Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy nước thị trấn yên thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 34 - 37)

Chương II. Một số đặc điểm cơ bản và thực trạng sử dụng nguồn nước ở huyện yên thành và địa điểm nghiên cứu

2.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, tài nguyên và cảnh quan môi trường huyện Yên Thành

2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội

Cùng với sự phát triển của tỉnh Nghệ An, được sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền, trong những năm qua nền kinh tế huyện Yên Thành có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Yên Thành giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010

Tăng trưởngGDP(%) 11,3 12,15 14,01

GO(tỷ đồng) 9158 1028 1316

GO/người/năm(triệu) 8,7 9,5 1,21

Nguồn: Phòng tài chính huyện Yên Thành năm 2010 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất bình quân trênđầu người có xu hướng tăng qua các năm khẳng địnhkinh tế- xã hội trên địa bàn huyện trong những

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

năm qua đã có những chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang dần được nâng lên.

2.1.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Ngành nông - lâm nghiệp

Sản xuất nông - lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, đảm bảo ổn định xã hội. Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm vừa qua có xu hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành sản xuất lâm nghiệp. Bước đầu chuyển biến về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế khá.

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và XDCB

Trong những năm qua, khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng có những bước đáng kể. Hiện nay, ngành công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp đangtiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hoá nhiều ngành nghề với nhiều loại hình sản phẩm. Về công nghiệp chế biến thì Yên Thành cũng có nhiều tiềm năng như có nhiều sản phẩm nông nghiệp để chế biến như mía, ngô, sắn.

-Ngành thương mại, dịch vụ

Thương mại –Dịch vụ đang từng bước phát triển. Yên Thành là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh sớm thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi HTX nông nghiệp. Các HTX sau khi chuyển đổi, thành lập đều hoạt động có hiệu quả. Trên địa bàn huyện có hơn 3.000 hộ kinh doanh buôn bán, trong đó có 60 hộ kinh doanh lớn. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ xã hội tăng bình quân 10,90%. Bước đầu có sản phẩm tham gia xuất khẩu nông nghiệp như tinh bột sắn, lạc.Các hoạt động dịch vụ vận tải tăng khá, hàng hóa luân chuyển tăng bình quân 12%/năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông tăng bình quân 30%.

2.1.3.3 Dân số

Trong những năm qua bức tranh dân số của huyện Yên Thành đã có sự thay đổi nhanh chóng qua các năm. Qui mô dân số tăng lên, năm 2008 dân số huyện Yên Thành là 271.258 người và đến năm2010 thì dân số toàn huyện là 272.426 người. Dân số ngày càng tăngtạo nên sức ép trong hoạt động cung cấpnguồn nước sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn huyện.

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

Bảng 4: Tổng số dân của huyện Yên Thành qua 3 năm

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010

Tổng số dân(người) 271.258 271.874 272.426

Nam(người) 111216 122343 130765

Nữ(người) 160042 149531 141661

Nguồn từ phòng kế họach dân số của huyện Yên Thành năm 2010 Sự biến đổi dân số của huyện Yên Thành đãvà đang tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ở huyện Yên Thành theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và những thách thức lớn.

2.1.3.4 Về giao thông

*Đường bộ

Hiện nay, thì hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương đối phát triển. Quốc lộ 7, đoạn đi qua huyện xã Vĩnh Thành đến xã Mỹ Thành dài 18km; tỉnh lộ 538, đoạn đi qua huyện từ xã Hợp Thành về xã Công Thành dài 15km; tỉnh lộ 534, đoạn đi qua huyện từ xã Sơn Thành đến Thị Trấn dài 14km; đường Dinh –Lạt từ xã Nhân Thành đi xã Tây Thành dài 21km. Ngoài ra có 23 tuyến đường liên xã, liên xómđều đãđược đổ nhựa hoặc bê tông đến từng gia đình. Xe cơ giới đi lại tương đối thuận lợi.

*Đường sông

Hệ thống sông ở Yên Thành không nhiều và không có con sông nào lớn, hầu hết là các con sông ngắn và nhỏ. Sông Dinh bắt nguồn từ động Trọc(xã Quang Thành cũ) theo khe cấy và một nhánh từ các làng Đồng Trổ, Đồng Mai theo khe Vằng, hợp lưu với nhau chảy qua xã Tràng Thành sang các làng Long Hồi, tích phú xuống sông Điển. Sông Diền bắt nguồn từ động Huyệt chảy qua xã Phúc Thành.

Ở phía nam do đồi núi trọc nên không có nguồn sinh thủy chảy đều, chỉ có một số khe và bàu như khe Ngọng, bàu Mậu Long, bàu Chèn, bàu Liên Trì chảy về sông Vũ Giang rồi xuống sông Điển.

Từ năm 1960 đến nay huyện Yên Thành đã xây dựng được gần 200 hồ đập lớn, vừa và nhỏ để tưới tiêu cho vùng cao và chống úng cho vùng sâu, tưới khoa học cho vùng giữa thành ruộng thâm canh hai, ba vụ.

Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0.25"

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của dự án xây dựng hệ thống nhà máy nước thị trấn yên thành cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn huyện yên thành tỉnh nghệ an (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)