Chương III. Phân tích chi phí- lợi ích của dự án cung cấp nước sạch cho vùng
3.1. Phân tích chi phí của dự án
3.1.2 Chi phí xã hội-môi trường
Vấn đề được thế giới đặc biệt quan tâm nhiều trong thời gian gần đây đó là môi trường dù đólà quốc gia phát triển hay đang phát triển. Trong những năm qua chi phí mà môi trường bỏ ra rất nhiều không thể lượng hóa được bằng tiền. Môi trường bỏ ra càng nhiều thì vấn đề ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường ngày càng diễn ra ở mức độ cao vàđang đe dọa đến cuộc sống của con người đặc biệt là những quốc gia đang phát triển nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ ngày càng tăng nên nguồn tài nguyên khai thác ngày càng nhiều. Tài nguyên thì không phải là vô tận nếu chúng ta khai thác mà không có các biện pháp hợp lý thì tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Các nguồn tài nguyên thật sự rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng chúng con người đã vô ý thức hay có ý thức đã gây ra những thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên môi trường. Do vậy trong quá trình phát triển kinh tế ngày nay thì người ta không thể không đánh giá những tác động về mặt môi trường như phân tích lợi ích thu về và những chi phí phải bỏ ra về mặt môi trường ngay khi triển khai bất kỳ một dự án.
Đối với dự án xây dựng nhà máy nước Thi Trấn Yên Thành ngoài những ảnh hưởng có lợi về mặt môi trường xã hội như phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho người dân, chất lượng môi trường ngày càng cải thiện...tuy nhiên bên cạnh những lợi ích dự án mang lại thì xã hội và môi trườngcũng chịu những thiệt hại như mất đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật, ảnh hưởng đến nguồn nước.
Thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp bị mất đi khi xây dựng nhà máy Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp chiếm khoảng 80% trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 48%. Người dân ở đây chủ yếu là nghề nông, khi xây dựng nhà máy nước vớidiện tích là 35000m2tương đương với 3,5ha đất nông nghiệp sẽ mất đi.
Hàng năm thì người dân ở đây trồng 2 vụ lúa và một vụ ngô.
+ Vụ lúa:
Trung bình 5,5 tấn/ ha/1vụ. Vậy sản lượng lúa thu hoạch trong một năm từ 3,5ha
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
đấtlà: 5,5 tấn/ha /vụ * 2vụ * 3,5ha = 38,5 tấn Giá lúa năm 2005 là 270 nghìnđồng/tạ
Vậy thu nhập của người dân từ việc trồng lúa trên 3,5ha đất là:
385tạ * 300 nghìn/tạ = 115550 (nghìnđồng) +Vụ ngô:
Trung bình 2,5 tấn/ha/1vụ. Vậy sản lượng thu hoạch ngô trong một năm từ 3,5ha đất là: 2,5tấn/ha/1vụ * 2 vụ* 3,5ha = 17,5 tấn
Giá ngô năm 2005 là 300 nghìnđồng/tạ
Vậy thu nhậpcủa người dân từ việc trồng ngô trên 3,5ha đất là:
175 tạ * 300 nghìnđồng/tạ = 52500 (nghìnđồng)
Vậy tổng thu nhập của người dân trong một năm từ việc trồng lúa và ngô trên 3,5ha đất nông nghiệp là: 168000(nghìnđồng)
Để có được thu nhập nông nghiệp trên thì người nông dân cũng đã bỏ ra một khoản chi phí như chi phí cho lân, đạm, kali các loại thuốc dùng trong nông nghiệp.
Bảng 13: Chi phí đầu tư cho sản phẩm nông nghiệp/1ha(nghìn đồng) Chi phí 2 vụ lúa 1 vụ ngô Tổng
Giống 2100 1100 3200
Phân 8270 1125 9395
Thuốc BVTV 397 87 484
Thuê máy móc 2125 193 2318
Tổng 12892 2505 15397
Nguồn từhợp tác xã nông nghiệp xã Hoa Thành Bảng số liệu 13 trên cho thấy để tạo ra thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp thì người dân phải bỏ ra một khoản chi phí là 15397nghìnđồng/ha.
Vậy chi phí cho 3,5ha đất nông nghiệp trong một năm là: 53889,5 (nghìnđồng) Chọn năm 2005 là năm gốc, suất chiết khấu khi r=12%; r=13%; giả sử chi phí và
thu nhập không đổi qua các nămĐại học Kinh tế Huếthì ta có bảng giá trị hiện tại ròng như sau:
Formatted:Right: 0.25"
Bảng 14: Giá trị hiện tại ròng qua các năm từ việc trồng cây nông nghiệp(nghìn đồng)
STT NĂM DOANH THU CHI PHÍ NPV(r=12%) NPV(r=13%)
1 2005 168000 53889,5 114110,5 114110,5
2 2006 168000 53889,5 101884,4 100982,7
3 2007 168000 53889,5 90968,19 89365,26
4 2008 168000 53889,5 81221,6 79084,3
5 2009 168000 53889,5 72519,29 69986,11
6 2010 168000 53889,5 64749,36 61934,61
7 2011 168000 53889,5 57811,93 54809,39
8 2012 168000 53889,5 51617,8 48503,88
9 2013 168000 53889,5 46087,32 42923,79
10 2014 168000 53889,5 41149,39 37985,65
11 2015 168000 53889,5 36740,53 33615,62
12 2016 168000 53889,5 32804,04 29748,34
13 2017 168000 53889,5 29289,32 26325,96
14 2018 168000 53889,5 26151,18 23297,31
15 2019 168000 53889,5 23349,27 20617,09
16 2020 168000 53889,5 20847,56 18245,21
17 2021 168000 53889,5 18613,89 16146,21
18 2022 168000 53889,5 16619,55 14288,68
19 2023 168000 53889,5 14838,88 12644,85
20 2024 168000 53889,5 13249 11190,13
21 2025 168000 53889,5 11829,47 9902,771
22 2026 168000 53889,5 10562,02 8763,514
23 2027 168000 53889,5 9430,378 7755,322
24 2028 168000 53889,5 8419,981 6863,117
25 2029 168000 53889,5 7517,84 6073,555
26 2030 168000 53889,5 6712,357 5374,827
Tổng 1002383 950538,8
Nguồn từ kết quả tính toán
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Khi xây dựng nhà máy nước thì lợi ích ròng môi trường xã hội mất đi trong toàn bộ chu kỳ của dự án là 1002383 (nghìnđồng) khi suất chiết suất r=12%; khi suất chiết khấu r=13% thì lợi ích xã hội môi trường mất đi là 950538,8 (nghìnđồng).
Chi phí cho việc chống sạt lở, xói mòn đất
Sông Đào là con sông chính cung cấp các nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho các hoạt động sản xuất đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hàngnăm nguồn nước từ sông đào cung cấp nước đầy đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khi tiến hành xây dựng nhà máy nước với công suất 4000m3/ngày đêm. Với lượng nước hút từ sông đào như vậy sẽ tạo ra áp lực tác động làm xói mòn, sạt lở đất hai bên bờ. Vì vậy mà nhà máy phải có những đầu tư chi phí nhất định cho việc thực hiện các biện phápcó thể để giảm sư xói mòn sạt lở đất.
Chi phí cho việc bảo vệ nguồn nước
Nước là thành phần không thể thiếu cho sự sống trên trái đất. Nhưng với tốc độ phát triểnkinh tế như hiện nay thì nguồn nước ngọt ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang ngày càng khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt. Dựa trên kết quả khảo sát về tình trạng nước sạch ở các nước nông nghiệp phát triển, quỹ bảo vệ động vật hoang dã(WWF) công bố báo cáo:" Giàu về kinh tế nhưng nghèo về nước sạch" cảnh báo các nước cần thay đổi chính sách nếu không muốn đối mặt về một cuộc khủng hoảng về nước sạch. Do vậy khi triển khai một dự án nào thì cũng cần phải có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại ảnh hưởng đến nguồn nước, khai thác phải đi đôi với việc cải tạo và bảo vệ nguồn nước. Khi nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành đi vào hoạt động thì hàng năm lấy đi một lượng nước khá lớn từ nguồn Sông Đào làm thay đổi chế độ thủy văn của dòng sông. Nếu nhà máy không có các biện pháp hợp lỳ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác đặc biệt là vào những mùa khô. Khi nhà máy đi vào hoạt động đã sử dụng các hóa chất như phèn, clo, vôi... mặc dù các chất này chưa có tác hại nghiêm trọng nhưng trong quá trình xử lý nguồn nước thì cần phải có các biện pháp bảo quản lưu dữ cận thận tránh để các chất này đổ ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới các hệ sinh thái xung quanh: ảnh hưởng đến động thực vật, các sinh vật dưới nước và công nhân làm việc. Nguồn nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mục đích khai thác của nhà máy và quyết định đến sự sống, sự tồn tại phát triển của động thực vật xung quanh. Chính vì vậy khi nhà máy xây dựng cũng như khi đi vào vận hành cần phải có các chi phí bảo vệ nguồn nước.
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"