Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vân kiều ở xã húc huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 76 - 79)

Phần II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI

II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÂN KIỀU Ở XÃ HÚC HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ

2.5 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan

BẢNG13: NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Danh mục Số hộ %

1. Phân loại theo nguyên nhân

-Thiếu vốn vàtư liệu sản xuất 16 45,71

-Thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất 27 77,14

-Thiếu việc làm 10 28,57

-Thiếu lao động 9 25,71

-Đông con, nhiều người ăn theo 13 37,14

-Lười lao động, chi tiêu không kế hoạch 3 8,57

-Có người ốm đau dài ngày, bị bệnh hiểmnghèo 4 11,43

-Nguyên nhân khác 2 5,71

2. Phân loại theo SLNN 36 100

- Do 1 nguyên nhân 6 16,67

- Do 2 nguyên nhân 10 27,78

- Do 3 nguyên nhân 13 36,11

- Do 4 nguyên nhân 4 11,11

- Do 5 nguyên nhân 2 5,56

- Do 6 nguyên nhân 1 2,78

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

- Thiếu vốn và TLSX

Có tới (45,71%) số hộ được phỏng vấn đều trả lời: Nghèo khó là do nguyên nhân thiếu vốn và TLSX. Do thiếu vốn nên các hộ nghèo không có khả năng mua sắm được các công cụ, TLSX cần thiết để cải thiện điều kiện làm việc. Bởi vì người nông dân nghèo thì không có nguồn vốn dự trữ, thường phải đi làm thuê để đảm bảo cho nhu cầu hàng ngày, muốn có vốn sản xuất thì họ phải đi vay nhưng do giá trị tài sản của các hộ nghèo còn thấp nên thường là không vay được tiền trong ngân hàng nên phải vay ngoài với lãi suất rất cao. Mặt khác, nguồn vốn vay từ các ngân hàng hiện nay bị cản trở bởi các thủ tục rườm rà; thời gian chờ được xét vay vốn lâu nên bà con cũng không mặn mà với nguồn vay này. Do đó, sựquan tâm,giúp đỡ của các tổ chức, cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể để những hộ này có vốn và TLSX, đồng thời hướng dẫn họ cách sử dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả là rất cần thiết.

.- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất

Qua điều tra phỏng vấn thì có đến (77,14%) các hộ nghèo cho rằng thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên nhân dẫn họ đến cảnh nghèo đói. Điều này là do hầu hết những hộ nghèo đói là những hộ có trình độ văn hoá thấp: Chủ yếu là trình độ cấp I, nên khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế và nếu không được người hướng dẫn cụ thể thì họ rất lúng túng nên sản xuất gặp nhiều khó khăn dẫn đến năng suất thấp, thậm chí là dẫn đến thua lỗ, đói ăn, do đó họ không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói.

- Thiếu việc làm

Xã Húc là một huyện miền núi chủ yếu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Đó là những ngành phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và mang tính thời vụ rất cao. Bên cạnh đó, phần lớn các nông hộ có trình độ học vấn thấp nên thường bỏ qua các cơ hội tìm kiếm ngành nghề. Theo số liệu điều tra thì có đến 31,67% số hộ trả lời họ nghèo là do thiếu việc làm.

- Thiếu lao động: Theo số liệu điều tra thực tế thì bình quân lao động trên hộ của nhóm hộ nghèo chỉ 2,77 LĐ/hộ đây là một tỷ lệ thấp vì số nhân khẩu của mỗi hộ nhiều. Đây cũng là lí do khiến cho nguồn thu nhập của hộ không đủ chi tiêu vì số người có khả năng lao động thấp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất của các hộ.

Đại học Kinh tế Huế

.- Đông con, nhiều người ăn theo

Đâylà một nguyên nhân do công tác KHHGĐ không phát huy hiệu quả. Các hộ trong xã thì nhân khẩu rất đông, riêng hộ nghèo thì trung bìnhđến 6,26 khẩu/ hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo khó, có đến 37,14% số hộ trả lời phỏng vấn nguyên nhân dẫn đến nghèo là do đông con người ăn theo nhiều nên đã gây ra gánh nặng cho người lao động chính trong gia đình. Bình quân một người lao động phải nuôi thêm gần 3 người ăn trong khi thu nhập của họ rất thấp nên cuộc sống luôn thiếu thốn túng quẫn.

-Lười lao động, chi tiêu không kế hoạch

Theo điều tra có 8,57% hộ nghèo trả lời nghèo đói là do lười lao động, mặc dù những số hộ như vậy là không nhiều, nhưng đó cũng là điều ta nên quan tâm. Thực tế điều tra cũng chothấy rằng,trách nhiệm lao động thườngthuộc về phụ nữ, họphải lên rẫy nhiều hơn đàn ông. Đa số nam giới còn lười nhác và trông chờ hoàn toàn vào sức lao động của người phụ nữ. Mặt khác, nhiều hộ đang ỷ lại vào sự trợ cấp của xã hội nên không chịu khó làm ăn, không có kế hoạch; lười suy nghĩ vì lười tìm kiếm việc làm, phát triển ngành nghề, việc không muốn làm nhưng lại muốn hưởng thụ.

Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên, còn có một số nguyên nhân chủ quan khác như: Tai nạn, rủi ro; có người mắc bệnh xã hội; có người ốm đau thường xuyên... Tất cả những hộ này ngoài việc phải chi thêm một khoản thu nhập cho thuốc thang, chăm sóc người nhà thì gia đình của họ gần như mất đi một lao động trong hộ khiến kinh tế của họ thêm phần khó khăn. Những trường hợp như thế này rất cần có sự quan tâm của cả cộng đồng động viên họ vươn lên trong cuộc sống.

Tóm lại, hiện tượng nghèo đói có nhiều nguyên nhân gây nên, và những nguyên nhân này có mối liên quan chặt chẽ với nhau.Với các hộ nghèo thì những nguyên nhân gây ra nghèo cho gia đình họ là không ai giống ai. Để có thể đạt được hiệu quả trong công tác XĐGN thì đòi hỏi ở các cấp lãnh đạo có những hệ thống giải pháp và đồng bộ phù hợp với điều kiện của địa phương để là sao hạn chế thấp nhất những nguyên nhân gây ra nghèo đói.

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÂN KIỀU TẠI

XÃ HÚC HUYỆN HƯỚNG HÓA

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vân kiều ở xã húc huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)