Thực trạng sử dụng nguồn nướccủa các hộ gia đình ở vùng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy nước thị trấn yên thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 41 - 46)

Chương II. Một số đặc điểm cơ bản và thực trạng sử dụng nguồn nước ở huyện yên thành và địa điểm nghiên cứu

2.3. Thực trạng sử dụng nguồn nướccủa các hộ gia đình ở vùng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành

2.3.1. Thực trạng sử dụng nguồn nước của các hộ gia đình ở vùng nhà máy nước Yên Thành

Vấn đề nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, mọi gia đình và thực tế hiện nay nó đã trở thành yêu cầu cấp bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân và là chiến lược phát triển lâu dài cho các vùng nông thôn miền núi,vùng sâu, vùng xa. Nước sạch không còn xa lạ đối với người dân thành thị nhưng ở các vùng nông thôn thì tập quán sử dụng nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, nước mưa, giếng...cho tất cả các mục đích trong cuộc sống hàng ngày vẫn đang khá phổ biến. Đặc biệt là vào những mùa khô khí hậu khắc nhiệt thìđây là thời kì khó khăn nhất đối với bà con trong việc sử dụng nước sinh hoạt.

Nguồn nước ở nông thôn đang có sự thay đổi lớn về mặt chất lượng cũng như số lượng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Yên Thành ngày càng trầm trọng do những

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

tập quán vệ sinh của người dân, chăn thả gia súc gia cầm, vứt rác thải bừa bãi... chưa được xử lý triệt để. Nước bị ô nhiễm chảy ra sông, ao, hồ và thấm vào lòng đất, các hóa chất trong nông nghiệp cũng gâytác hại rất lớn đến môi trường và nguồn nước.

Đây cũng là nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn.

Trong nông nghiệp do nhu cầu phát triển kinh tế các hộ gia đìnhđã mở rộng qui mô chuông trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi,hầu hết các hộ gia đình vẫn làm theo kiểu " Chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp" nên phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn thải ra rãnh nước đường làng. Không những thế đây là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các kí sinh trùng gây bệnh phát sinh. Nước thải đó ngấm vào nguồn nước ngầm do vậy nguy cơ phát sinh các bệnh dịch rất cao. Trong khi đó, nguồn nước ăn,uống, sinh hoạt cho người dân thì nguồn nước cung cấp chủ yếu vẫn là nước giếng, nước mưa, ao hồ đã nhiễm bẩn bởi các nguồn nước thải trên.

Cùng với hiện tượng suy giảm chất lượng nguồn nước, dân số đang ngày càng tăng cao. Cho nên nhu cầu cung cấp nước sạch ngày càng cấp thiết để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Thực trạng này đòi hỏi phải có các hoạch định chính sách vững chắc để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân huyện Yên Thành nói riêng và các vùng nông thôn nói chung.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên vấn đề nước sạch ở nông thôn huyện Yên Thành có bước cải thiện tích cực hơn. Tính đến thời điểm hiện nay thì toàn huyện có 10 nhà máy nước cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn. Người dân đã dần tiếp cận với nguồn dịch vụ nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày của mình. Tuy nhiên việc sử dụng nước sạch trong những năm đầu đi vào hoạt động chưa đạt kết quả cao, tình trạng người dân dùng nước sông, ao, giếng, nước mưa... để phục vụ cho sinh hoạt vẫn phố biến.

Qua tăng cường giáo dục- truyền thông nên nhiều người dân nông thôn đã từng bước nhận thức được tầm quan trọngcủa nước sạch đối với đời sống và sức khỏe con người, hiểu rõđược những lợi ích to lớn mà nước sạch mang lại. Chính vì vậy, tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch đã từng bước được nâng lên một cách rõ rệt và nhiều xã tỷ lệ đã đạt trên 80% trong năm 2010. Ví dụ như xã Bảo Thành 82% hộ dân sử dụng nước

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

sạch, xã Thọ Thành hộ dân sử dụng nước sạch lên tới 90% và theo ước tính đến năm 2015 thì hy vọng 100% các hộ gia đình sử dụng nước sạch.

Riêng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành hiện tại cung cấp cho các xã như xã Hoa Thành, Tăng Thành, Xuân Thành, Văn Thành, Thị Trấn.Và đang có dự án triển khai mạng lưới hệ thống đường ống lên bệnh viện và các vùng phụ cận khác.

Bảng 7: Thực trạng sử dụng nguồn nước các xã, Thị Trấn thuộc phạm vi hoạt động của nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành qua 2 năm 2007-đầu năm 2011

Stt Khu vực Tổng số hộ

Nước máy Nguồn nước khác

Năm 2007 Năm 2011 Năm 2007 Năm 2011 Số hộ

sử dụng % Số hộ

sử dụng % Số hộ

sử dụng % Số hộ sử dụng %

1 Thị Trấn 1100 570 51,8 1000 90,9 530 48,2 100 9,1

2 Hoa Thành 1500 655 43,7 1305 87 845 56,3 195 13

3 Tăng Thành 2500 1025 41 2000 80 1475 59 500 20

4 Xuân Thành 2000 856 42,8 1640 82 1144 57,2 360 18

5 Văn Thành 3100 1247 40,2 2573 83 1853 59,8 527 17

Nguồn từ cơ quan nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành đầu năm 2011 Số liệu bảng 7chỉ ra rằng tính đến đầu năm 2011 số hộ sử dụng nước sạch của nhà máy 8518 hộ gia đình tăng 4165 hộ gia đình sử dụng nước sạch so với năm 2007.

Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở đây tăng lên đáng kể, đầu năm 2011 đạt hơn 80% các hộ gia đình sử dụng nước sạch trong toàn bộ số hộ.

Không những vùng Thị Trấn mà tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch ở nông thôn cũng tăng lên rất cao và khẳng định vai trò quan trọng của nước sạch trong đời sống hàng ngày của các hộ gia đình.

Theo điều tra các hộ gia đình của xã Hoa Thànhđại diện cho vùng nông thôn, Thị Trấn đại diện cho vùng Thị Trấn, thì trong 60 hộ gia đìnhđiều tra ngẫu nhiênở xã Hoa Thành tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước sạch tính đến đầu năm 2011 chiếm 90% (bảng 8). Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 7m3nước/ tháng phục vụ cho các mục đích sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt. Tuy tỷ lệ số dân sử dụng nước sạch cao

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

nhưng lượng tiêu thụ nước sạch của người dân ở vùng Hoa Thành còn thấp do ngoài sử dụng nước sạch thì các hộ gia đìnhở đây còn sử dụng các nguồn nước khác như ao, hồ,giếng, nước mưa, nước sông cho các mục đích khác như chăn nuôi, trồng trọt Khác với Hoa Thành thì vùng Thị Trấn với 60 hộ gia đìnhđiều tra thì 95% hộ gia đình sử dụng nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Bình quân mỗi hộ sử dụng 15m3 nước/ tháng. Người dân ở đây sử dụng nước sạch cho các nhu cầu thiết yếu của mình ngoài ra họ còn sử dụng cho mục đíchkinh doanh, dịch vụ, các ngành nghề khác...

Bảng 8: Thực trạng sử dụng nguồn nước các hộ điều tra của xã Hoa Thành, Thị Trấn đầu năm 2011

Stt Khu vực

Tổng số hộ điều

tra

Nước máy Nguồn nước

khác Số hộ

sử dụng Tỷ lệ

Bình quân hộ sử dụng(m3/tháng)

Số hộ sử dụng

Tỷ lệ

1 Hoa Thành 60 54 90 7 6 10

2 Thị Trấn 60 57 95 15 3 5

Nguồn từ số liệu điều tra đầu năm 2011

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Nông thôn Thị Trấn

Nông thôn Thị Trấn

Biểu đồ1:Lượng tiêu thụ nước sạch bình quân/ tháng của các hộ gia đình giữa các vùng

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

Biểu đồ 1 thể hiện lượng nước tiêu thụ bình quân của các hộ gia đìnhở vùng Thị Trấn và Hoa Thành. Vùng Thị Trấn thì lượng nước tiêu thụ bình quân hàng tháng của các hộ gia đình cao hơn lượng nước tiêu thụ của các hộ gia đìnhở vùng Hoa Thành là 8m3/tháng.

Theo điều tra từ các hộ gia đình sử dụng nước sạch thì hầu hết các hộ gia đình đánh giá chất lượng nước sạch tốt, áp lực nước mạnh. Dịch vụ cung cấp nước sạch từ nhà máy đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân và hơn hết cảlà các hộ gia đình đều đánh giá cao về vai trò của nước sạch trong việc nâng cao sức khỏe con người.

2.3.2. Một số nhận xét về thực trạng sử dụng nguồn nước của các hộ gia đình.

Nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt của mỗi hộ dân phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện của hộ gia đình. Nhìn chung,người dân ở xã Hoa Thành và vùng Thị Trấnsử dụng đa dạng tất cả các nguồn nước có sẵn để phục vụ sinh hoạt bao gồm:

nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành, nước giếng củagia đình, nước giếng công cộng, nước mưa, nước sông. Việc quyết định sử dụng nguồn nước nào vào mục đích gì là tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là điều kiện kinh tế của gia đình và nhận thứccủa người dân về nước sạch. Lý do là, thứ nhất những hộ gia đình có thu nhập thấp họ chưa đủ trang trãi cho các khoản chi tiêu khác nên hộ không có khả năng chi trả cho việc sử dụng nước máy. Còn các hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tình hình sử dụng nước máy được cải thiện rất nhiều, họsẵn lòng chi trả và sử dụng nước máy ở các mức giá cao hơn mức giá nhà máy. Thứ hai nhận thức của người dân về nước sạch còn thấp, nhiều hộ gia đình cho rằng các nguồn nước như nước giếng, nước mưa, hay một số nguồn nước khác là nguồn nước sạch không ảnh hưởng gìđến sức khỏe người dân nên người dân vẫn tin dùng các nguồn nước này. Đây là lý do vì sao lượng nước máy tiêu thụ của vùng Hoa Thành lại thấp.

Việc sử dụng nước máy đã có chuyển biến lớn. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước máy ngày càng tăng lên. Đâylà tín hiệu đáng mừng trong quá trình tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch của người dân địa phương. Thực trạng này một phần được giải thích bởi khả năng tiếp cận nguồn nước được cải thiện nhưng một phần cũng được giải thích bởi tăng lên trong nguồn thu nhập của người dân và sự thay đổi trong nhận thức của họ về nước sạch.

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy nước thị trấn yên thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)