PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở khoa học về phân tích chi phí – lợi ích của dự án xây dựng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn
1.2 Khái niệm, mục đích, qui trình, và phương pháp phân tích chi phí - lợi ích
Phân tích chi phí-lợi ích là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không. Phân tích chi phí-lợi ích cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều đề xuất loại trừ lẫn nhau. Để tiến hành phân tích chi phí-lợi ích thì người ta thường gắn giá trị tiền tệ cho một giá trị đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh giá trị đầu vào và đầu ra củadự án. Nếu lợi ích mang lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn thì dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên triển khai. Phân tíchchi phí- lợi ích làđánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án.
1.2.2 Mục đích phân tích chi phí-lợi ích
Mục đích của phương pháp phân tíchchi phí- lợi ích là phân tích các chính sách, dự án có tính xã hội để hoạch định chính sách; Phân tích và lựa chọn các dự án cụ thể để quyết định cho phương án đầu tư như thế nào cũng như kiểm tra theo dõi quá trình khi mà dự án đãđược quyết định.
1.2.3 Các bước tiến hành phân tích chi phí-lợi ích Nhận dạng vấn đề và xácđịnh các phương án giải quyết Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của dự án Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi dự án Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng
Kiểm tra sự ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu Đưa ra đề nghị
1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá chi phí - lợi ích xây dựng nhà máy nước 1.2.4.1 Chỉ tiêu về tài chính của dự án
Phân tích tài chính của dự án xây dựng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành là nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính khả thi của dự án thông qua việc: Thứ nhất xem xét nhu cầu và sự đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
đầu tư). Thứ hai xem xét những kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án nhà máy nước trên góc độ hoạch toán kinh tế mà dự án tạo ra. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi lập dự án xây dựng nhà máy nước cho đếnkhi kết thúc dự án, xem xét lợi ích mà nhà máy nước mang lại cho chủ đầu tư .
Kết quả của việc phân tích tài chính là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư xây dựng nhà máy nước hay không. Bởi quan tâm chủ yếu của các chủ đầu tư, các tổ chức là đầu tư vào các dự án đã cho có mang lại lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại lợi nhuận nhiều hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác không.
Phân tích tài chính có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư.Trong đề tài này chúng tôi dùng các chỉ tiêu sau:
- Hiện giá ròng NPV( Net Present Value)
Sự chuyển đổi lợi ích và chi phí trong tương lai thành lợi ích ròng hiện giá (NPV) Hiện giá lợi ích ở thời điểm t:
PV = Bt*(1+r)-t
- Hiện giá lợi ích toàn bộ của dự án PVB = Bo + 1 1
) 1 ( r
B
+ 2 2
) 1 ( r
B
+...+ t t r B
) 1 ( - Hiện giá chi phí
PVC = C0+ 1 1 ) 1 ( r
C
+...+ t t r C
) 1 ( - Hiện giá ròng
NPV = PVB - PVC
NPV= (B0–C0) +...+ t tt r
C B
) 1 (
) (
NPV> 0 dự án đầu tư này có hiệu quả NPV<0 dự án đầu tư không hiệu quả
Tỷ số lợi ích chi phí, BCR( Benefit Cost Ratio ) BCR = PVB/PVC
BCR>1 dự án xây dựng nhà máy nước đáng mong muốn BCR<1 dự án xây dựng nhà máy nước không mong muốn
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Trong đó:
Bt: Lợi ích ở thời điểm t B0: Lợi ích ở năm gốc Ct: Chi phíở thời điểm t C0: Chi phíở năm gốc r : Lãi suất
PVB: Lợi ích của dự án PVC: Chi phí của dự án NPV: Hiện giá ròng
1.2.4.2 Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường - xã hội.
1.2.4.2.1 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế - xã hội môi trường của dự án.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư phải được xem xét ở hai góc độ đó là chủ đầu tư và nền kinh tế.
Ở chủ đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận. Khả năng sinh lời của dự án xây dựng nhà máy nước là thước đo chủ yếu quyết định của nhà đầu tư. Khả năng sinh lời càng cao thì sức hấp dẫn của các chủ đầu tư càng lớn.
Tuy nhiên không phải mọi dự án có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế xã hội. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn, cải tạo môi sinh...
hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức, lợi ích cơ hội cho việc giảm bệnh tật cho người dân.
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
1.2.4.2.2 Phương pháp đánh giá lợi ích, chi phí kinh tế - xã hội do dự án mang lại
Khi xem xét lợi ích-chi phí kinh tế- xã hội của dự án xây dựng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành thì cần phải tính đến mọi chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện dự án, mọi lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp thu được do dự án mang lại.
Để tính được các chi phí, lợi ích đầy đủ của các dự án đầu tư thì phải sử dụng việc báo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội. Không sử dụng giá thị trường để tính lợi ích và chi phí kinh tế- xã hội.
Cũng giống như các loại tài nguyên khác thì tài nguyên nước một mặt có giá trị kinh tế nhất định của nó và mặt khác cũng có thể gây ra những hậu quả làm tổn thất lớn về mặt kinh tế xã hội và môi trường một khi chúng đã bị suy thoái.
Vì vậy việc phân tích kinh tế- xã hội của dự án đầu tư chính là việc so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế.
Bất cứ hoạt động nào của dự án đều tác động đến môi trường- xã hội. Có những tác động có thể định lượng được nhưng cũng có những tác động mang tính định tính cho dù tác động đó có lợi hay có hại cho môi trường- xã hội. Khi xây dựng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành thì cũng có những tác động mang tính định tính và định lượng sau:
a. Chi phí môi trường- xã hội
Mấtthu nhập sản phẩm nông nghiệp
Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái xung quanh
Tác động đến nguồn nước b. Lợi ích về môi trường- xã hội
* Lợi íchxã hội-môi trường mà dự án nước sạch mang lại:
Nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn
Nâng cao sức khỏe, giảm chi phí bệnh tật
Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
Bảo vệ giá trị củanguồn nước.
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân
Giảm thời gian lấy nước theo phương pháp truyền thống
Đóng góp vào ngân sách nhà nước
*Lượng hóa lợi íchxã hội-môi trường mà dự án mang lại:
Do những lợi ích xã hội-môi trường, người tiêu dùng sẵnsàng chi trả thêm một lượng nào đó đối với dịch vụ hay hàng hóa nước sạch. Hay nói một cách khác, lợi ích kinh tế ròng của dịch vụ nước sạch là sự khác biệt giữa mức sẵnlòng chi trả và chi phí người tiêu dùng bỏ ra để tiêu dùng hàng hóa đó. Đó làmức sẵnlòng chi trả thêm tối đa/m3nước của người dân so với mức giá của nhà máy.