Tình hình cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn Nghệ An

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy nước thị trấn yên thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 28 - 32)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở khoa học về phân tích chi phí – lợi ích của dự án xây dựng nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn

1.3 Cở sở thực tiễn

1.3.2 Tình hình cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn Nghệ An

Trong những năm qua với nhiều thách thức đặt ra cho ngành cấp nước Nghệ An bởi tình hình thiên tai bão lụt, rồi hạn hán kéo dài dẫn đến nguồn nước thô thiếu, nguồn điện bị cắt luân phiên, liên tục gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như dịch vụ cung cấp nước cho người dân . Song với những giải pháp kịp thời, linhhoạt, sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

khai thác đạt, các nhà máy cấp nước, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tất cả các khu vực vẫn duy trì sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân ổn định, đạt chất lượng.

Phát huy hiệu quả các trạm bơm cấp 1 và cấp 2 đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khách hàng.

Dưới sự quản lý công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Nghệ An được thành lập từ năm 2001 với 7 trạm cấp nước tại các thị trấn huyện như Anh Sơn, Con Cuông, Đô Lương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ và Thanh Chương. Những trạm bơm này đã cung cấp nước cho nhân dân trên địa bàn và vùng phụ cận. Tất cả các trạm bơm đều hoạt động đạt và vượt công suất thiết kế. Như trạm bơm tại thị trấn Đô Lương với công suất 2000m3/ngày đêm, cung cấp nước cho khoảng 5.000 hộ dân thị trấn và 6 xã vùng ven. Đây là một trong những trạm bơm có lượng khách hàng sử dụng đông nhất khu vực miền núi. Đặc biệt vào mùa hè thì trạm bơm đã phải chạy vượt công suất thiết kế nhưng vẫn chỉ đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu tiêu thụ nước của khách hàng.

Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác cung cấp nước cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng. Song bằng việc xử lý kịp thời và linh hoạt các sự cố về đường ống dẫn nước, trạm bơm Đô Lương luôn là một trong những trạm bơm dẫn đầu về chất lượng nguồn nước và dịch vụ chăm sóc khác hàng của khu vực miền núi - Ông Hoàng Văn Hải, Giám đốc Xí Nghiệp cấp nước các TT Miền núi khẳng định: “ Với tinh thần hết mình phục vụ nhân dân, mang đến cho người dân nguồn nước sạchvà an toàn nhất, ngành nước nghệ An nói chung, trạm bơm nước Đô Lương đãđược người dân địa phương nghi nhận và đánh giá cao”.

Không chỉ ở Đô Lương, Trạm bơm nước Nam Đàn với công suất 1.000m3/ngày đêm được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009. Hiện nay, nguồn nước sạch này đã cung cấp cho hơn 1000 hộ dân khu vực thị trấn Nam Đàn và một số xã phụ cận. Với những tính năng ưu việt trong dây chuyền công nghệ xử lý nước sạch, nguồn nước máy do trạm bơm Nam Đàn cung cấp tới người dân rất đảm bảo về chất lượng cũng như độ chính xác trong công tác kiểm định đồng hồ.

Thành phố Vinh với tổng số là gần 300.000 nhân khẩu, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân địa phương rất cao. Đây là một sức ép lớn đối với Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Nghệ An. Dân số đông, thành phố Vinh lại là thành phố

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

đô thị loại I, nên quá trìnhđô thị hoá cũng như công nghiệp hoá được phát triển nhanh, mạnh. Nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt rất lớn trong khi tại nhà máy nước Hưng Vĩnh với hai hệ thống bể lọc thì công suất bơm cũng chỉ đạt 6 vạn m3/ngày đêm. Đáp ứng khoảng 75% nhu cầu sử dụng nước toàn thành phố. Chưa kể đến mùa hèở Nghệ An với những đợt nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng nước của khách hàng tăng lên đột biến, gây rất nhiều khó khăn cho công tác xử lý, cung ứng nước. Và một việc làm thiết thực nhất mà công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Nghệ An đã vàđang triển khai đó là ngày 11 tháng 12 năm 2010, Công ty tiến hành khởi công xây dựng hệ thống cấp nước cho khu công nghiệp Nam Cấm và vùng phụ cậnVinh (cùng một số xã của huyện Nam Đàn, Nghi Lộc), công suất lên tới 20.000m3ngày đêm bằng nguồn vốn vay ODA. Dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ đưa vào hoạt động. Đây là một dự án có quy mô lớn về nguồn vốn cũng như công suất thiết kế. Điều chắc chắn rằng khidự án hoàn thành thì nhu cầu sử dụng nước cho mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh và trong đời sống của người dân thành phố Vinh sẽ được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Vấn đề nước sạch sẽ không còn là bài toán khóđối với người dân Nghệ An mỗi khi mùa hè đến.

Ông Phan Cảnh Đệ Giám Đốc Công ty TNHH một thành viên cấp nước Nghệ An cho biết: “Tính đến cuối năm 2010, số lượng khách hàng sử dụng nước sạch của công ty đã lên tới gần 64 vạn hộ dân, tăng hơn 3 vạn hộ so với năm 2009. Con số này đã cho thấy nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của người dân Nghệ An là vô cùng lớn. Đồng thời khẳng định được vai trò quan trọng của nguồn nước sạch đối với đờisống người dân cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Không những các trạm cấp nước do công ty TNHH 1 thành viên đãđáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân màở các trạm cấp nước thuộc sự quản lý của các huyện cũng đã có những tiếnbộ trong việc cung cấp nước sạch cho người dân.

Huyện Yên Thành với 10 nhà máy cấp nước có công suất thiết kế từ 800m3- 4000m3 nước/ ngày đêm luôn duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như nhà máy nước Thọ Thành với công suất thiết kế 1000m3/ngày đêm đãđáp ứng được 90% các hộ gia đình sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Thị

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

Trấn Yên Thành lập năm 2007với công suất thiết kế 4000m3/ngày đêm đã cung cấp nước sạch cho các vùng lân cận.

Bên cạnh những thành công đó, côngty cũng đối mặt không ít khó khăn trong quá trình cấp thoát nước mà năm 2010 là một ví dụ điển hình.Đây là năm mà diễn biến thời tiết khá phức tạp, hạn hán và nắng nóng kéo dài dẫn đến tình trạng cắt điện luân phiên trên địa bàn toàn tỉnh gây khó khăn cho công tác cungứng nước sản xuất và sinh hoạt. Bởi vừa thiếu nguồn nước thô để xử lý lại vừa thiếu điện để bơm nước phục vụ dân nên đã gây không ít bức xức cho dư luận. Ngoài ra, quá trình chỉnh trang đô thị, rồi bão lụt đã khiến không ít nơi đường ống dẫn nước, đồng hồ bị hư hỏng nặng.

Dẫn đến tình trạng nguồn nước kém chất lượng. Song với những giải pháp kịp thời, các nhà máy cấp nước đã từng bước đầu tư cải tạo lại hệ thống cấp nước, thay thế dần các loại đường ống, đồng hồ cũ nát nhằm chống thất thoát nước. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận và xử lý nghiêm các hộ vi phạm.

Đối với ngành nước Nghệ An, vấn đề được nhiều người dân quan tâm nói chung không chỉ là chất lượng nguồn nước sạch mà tư duy phục vụ khách hàng còn nhiều hạn chế. Dẫn đến nhiều băn khoăn, thắc mắc cho nhân dân. Để giải quyết tình trạng này, các ban lãnhđạo công ty, các huyện đã từng bước cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho khách hàng bằng việc tập trung một đầu mối tại các chi nhánh dịch vụ cấp nước (kể cả công tác lắp đặt và quản lý). Tiếp nhận, xử lý kịp thời sự cố và mọi ý kiến đóng góp của khách hàng về thái độ làm việc của nhân viên các chi nhánh trên địa bàn. Vì vậy chất lượng nước, chất lượng dịch đang từng bước được cải thiện.

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy nước thị trấn yên thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)