Chương III. Phân tích chi phí- lợi ích của dự án cung cấp nước sạch cho vùng
3.3. Lượng hóa lợi ích về kinh tế, xã hội - môi trường thông qua mức sẵn lòng chi trả của người dân
3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả
Số lượng nhân khẩu đông được xem là một đặc trưng của các hộ gia đìnhở các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc điểm về số lượng người trong hộ điều tra được thể hiện như sau:
Bảng 23. Quy Mô của Hộ Gia Đình
Số người trong hộ Số hộ (hộ) %
Dưới 4 người 27 22,5
Từ 4 – 6 người 61 50,83
Hơn 6 người 32 26,67
Tổng 120 100,00
Nguồn số liệu từ điều tra hộ đầu năm 2011 Bảng23 cho thấy quy mô hộ gia đìnhđiều tra khá lớn: số hộ có số lượng người từ 4-6 người chiếm tỷ lệ cao 50,83%, còn lại các gia đình có số người dưới 4 người và hơn 6 người chiếm tỷ lệ gần tương đương nhau. Tổng số người trong hộ là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập và tổng chi tiêu của hộ gia đình trongđó có số tiền chi tiêu hàng tháng cho việc sử dụng nước máy. Quy mô hộ càng tăng thì nhu cầu về các loại hàng hóa cho sinh hoạt hàng ngày càng nhiều. Do vậy số nhân khẩu đông thì lượng nước tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến người dân sẽ sẵn lòng chi trả hơn cho việc sử dụng nước máytrong cuộc sống hàng ngày.
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
- Thu nhập bình quân của các hộ gia đìnhđiều tra
Bảng 24: mức thu nhập bình quân các hộ gia đình trong một tháng: Mức thu nhập/tháng /lao
động(triệu đồng)
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
≤1 31 25,83
Từ 1,1 đến 1,6 47 39,17
Từ 1,7 đến 2,2 29 24,17
Từ 2,3 đến 2,8 13 10.83
2,9 đến 3,4 0 0
Tổng 120 100,00
Nguồn số liệu từ điều tra hộ đầu năm 2011 Bảng24 thể hiện mức thu nhập bình quân của một lao động/tháng của các hộ gia đìnhđiều tra. Nhìn chung mức thu nhậpkhông cao,120 hộ được điều tra, thì chỉ có 39 hộ chiếm 39,17% có thu nhập từ 1,1 đến 1,6 triệu đồng/lao động/tháng. Mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình là 1550 nghìnđồng/tháng/lao động. Số hộ có thu nhập từ 2,3- 2,8 triệu đồng/tháng/lao động chiếmtỷ lệ không cao 10,83% còn thu nhập
≤1 triệu chiếm 25,83%. Nếu ta so sánh với bảng số liệu tính toán về quy mô hộ gia đình thì với mức thu nhập như trên chưa thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình. Mức thu nhập thấp dẫn đến khả năng tiêu dùng thấp và mức sống thấp, làmảnh hưởng đến khả năng chi trả của các hộ gia đìnhđến việc sử dụng nước máy.
- Trìnhđộ học vấncủa các hộ gia đình:
mù chữ cấp1 cấp 2 cấp 3 ĐH-CĐ-TC 4,17%
25,83%
48,83%
16,67% 7,5%
Biểu đồ 2:Thể hiện trìnhđộ học vấn của các hộ gia đìnhđiều tra
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Nhìn chung trìnhđộ học vấn người dân ở đây không cao. Trìnhđộ đại học, cao đẳng, trung cấpchiếm 16,67%,cấp 3 chiếm48,8329,17%. Tỷ lệ mù chữ chiếm 4,17
%. Trìnhđộ học vấn là một trong các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả của người dân.
- Nhậnthức của người dân về nước sạch
Thông qua các biện pháp tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhận thức của người dân về nước sạch ngày càng được nâng cao. Để kiểm tra sự hiểu biết của người dân về nước sạch, kết quả thu được từ điều tra và tính toán thể hiện như sau.
Bảng 25. Nhận Thức của Người Dân về Nước Sạch
Cách nhận định Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Nước mưa 26 21,67
Nước giếng 11 9,17
Nước cung cấp từ nhà máy nước 111 92,5
Nguồn số liệu điều tra hộ dân đầu năm 2011 Qua điều tra120 mẫu có đến gần92,5% các hộcho rằng nước được cung cấp từ nhà máy nước là nước sạch và họ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó do thói quen của người dân có26 hộ chiếm 21,67% cho rằng nước mưa là nước sạch. Và cũng có 11 hộ chiếm 9,17% nghĩ nước giếng là nước sạch. Nhận thức của người dân ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả thêm cho dịch vụ sử dụng nước sạch từ nhà máy.
Nếu người dân ngày càng nhận thức hiểu rõđược lợi ích của việc sử dụng nước sạch như nâng cao sức khỏe giảm chi phí bệnh tật, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống cho con người,thì người dân ngày càng sử dụng nước sạch. Và ngược lại người dân không hiểu vai trò của nước sạch đối với con người thì tỷ lệ sử dụng nước sạch sẽ thấp với nhận thức được ảnh hưởng của việc sửdụng nước sạch đối với con người thì mức sẵn lòng chi trả thêm của người dân sẽ tăng thêm. Vì vậy, để cho người dân sẵn lòng chi trả thêm tối đa về dịch vụ nước sạch, tăng số khách hàng sử dụng nước sạch, tăng chỉ tiêu nước cho từng hộ khách hàng, thì công việc ưu tiên hàng đầu của nhà máy là việc nghiên cứu khách hàng, tuyên truyền, vận động về ích lợi của việc
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
sử dụng nước sạch và mức giá bán cho đối tượng này phải hợp lý, thấp hơn các đối tượng sử dụng nước khác.
- Mức độ sẵncó của các nguồn nước khác: Khác với thành thị thì vùng nông thôn có sẵn nguồn nước khác ngoài thiên nhiên như: Các bể chứa nước mưa, nước sông, nước hồ, nước ao, nước giếng khơi, giếng khoan.
Đây là các nguồn nước có trữ lượng tương đối dồi dào, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dân và điều đặc biệt quan trọng là người sử dụng không phải mất tiền khai thác, sử dụng ngoài chi phí bỏ ra ban đầu như chi phí đào giếng, ao, khoan giếng
Như vậy, nguồn nước này rất hấp dẫn đối với người sử dụng nhất là những hộ gia đình có mức thu nhập thấp, những người có mức sử dụng nước lớn hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Do vậy khi người dân có sẵn các nguồn nước khác thì mức sẵn lòng chi trả thêm của các hộ gia đình sẽ giảm đi nếu người dân không nhận thức được các nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm do chính hoạt động của họ gây ra.
- Chất lượng nước sạch của nhà máy: Chất lượng nước cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân. Đối với các nguồn nước khác thì người dân không quan tâm đến chất lượng của nước nhưng khi người dân sử dụng nước sạch thì họ sẽ chú ý đến chất lượng của nước sạch. Nếu nước sạch thường xuyên có mùi tanh, bị đục, nổi cặn....thì người dân sẽ không tin dùng vào dịch vụ cung cấp nước sạch của nhà máy do đó người dân sẽ không sẵn lòng chi trả thêm cho dịch vụ cung cấp nước sạch nữa. Chính vì vậy nhà máy phải đảm bảo chất lượng nước sạch khi cung cấp cho người dân. Theo điều tra hộ gia đình thì phần lớn các hộ gia đìnhđều đánh giá chất lượng nước máy cung cấp làm hài lòng người dân.
Bảng 26: Đánh giá của người dân về chất lượng nước máy
Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Bình thường Kém
Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %
Chất lượng
nước máy 6 5,41 96 86,48 9 8,11 0 0
Nguồn từ số liệu điều tra
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Số liệu từ bảng26 cho biết các hộ gia đình đánh giá về chất lượng nước máy.
Hầu hết các hộ gia đình cho rằng chất lượng nước máy tốt chiếm 86,48%. Có 6 hộ gia đìnhđánh giá chất lượng rất tốt và chỉ có 8,11% các hộ gia đình cho là bình thường.
Điều nàyảnh hưởng lớn đến mức sẵn lòng chi trả của người dân.