Chương III. Phân tích chi phí- lợi ích của dự án cung cấp nước sạch cho vùng
3.1. Phân tích chi phí của dự án
3.1.1. Phân tích chi phí về tài chính
3.1.1.1. Chi phí xây dựng hệ thống nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành Tổng chi phí đầu tư xây dựng cho nhà máy nước là 23.485.392.000 đồng. Trong đó chi phí cho các hạng mục sau:
Chi phí cho việc xây lắp công trình
Chi phí mua nguyên vật liệu a. Chi phí xây lắp công trình
Bảng 9: Chi phí xây lắp công trình(đơn vị đồng)
STT HẠNG MỤC THÀNH TIỀN
1 Hồ chứa nước thô 1,262,749,193
2 Trạm bơm cấp 1+2 và rửa lọc 604,524,820
3 Cụm lắng lọc 981,750,931
4 Bể chứa nước sạch 417,004,233
5 Sàn nền và tường rào khu xử lý 743,376,833
6 Nhà hóa chất 126,000,121
7 Kho chứa nguyên vật liệu 100,545,100
8 Khu vực hành chính 249,943,390
9 Nhà bảo vệ 36,975,455
10 Nhà để xe 17,259,315
11 Hồ thu nước 89,082,336
12 Trạm biến áp 158,108,108
13 Đườngống kỹ thuật và thoát nước nội bộ 311,974,336
Tổng 5,099,294,171
Nguồn số liệu từ nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Hồ chứa nước thô là công trình khai thác nước thô từ nguồn nước sông đào. Hồ chứa này có chiều sâu là 5m. Và thểtích chứa đựng của hồ là 35.000m3
Trạm bơm cấp 1: Trạm bơm này đưa nước thô về khu xử lý được kiểm soát bằng đồng hồ đo lưu lượng. Diện tích nhà trạm là 30m2
Trạm bơm cấp 2: Sau khi xử lý thì nước được đưa ra tiêu thụ qua đồng hồ đo lưu lượng với công suất là 50m2
b. Chi phí mua nguyên vật liệu
Chi phí mua nguyên vật liệu thì bao gồm chi phí máy móc, thiết bị và chi phí cho mạng lưới đường ống.
Bảng 10: Chi phí nguyên vật liệu(đơn vị đồng)
STT NGUYÊN VẬT LIỆU CHI PHÍ
1 Máy móc, thiết bị 1,016,761,847
2 Mạng lưới đường ống tuyến 1 8,032,665,403
3 Mạng lưới đường ống tuyến 2 + dịch vụ 8,943,114,006
4 Đường dây 35 kv 163,000,404
5 Chạy thử nghiệm thu bàn giao 10,556,169
6 Các vật liệu phụ 220,000,000
Tổng 18,386,097,829
Nguồn số liệu từ nhà máy nước Thị Trấn Yên Thànhnăm 2005 3.1.1.2 Chi phí vận hành, bảo dưỡng
a. Chi phí vận hành
Chi phí vận hành thì bao gồm chi phí sản xuất và chi phí nhân công
Chi phí sản xuất: Thì bao gồm chi phí điện năng và chi phí hóa chất
Chi phí điện năng: Là chi phí phụ thuộcvàolượng nước bơm để sản xuất ra nước sạch. Trung bình 1 m3nước thì tiêu thụ điện là 0,58 KWH.
Chi phí hóa chất: Là chi phí dùng để xử lý nước, để xử lý nguồn nước thì nhà máy đã sử dụng các hóa chất sau:
oHóa chất phèn:Lượng phèn cho vào nước thô là: 3,5g/m3nước
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
oClo: Liều lượng clo cho vào nước sạch là: 1g/m3. oSút: Liều lượng sút cho vào nước thô là 3g/m3
Tùy vào độ pH của nguồn nước mà sử dụng sút. Hàng năm thì nhà máy sử dụng Sút khoảng 31 ngày
oPAC( Poly Aluminium chloride): Liều lượng PAC cho vào nước thô là 0,004lít/m3
Chi phí nhân công: Là chi phí dùng để trả tiền cho các công nhân, tiền bảo hiểm, tiền trợ cấp, tiền quản lý. Tiền lương cơ bản của một công nhân được tính như sau:
Tiền lương cơ bản
Tiền bảo hiểmy tế
Tiền bảo hiểm xã hội
Tiền trợ cấp độc hại
Bảng 11: Chi phí tiền lương cơ bản cho một công nhân/ tháng Đơn vị: 1000 đồng
Stt Các loại chi phí Năm
2007 2008 2009 2010
1 Lương cơ bản 973 973 1157 1157
2 Bảo hiểm xã hội(=20%
lương cơ bản) 194,6 194,6 231,4 231,4
3 Bảo hiểm y tế(=5% lương
cơ bản) 48,65 48,65 57,85 57,85
4 Trợ cấp độc hại(=10% lương
cơ bản) 97,3 97,3 115,7 115,7
5 Tổng 1313,55 1313,55 1561,95 1561,95
Nguồn số liệutừ nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành năm 2010 Qua 4 năm đi vào hoạt động thì nhà máy nước đã tạo thêm việc làm cho cho công nhân viên góp phần tăng thêm thu nhập cho công nhân. Trong 2 năm đầu thì do nhà máy mới đi vào hoạt động nên sản lượng nước tiêu thụ còn thấp chính vì vậy mà
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
doanh thu nhà máy chưa cao nên chi phí trả lương cho cán bộ công nhân viên nhà máy còn thấp. Khi sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều thì tiền lương chi trả cho cán bộ công
b. Chi phí bảo dưỡng
Chi phí bảo dưỡng là chi phí dùngđể bảo dưỡng sữa chữa các thiết bị máy móc, nhà xưởng bị hư hỏng.
Hàng năm thì nhà máy trích một khoản tiền dành cho chi phí bảo dưỡng. Bao gồm các chi phí sau: Chi phí bảo dưỡng cho thiết bị, chi phí bảo dưỡng cho mạng lưới đường ống, chi phí bảo dưỡngcho phần xây lắp.
c. Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí như văn phòng phẩm, chi phí hành chính, chi phí khen thưởng, chi phí các cuộc họp, các chi phí phục vụ cho nhà máy.
Bảng 12: Tổng chi phí vận hành bảo dưỡng từ năm 2007-2010(nghìn đồng) Năm Điện năng Hóa chất Tiền
lương
Bảo dưỡng
Chi phí
khác Tổng
2007 423400 87218 315000 10215 20582 856415
2008 423400 87218 315000 11020 20582 857220
2009 475520 90015 375000 12250 21025 923650
2010 475520 90015 375000 15750 21025 965470
Nguồn số liệu từ nhà máy nước Thị Trấn Yên Thành năm 2010 Từ các số liệu bảng 12chúng ta có thể tính được tốc độ tăng chi phí vận hành bảo dưỡngbình quânhàng năm theo công thức sau:
G=(
2007 2010 2007
2010 c
t c
t -1)*100%
G=(3 965470 856415
-1)*100%= 4,1%
Trong đó tốc độ tăng chi phí vận hành bảo dưỡng bình quân là G Tổng chi phí vận hành bảo dưỡng qua các năm là cn
Giả định rằng tốc độ tăng chi phí vận hành bảo dưỡng bình quân những năm sau giữ không đổi bằng 4,1%. Tốc độ này được sử dụng chotính toán chi phí vận hành và bảo dưỡng vào các năm trong thời gian tới.
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
3.1.1.3 Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trongthời gian sử dụng của tài sản cố định.
Trong quá trình tham gia hoạt động của sản xuất kinh doanh do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên tài sản cố định bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của tài sản cố định giảm dần.
Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị tài sản cố định do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào giá thành phẩm sản phẩm nhằm tái sản xuất tài sản cố định sau khi hết thời gian sử dụng.
Có nhiều cách để tình khấu hao tài sản cố định. Trong nghiên cứu này thì tô phương pháp khấu hao tuyến tính cố định được chúng tôi sử dụng cho quá trình phân bổ khấu hao tài sản cố định. Theo phương pháp này, mức trích khấu hao cơ bản hằng năm của tài sản cố đinh là bằng nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Mức trích khấu hao tài sản cố định về công trình, máy móc,đường ống là 25 năm.
Công thức tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định là:
MK = NG/T Trong đó:
MK: Mức khấu hao cơ bản bình quân hằng năm của tài sản cố định NG: Nguyên giá tài sản cố định
T: Thời gian sử dụng tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao hằng năm là:
TK = MK/NG hoặc TK = 1/T
Vậy hàng năm nhà máy nước trích khấu hao tài sản cố định là:
MK = 23.485.392.000đ/25năm = 939.416.000(đ)
Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0.25"
Tỷ lệ khấu hao hàng năm là:
TK = 1/25 = 0.04 = 4%