Phần II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI
II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÂN KIỀU Ở XÃ HÚC HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ
2.4 Tình hình thu nhập và chi tiêu của các nông hộ điều tra
2.4.1 Tình hình thu nhập của các nông hộ điều tra
BẢNG 11: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
ĐVT:1000đ
CHỈ TIÊU BQ CHUNG
NHÓM HỘ
Hộ Nghèo Hộ Trung Bình Hộ Khá
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng thu nhập (VA) 10.537 100,00 6.584 100,00 13.409 100,00 20.062 100,00
1. Trồng trọt 3.178 30,16 2.766 42,01 3.453 25,75 4.210 20,98
2. Chăn nuôi 1.354 12,85 1.023 15,53 1.881 14,03 1.720 8,57
3. Lâm nghiệp 2.226 21,13 1.027 15,60 3.437 25,63 4.607 22,96
4. Thuỷ sản 1.092 10,36 838 12,73 1.480 11,04 1.396 6,96
5.Nghành nghề, dịch vụ 2.004 19,02 499 7,58 2.351 17,53 6.749 33,64
6.Thu khác 683 6,48 431 6,55 807 6,02 1.380 6,89
VA hộ/ tháng 878 - 549 - 1.117 - 1.672 -
VA khẩu/tháng 161 - 88 - 218 - 328 -
VA LĐ/ tháng 309 - 198 - 390 - 576 -
(Nguồn :Số liệu điều tra thực tế năm 2010)
Đại học Kinh tế Huế
Quan sát bảng số liệu ta thấy: VA hộ/tháng của nhóm hộ nghèo điều tra là 549.000đ, trong khi đó VA hộ/tháng của nhóm hộ trung bình là 1.117.000đ, còn nhóm hộ khá là 1.672.000đ. Như vậy, so với nhóm hộ trung bình thì nhóm hộ nghèo có VA hộ/tháng thấp hơn 2,03 lần (1.117.000đ/549.000đ) và so với nhóm hộ khá thấp hơn 2,52 lần(1.672.000đ/549.000đ), con số này thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm hộ là khá lớn. Và VA của một khẩu/tháng của nhóm hộ trung bình cao hơn 2,48 lần so với nhóm hộ nghèo (218.000đ/88.000đ); nhóm hộ khá cao hơn 3,73 lần so với hộ nghèo (328.000đ/88.000đ). Bình quân một lao động của hộ trung bình/tháng có VA nhiều hơn so với lao động của hộ nghèo là 1,97 lần (390.000đ/198.000đ); và nhóm hộ khá cao 2,91 lần so với hộ nghèo (576.000đ/198.000đ). Như vậy xét ở cả ba khía cạnh giá trị gia tăng: VA hộ/tháng, VA khẩu/tháng, VA lao động/tháng đều thấy được giá trị gia tăng của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá cao hơn hẳn giá trị gia tăng của nhóm hộ nghèo. Thêm nữa, bình quân lao động/hộ của nhóm hộ nghèo gần như tương đương với nhóm hộ trung bình, hộ nghèo là (2,77 lao động/hộ), hộ trung bình (2,87 lao động/hộ); vậy mà VA lao động/hộ của nhóm hộ nghèo lại thấp hơn 1,97 lần VA lao động/hộ của nhóm hộ trung bình. Điều này cũng cho ta thấy người ăn theo trong nhóm hộ nghèo nhiều hơn so với nhóm hộ trung bình vì thế tạo ra nhiều gánh nặng lớn về kinh tế cho nhóm hộ nghèo. Điều này cũng trở thành mối quan tâm lớn của xã hội.( Xem bảng 10 và biểu 2)
Biểu 2. Cơ cấu giá trị gia tăng của các hộ điều tra ởxã Húc
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Trồng trọt
Ch¨n nuôi
L©m nghiệp
Thủy sản
Ngành nghÒ, dịch vụ
Thu khác
Hé nghÌo Hé trung b×nh Hộ khá
Đại học Kinh tế Huế
Về cơ cấu giá trị gia tăng cho thấy: Thu nhập của các hộ tăng từ hộ nghèo đến hộ khá. Thu nhập thực tế; của hộ nghèo là 6.584.000đ hộ trung bình là 13.409.000đ và của hộ khá là 20.062.000đ. Giá trị của các hộ có sự khác nhau lớn như vậy trước hết là do chênh lệch từ tổng giá trị sản xuất như đã trình bàyở bảng trên. Hộ nghèo thường là những hộ đông con, số người ăn theo nhiều, quỹ đất trồng trọt không lớn. Mặt khác, các hộ nghèo thường thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn để đầu tư, họ sợ rủi ro nên không mạnhdạn đầu tư vì thế làm cho giá trị gia tăng thu được ít hơn các hộ trung bình và hộ khá. Trong khi đó các hộ trung bình và hộ khá họ có thu nhập cao hơn là do họ mạnh dạn trong kinh doanh nông nghiệp, họ dám mạo hiểm, đầu tư vào lâm nghiệp và thuỷ sản, thâm canh cây trồng, nắm bắt thông tin thị trường đưa cây trồng vào sản xuất phù hợp. Cụ thể là những hộ nghèo có giá trị gia tăng từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản, lâm nghiệp rất thấp. Rất ít hộ nghèo có thu nhập từ ngành dịch vụ: Bình quân từ ngành dịch vụ của hộ nghèo là 7,58%; còn nhóm hộ trung bình lên tới 17,53%. Đặc biệt là hộ khá rất cao lên tới 33,64%.
Giá trị gia tăng từ trồng trọt và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá trị gia tăng của các hộ: đối với nhóm hộ nghèo 42,01% và 15,60%, nhóm hộ trung bình là 25,75% và 25,63% của hộ khá là 20,98% và 22,96%. Bình quân chung của cả ba nhóm hộ là 3.178.000đ (chiếm 30,16%) đối với ngành trồng trọt và 2.226.000đ (chiếm 21,13%) đối với ngành lâm nghiệp. Sở dĩ tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp mang lại rất lớn vì: là một xã miền núi nên diện tích đất dành cho lâm nghiệp rất dồi dào 1364 ha (rừng tự nhiên 904 ha, rừng trồng 459 ha), cộng với thời tiết khí hậu ở đây rất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như: Cây Mét, Xoan, Keo...Vì thế mà giá trị thu được từ ngành này rất lớn. Tuy nhiên các số liệu từ ngành lâm nghiệp cũng có sự chênh lệch nhau rất nhiều giữa các nhóm hộ. Ta thấy rằng: Đầu tư trong ngành lâm nghiệp đòi hỏi có một nguồn vốn rất lớn, mà các hộ nghèo thì họ không có tiền để có thể đầu tư với quy mô lớn như hộ nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá, vì thế mà giá trị họ thu được tư ngành này là ít hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá.
Như vậy có thể nói: Trồng trọt vẫn là nguồn thu chính và quan trọng của các bà con thôn bản trong đó cây cà phê đóng vai trò chủ đạo(bao gồm cà phê chè catimo, cà phê mít) và lúa rẫy. Tuy nhiên với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết đặc biệt là hạn hán, lũ quét, xói mòn đất thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn đối với người nông dân, nhất là đối với người nghèo. Họ sẽ mất hết mùa màng nếu thiên tai như trên xảy ra và
Đại học Kinh tế Huế
khó có thể vượt qua được trong những thời kỳ khó khăn như vậy. Thực tế này càng đặt ra yêu cầu phải đa dạng hoá nguồn thu nhập của người nông dân hơn nữa.
Qua bảng số liệu cũng cho ta thấy: Giátrị gia tăng từ chăn nuôi cũng là nguồn thu chính của các hộ dân nơi đây. Tỷ trọng giá trị gia tăng từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo cao hơn tỷ trọng giá trị gia tăng từ chăn nuôi của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá lần lượt là: (15,53%/14,03%); (15,53% /8,57%). Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá nhận thấy trong thời gian qua liên tiếp xảy ra các dịch bệnh trànlan như là: H5N1, lợn tai xanh... nên họ họ đãđổi hướng đầu tư vào các lĩnh vực khác đem lại giá tri gia tăng cao hơn, vì thế mà giá trị gia tăng của họ trong ngành này thấp hơn hộ hộ nghèo. Cũng cần chú ý rằng, chăn nuôi dê là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã. Bên cạnh đó thì chăn nuôi lợn (giống lợn bản) cũng rất tiềm năng vì sản phẩm của loại lợn này có giá trị kinh tế cao hơn so với lợn nuôi chuồng thông thường và được thị trường rất ưa chuộng. Chính quyền địa phương nên có các hệ thống giải pháp cụ thể để phát triển hơn nữa hai hình thức chăn nuôi này để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các hộ ở đây còn có nguồn giá trị gia tăng từ thuỷ sản. Tuy nhiên diện tích có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản của xã còn rất ít, chủ yếu là các hộ lợi dụng nguồn nước từ các khe suối nhỏ đắp thành ao để nuôi cá. Vì thế mà thu nhập của thuỷ sản mang lại không cao trong cơ cấu giá trị gia tăng. Trong ba nhóm hộ thì giá trị gia tăng từ NTTS cao nhất đối với nhóm hộ nghèo 12,13%,ở nhóm hộ trung bình là 11,04% và hộ khá là 6,96%.
Tóm lại từ việc đi phân tích bảng số liệu ở trên cho ta thấy rõ một điều rằng:
Cần phải có hướng chuyển dịch cơ cấu; từ trồng trọt sang chăn nuôi, để tăng năng suất, thu nhập, phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, tạo thêm việc làm cho bà con trong thôn bản là cơ sở để xóa đói giảm nghèo bền vững.