Phần II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.3 Các tiêu chí xác định hộ nghèo đói
Để xem xét về sự đói nghèo của một quốc gia, chúng ta thường dựa trên việc xem xét các yếu tố nguồn lực và CSTH, môi trường và địa lý của quốc gia đó cao hay thấp, có yếu kém hay không? Có thuận lợi trong giao lưu buôn bán hay không? Như vậy, để đánh giá đói nghèo thì chúng ta phải xem xét tổng hợp các yếu tố. Còn để xem xét đánh giá tình hình đói nghèo của các hộ gia đình chúng ta thường dựa trên việc xem xét các yếu tố thành phần của nhu cầu cơ bản thiết yếu cho sự tồn tại của con người như lương thực, thực phẩm,vải vóc, nhàở, y tế, giáo dục ... Và trên thế giới đã có những tiêu chí phân tích đói nghèo như sau:
Đại học Kinh tế Huế
-TNBQ tính theo đầu người
Dựa trên tiêu chí này Ngân hàng thế giới (WB) đãđánh giá mức độ giàu nghèo của các Quốc gia bằng hai cách tính: theo phương pháp Atlas tức là theo tỷ lệ giá hối đoái và tính theo USD; theo phương pháp PPP (Purchasing Power Pairty) là phương pháp sức mua tương đương cũng tính bằng USD.
Theo phương pháp Atlas được phân ra làm 6 loại về sự giàu nghèo của các nước (lấy mức thu nhập năm 1999).
+ TNBQ đầu người > 25.000 USD/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 USD đến đưới 20.000 USD/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 USD đến dưới 2.500 USD/năm tức là nước nghèo.
+ Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo
Ngân hàng thế giới cònđưa ra khuyến nghị thang đo đói nghèo như sau:
+ Đối với nước kém phát triển là 1 USD/ngày.
+ Các nước thuộc Châu Mỹ La tinh và Caribê là 2 USD/ngày.
+ Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
+ Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày
Theo tôi, chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo nêu trên còn phiến diện, bời vì trong thực tế còn nhiều nước có mức TNBQ/ đầu người rất cao nhưng đạt chưa đạt được sự phát triển hoàn hảo. Như tại các nước giàu có như Hoa Kỳ có TNBQ đầu người là 11.000USD/người/năm (2007) hoặc tại các nước phát triển như Châu Âu có TNBQđầu người là 9.000 USD/người/năm (2007) cũng có tới 15% số dân sống dưới mức nghèo khó, vẫn còn tình trạng thất nghiệp đói nghèo, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường và những bất công khác.
- Chỉ sốphát triển con người(HDI)
Để đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia, ngoài chỉ số tính theo TNBQ/người thì trên thế giới từ năm 1990, Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) đã đưa ra chỉ tiêu và chỉ số nhân bản HDI. HDI được tính trên cơ sở tổng hợp kết quả về các mặt; thu nhập, sức khoẻ, giáo dục. Và thếgiới đã chia mức HDI như sau:
+ HDI đạt 0,799 trở lên: mức độ phát triển con người cao.
+ HDI đạt 0,500 đến 0,799: mức độ phát triển con người trung bình.
Đại học Kinh tế Huế
+ HDI < 0,500: mức phát triển con người thấp.
Theo mức chia như trên thì hiện nay có 55/177 nước đạt mức phát triển con người cao, đứng đầu là Na Uy với giá trị HDI là 0,956. Số quốc gia đạt mức độ phát triển con người trung bình là 86/177. Và 36/177 nước ở mức độ phát triển thấp. Nigiê là thấp nhất (0,2920). Việt Nam chúng ta nằm trong nước có mức độ phát triển con người trung bình (0,691) đứng thứ 1112/177 nước (theo nguồn số liệu UNDP 2004).
Theo báo cáo công bố ngày 9/12/2005 Việt Nam xếp 108/177 nước tăng lên 4 bậc so với 2004.
HDI là chỉ số tiêu biểu cho ta cái nhìn tổng quát nhất để đánhgiá chung trìnhđộ phát triển của cộng đồng hoặc đánh giá từng khía cạnh của cuộc sống. Bởi vậy, đây là chỉ số rất quan trọng để hiểu về trình độ phát triển KH – KT và mối tương quan giữa yếu tố kinh tế và xã hội của một cộng đồng, một quốc gia.
Tóm lại, những tiêu chí phân định đói nghèo do cách tiếp cận khác nhau nên có những kiến giải khác nhau. Như vậy, có thể kết luận rằng quan niệm đói nghèo các nước, các quốc gia, khu vực khác nhau là không giống nhau và đói nghèo chỉ là quan niệm có tính chất tương đối.
1.1.3.2 Theo quan niệm của Việt Nam
Ở Việt Nam nghèo đói được phân theo chuẩn nghèo quốc gia, nghĩa là dựa vào thu nhập bình quân khẩu/tháng. Theo Bộ lao động Thương binh và xã hội, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 1993 đến 1995 là : Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng dưới 20 kg gạo đối với thành thị , và dưới 15 kg gạo đối với nông thôn.Giai đoạn 1996 –1997, chuẩn nghèo được xác định lại:
TNBQ/người/tháng của hộ gia đình dưới 15kg gạo ở nông thôn miền núi; 20kg gạo ở khu vực nông thôn đồngbằng; 25 kg gạo ở khu vực thành thị. Còn lại dưới 13kg gạo được quy vào hộ đói.
Từ năm 1997 trở đi, để phù hợp với xu thế đổi mới, chuẩn nghèo đói trên đây tính cho cả gạo và quy ra tiền theo giá 1997 cho tất cả các vùng. Theo Công văn số 175/LĐTB&XH chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 1998 – 2000 là TNBQ/người/tháng của hộ dưới; 15kg gạo (tương đương 55.000đ) ở khu vực nông thôn miền núi; 20kg gạo (70.000đ) ở khu vực nông thôn đồng bằng và 25kg gạo (90.000đ) ở khu vực thành thị.
Còn lại dưới 13kg gạo (45.000đ) được xếp vào hộ đói.
Đại học Kinh tế Huế
Từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo. Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 143/2001/QĐ- TTg trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình có thu nhập bình quânđầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thìở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Bảng 1: SỰ THAY ĐỔI CHUẨN NGHÈOỞ VIỆT NAM (Tính thu nhập bình quân đầu người/1 tháng)
Khu vực 1993-1995 1995-1997 1998-2000 2001-2005 2006-2010
- Nông thôn
<15kg gạo
<20kg gạo <20kg gạo <100.000đ <200.000 đ
- Miền núi, trung du và hải đảo
<15kg gạo <15kg gạo <80.000đ
- Thành thị <20kg gạo
<25kg gạo <25kg gạo <150.000đ <260.0000đ
(Nguồn: Giáo trình nguyên lí phát triển nông thôn - ThS Nguyễn Quang Phục)
Chỉ tiêu về đồ dùng sinh hoạt
Nhìn chung đồ dùng sinh hoạt của các hộ nghèo đói không có gì ngoài giường gỗ, tre, chõng và vài thứ khác dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất, đơn sơ
Đại học Kinh tế Huế
thậm chí là hỏng. Tuy nhiên có một số người tuy đói nghèo vẫn có thể ở nhà xây, có vài đồ dùng khác, đó là tài sản do cha ông để lại hoặc là dấu tích của một thời khá giả còn lại trước khi rơi vào nghèo khổ.
Chỉ tiêu về nhàở và giá trị tài sản
Những người nghèo đói thường không có nhàở; phải đi ở nhà thuê hoặc nếu có chỉ là những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách đất, hoặc là đồ thừa kế của các thế hệ trước để lại.
TLSX của các hộ nghèo cũng thường rất ít. Đất đai là TLSX chính của nhóm hộ này. Nhưng một thực tế cho thấy là diện tích đất ở các hộ đây rất ít, phẩm chất đất không tốt gây nên khó khăn cho sản xuất. Các công cụ sản xuất phần lớn là thô sơ; các thứ khác như vườn tược ao chuồng thường rất ít hoặc không có để làm phương tiện làm ăn sinh sống. Chỉ có một số rất hạn hữu có TLSX khá nhưng do kém hiểu biết, không có kinh nghiệm hoặc lười nhác dẫn đến đói nghèo.
Chỉ tiêu về vốn: Thông thường những người đã lâm vào cảnh nghèo đói không có vốn để dành. Họ thường phải vay mượn để đầu tư cho sản xuất, mua lương thực, y tế, giáo dục,...việc này thường có nghĩa hoặc là phải bán hoặc cầm cố tài sản:
đất đai, gia súc, cây cối, công cụ và trang bị, hoa màu chưa thu hoạch... thường bị ép phải bán giá thấp hoặc vay nặng lãi.
Trong 4 chỉ tiêu trên chỉ có chỉ tiêu về thu nhập và chi tiêu là có định lượng cụ thể; còn 3 chỉ tiêu còn lại về đồ dùng sinh hoạt, giá trị tài sản, chỉ tiêu về vốn đều không có định lượng cụ thể. Nếu chỉ dựa trên 3 chỉ tiêu này để phân định đói nghèo thì sự xác định này là lệch lạc. Ví dụ xét về chỉ tiêu đồ dùng sinh hoạt, vẫn có hiện tượng những người không nghèo đến nay chưa có nhà kiên cố về một số nguyên nhân như:
họ không có kế hoạch xây nhà cửa kiên cố hoặc muốn tập trung tiền của để đầu tư cho con cái ăn học. Trong khi đó một số người tuy đói nghèo vẫn được ở nhà xây kiên cố bởi đó có thể là tài sản cha ông để lại. Cũng trong 4 chỉ tiêu này, cần đặc biệt chú ý tới chỉ tiêu về thu nhập và nhà ở; cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà. Hai chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp mức sống. Hai chỉ tiêu này còn lại cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo và các hộ đói nghèo, nhất là ở nông thôn. Trong thực tế đã lâm vào cảnh đói nghèo thì thường TLSX hết sức ít ỏi, nghèo nàn, kém giá trị sử dụng và khai thác làm ra của cải. Người nghèo và các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nông dân
Đại học Kinh tế Huế
nghèo hầu như không có vốn tích luỹ cho sản xuất và tái sản xuất. Hai chỉ tiêu này còn giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn giữa người giàu và người nghèo, giữa hộ giàu và hộ nghèoở các vùng nông thôn và thành thị.