.3 - Phí bảo vệ môi trường:………..

5.4 - Hỗ trợ địa phương nơi có khoáng sản:

- Đóng góp tài chính:……….

- Xây dựng hạ tầng:………

- Giải quyết việc làm tại địa phương:………

5.5 - Các loại phí và lệ phí khác:………

6 - Các vấn đề liên quan

6.1 - Sử dụng hợp lý TNKS:……….

6.2 - Bảo vệ TNKS chưa khai thác:………..

6.3 - Chế độ báo cáo định kỳ:………..…..………...

- Nội dung báo cáo:……….

- Bản đồ hiện trạng:……….

6.4 - Giám đốc điều hành mỏ:………

6.5 - Số đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý:………

7 – Ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác

7.1 - Đối với các qui định của Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan

……….

7.2 - Đối với việc quản lý của Bộ/ngành

………..

7.3 - Đối với việc quản lý của Tỉnh/Huyện/Xã

………..

……….., ngày….tháng…năm 2006 Chủ nhiệm đề tài Người khảo sát Chủ giấy phép

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

CHI CỤC KHOÁNG SẢN MIỀN NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ

VÙNG TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC PHÍA NAM, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KHOÁNG SẢN

TP. Hồ Chí Minh, 12-2006

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

CHI CỤC KHOÁNG SẢN MIỀN NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỘT SỐ

VÙNG TRỌNG ĐIỂM KHU VỰC PHÍA NAM, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đào Thanh Bình

CHI CỤC TRƯỞNG

CHI CỤC KHOÁNG SẢN MIỀN NAM

Đào Thanh Bình

TP. Hồ Chí Minh, 12-2006

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN RẮN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU... 5

I. Khu vực miền Đông Nam bộ...5 I.1. Tỉnh Đồng Nai...5 I.2. Tỉnh Bình Dương...7 I.3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...7 II. Khu vực miền Tây Nam Bộ...9 II.1. Tỉnh An Giang...9 II.2. Tỉnh Đồng Tháp...10 II.3. Tỉnh Tiền Giang...10 II.4. Tỉnh Vĩnh Long...11 II.5. Thành phố Cần Thơ...11 II.6. Tỉnh Bến Tre...12 II.7. Tỉnh Trà Vinh...12 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN... 13

I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………....13 II. Các phương pháp nghiên cứu và khối lượng……….…..13

II.1. Phương pháp điều tra xã hội học...…13 II.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa một số mỏ khoáng sản...14 II.3. Phương pháp điều tra, khảo sát...14 II.4 Phương pháp chuyên gia...14 CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU... 15

I. Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở miền Đông Nam bộ…...15 I.1. Tỉnh Đồng Nai...15 I.2. Tỉnh Bình Dương...17 I.3. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...17 II. Thực trạng khai thác tài nguyên cát ở miền Tây Nam Bộ...19 II.1. Tỉnh An Giang...19 II.2. Tỉnh Đồng Tháp...21 II.3. Tỉnh Tiền Giang...21 II.4. Tỉnh Vĩnh Long...23 II.5. Thành phố Cần Thơ...23 II.6. Tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh...25 III. Đánh giá về sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp………...26

III.1. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ...26 III.2. Các tỉnh miền Tây Nam bộ (An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh)...27

CHƯƠNG IV XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CỨU TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU....30

I. Mục đính yêu cầu của cơ sở dữ liệu:...30 II. Xây dựng cơ sở dữ liệu:...30 II.1. Phân tích dữ liệu:...30

II.2. Lựa chọn phần mềm cơ sở dữ liệu (GIS) và cấu trúc dữ liệu...30 III. Chương trình nhập dữ liệu, truy xuất quản lý các thông tin hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản...33 CHƯƠNG V THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU... 35

I. Tổng quan văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản và các văn bản liên quan...35

I.1. Thời kỳ trước khi có Luật Khoáng sản...35 I. 2. Thời kỳ sau khi có Luật Khoáng sản...35 II. Bộ máy quản lý hoạt động khoáng sản... 37 II.1. Bộ máy quản lý hoạt động khoáng sản ở Trung ương...37 II.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động khoáng sản ở các tỉnh, thành phố thuộc khu vực nghiên cứu...40

III. Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại các địa phương trong khu vực nghiên cứu...40

III.1. Các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu)...40

III.2. Các tỉnh miền Tây Nam bộ (An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh)...42

III.3. Đề xuất, kiến nghị của các địa phương về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản...43

CHƯƠNG VI ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM... 44

I. Một số vấn đề tồn tại………... .44 I.1. Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản...44

I.2. Hệ thống bộ máy quản lý hoạt động khoáng sản...44 II. Một số đề xuất, kiến nghị cụ thể... 45 II.1. Đối với các Bộ, ngành...45 II.2. Đối với các địa phương...45

II.3. Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản...45

II.4. Một số đề xuất, kiến nghị khác...46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ... 47

LỜI MỞ ĐẦU

Khu vực phía Nam trong phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc khu vực miền Đông Nam bộ và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ. Theo thống kê năm 2005, tổng diện tích của 10 tỉnh nêu trên là 26.993 km2, dân số 14.141.000 người, được chia thành 88 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, 1243 đơn vị cấp xã, phường.

Đối với khu vực phía Nam, loại hình khoáng sản rắn có triển vọng nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) và vật liệu xây dựng (VLXD).

Chính vì vậy, hoạt động khoáng sản sôi động và phức tạp nhất ở các tỉnh này là khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng.

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ngày một phát triển, một mặt đã đóng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư trong vùng. Song cũng chính hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tạo ra nhiều tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; có nơi, có lúc làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, cảnh quan du lịch, di tích lịch sử, văn hoá.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản ở khu vực này nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho phép Chi cục Khoáng sản miền Nam thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản tại một số vùng phía Nam và đề xuất biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản” với các mục tiêu:

1 – Khảo sát, đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc khu vực miền Đông Nam bộ và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh (chủ yếu là khai thác cát, sỏi lòng sông) thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ. Trên cơ sở đó đánh giá một cách toàn diện về các mặt: loại hình khoáng sản được khai thác, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động khai thác, công nghệ khai thác sử dụng, sự tuân thủ quy định hiện hành trong khai thác, khoáng sản của các tổ chức, cá nhân.

2 - Thu thập số liệu để đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản nói chung tại các tỉnh nói trên.

3 - Lập phiếu quản lý thông tin, cài đặt tư liệu, dữ liệu của một số mỏ đại diện trên cơ sở các phiếu quản lý thông tin đã lập.

4 - Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Tham gia thực hiện đề tài là tập thể các nhà khoa học và chuyên môn thuộc Chi cục Khoáng sản miền Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản và một số đơn vị, cá nhân khác ở trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau hai năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nêu trên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các cơ quan hữu quan và đồng nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình, thiết thực của Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tại các tỉnh, thành phố phía nam. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu nêu trên.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản phía nam (Trang 163 - 240)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)