Đặc điểm tự nhiên của xã Húc, huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vân kiều ở xã húc huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 46)

Phần II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI

I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÚC HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ

1.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Húc, huyện Hướng Hóa

1.1.1 Vị trí địa lí:

Xã Húcở phía Đông Nam huyện Hướng Hóa, phân bố dọc đường Hồ Chí Minh huyền thoại.Xã Húc có tổng diện tích tự nhiên là 6.488,53 ha.

Phía Bắc giáp với: Thị trấn Khe Sanh.

Phía Nam giáp với: Xã Pa Tầng.

Phía Tây giáp với: XãHướng Lộc.

Phía Đông giáp với: Xã Ba Nang (Đakrông).

Có tọa độ địa lí từ 16023’ đến 17001’ độ vĩ Bắc; 106030’ đến 106049’ độ kinh Đông.

1.1.2 Địa hình

Địa hình bị chia cắt rất đa dạng tạo nên các sườn dốc có độ dốc tương đối lớn (trên 250) nhưng phần lớn là các đồi thoải theo dạng bát úp có dộ dốc từ 0 –15 0. Với địa hình trên đã làm cho xã có đặc trưng khí hậu nhiệt đới vùng cao và cao nguyên, mát và mưa nhiều. Dạng địa hình chính là đồi núi cao sườndốc phổ biến trên 200 với độ cao địa hình từ 500 - 700m thích nghi cho phát triển cây lâm nghiệp, một phần cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.

1.1.3 Đất đai thổ nhưỡng

Xã Húc có các loại đất chủ yếu sau:

- Nhóm đất đỏ vàng (gồm có Fs, Fe, Fj, Fq, Fa, Fk, Fu). Là nhóm đất chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhấtvà có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển cây lâu năm.

- Nhóm đất đỏ vàng trên phiến đá sét (Fs) và đất nâu tím trên đá sét tím (Fe).

Hai loại đất này chiếm 25,21% diện tích tự nhiên của toàn xã. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bìnhđến sét nặng, hàm lượng mùn trung bình (1,5 –2%), lân dề tiêu nghèo (3-5 mg/100g đất), Kali dễ tiêu trung bình (7-10mg/ 100g đất), đất có phản ứng chua, tầng dày phổbiến 50-100 cm.

Đại học Kinh tế Huế

- Đất đỏ vàng trên đá phiến chất (Fj) chiếm tỷ lệ 15,99% tổng diện tích tự nhiên. Đất thường dốc 20-2500, tầng dày 70-100cm, hàmlượng mùn trung bình (1,5 - 2%), lân dễ tiêu nghèo (3-5mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (7-10 mg/100g đất), thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng đất hơi chua PHCKL: 4 - 4,5. Đất này thích hợp cho trồng cà phê và cao su.

Ngoài ra còn có các loại đất như: Loại đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất nâu đỏ vàng trên núi cao. Những loại đất này chiếm diện tích không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quy hoạch phát triển vùng và định hướng sản xuất nông nghiệp.

Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2006- 2010

- Biến động đất nông nghiệp: Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên rất nhiều, so với năm 2006 thì diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên là 4848,28 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp tăng 4878,76 ha còn diện tích đất NTTS thì tăng lên 2,59 ha. Riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại giảm 33,07 ha tương ứng với giảm 5,34%. Nguyên nhân của sự biến động này là do chính quyền địa phương đã có các chính sách khuyến khích khai hoang và tiến hành quy hoạch các loại đất để phát triển lâm nghiệp và NTTS.

- Biến động đất phi nông nghiệp: Qua 4 năm thì diện tích đất phi nông nghiệp đã giảm xuống 16,24 ha tương ứng với 23,37%. Mức giảm này chủ yếu là do diện tích của đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, loại đất này đã giảm 42,30 ha. Còn diện tích đất ở và đất chuyên dùng thì tăng lên tương ứng là 13,26 ha và 3,72 ha. Các diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng và đất nghĩa trang, nghĩa địa thì không thayđổi.

- Diện tích đất chưa sử dụng: Diện tích đất này đã giảm 4948,58 ha, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì như vậy tránh gây nên hiện tượng để đất trống gây lãng phí và ảnh hưởng đếnviệc quy hoạch vùng cũng như pháttriển sản xuất. (Xem bảng 3)

Đại học Kinh tế Huế

BẢNG 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA XA GIAI ĐOẠN 2006-2010

Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2010/2006 2010/2008

Ha (+/-) % Ha (+/-) % Ha (+/-) % Ha (+/-) % Ha %

Tổng diện tích tự nhiên 6.488,53 100,00 6.488,53 100,00 6.371,99 100,00 -116,54 -1,8 -116,54 -1,8 I. Đất nông nghiệp 1.012,40 15,60 2.107,46 32,48 5.860,68 91,98 4.848,28 478,89 3.753,22 178,09 1.Đất sản xuất nông nghiệp 618,90 61,13 742,54 35,23 585,83 10,00 -33,07 -5,34 -156,71 -21,10 2. Đất lâm nghiệp 393,20 38,84 1.364,00 64,72 5.271,96 89,95 4.878,76 1.240,78 3.907,96 286,51

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,30 0,03 0,92 0,04 2,89 0,05 2,59 863,33 1,97 214,13

II. Đất phi nông nghiệp 68,60 1,06 72,96 1,12 52,36 0,82 -16,24 -23,67 -20,60 -28,23

1. Đất ở 8,90 12,97 10,10 13,84 22,16 42,32 13,26 148,99 12,06 119,41

2. Đất chuyên dùng 17,00 24,78 20,06 27,49 20,72 39,57 3,72 21,88 0,66 3,29

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,56 0,82 0,56 0,77 0,56 1,07 - - - -

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,52 12,42 8,52 11,68 8,52 16,27 - - - -

5. Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng

42,7 62,24 42,80 58,66 0,40 0,76 -42,30 -99,06 -42,40 -99,07

III. Đất chưa sử dụng 5.407,53 83,34 4.308,11 66,40 458,95 7,20 -4.948,58 -91,51 -3.849,16 -89,35 (Nguồn: UBND xã Húc)

Đại học Kinh tế Huế

1.1.4 Khí hậu và thời tiết

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22,50C, biên độ nhiệt giao động ngày đêm là bình quân năm khoảng14,60C. Đặc biệt có tháng biên độ nhiệt ngày đêm là 10,30C - 21,70C, vào các tháng mùa khô biên độ nhiệt ngày đêm dao động dưới 21,70C. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có nhiệt độ thấp hơn, rất phù hợp cho khả năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả, các tháng còn lại dao động từ 25,20C đến25,60C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân là 1.850 mm, lượng mưa phân bố tương đối đồng đều vào các tháng mùa mưa trong năm. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, lượng mưa tháng này chiếm đến 90,05% tổng lượng mưa cả năm. Vào các tháng mùa khô từ tháng 12 năm nay đến tháng 4 năm sau có lượng mưa tương đối thấp, nhưng vào các tháng này có sương mù nhiều, thậm chí có sương đêm.

-Ẩm độ không khí: Ẩm độ không khí bình quân cả năm tại xã là 88,5% không có tháng nào dưới 83%, phù hợp với khả năng sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

- Chế độ gió: Xã Húc chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính, đó là hướng gió Đông – Đông Bắc vào mùa lạnh và gió Tây - Tây Nam vào mùa khô, tốc độ gió bình quân năm là 3,2 m/s. Tuy nhiên có một số tháng trong năm (tháng 9- 11) thỉnh thoảng có tốc độ gió cấp 6 –7 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Như vậy, nhìn chung khí hậu của xã tương đối ôn hòa, không có thời kì hạn kéo dài ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bảo lụt, không có hiện tượng sương muối và băng giá, điềunày rất thích hợp cho cây trồng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế đó làẩm độ không khí cao, lượng mưa tương đối nhiều số ngày có sương mù trong năm nhiều.

1.1.5 Nguồn nước

Nhìn chung hệ thống sông suối trong vùng khá dày đặc, nguồn nước khá dồi dào nhưng do địa hình quá dốc nên việc khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.

- Nguồn nước mặt: Xã có suối Lala chảy theo hướng Đông Bắc đi qua thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của bà con dân bản. Ngoài ra các nhánh khe suối, ao hồ nhỏ cũng rất tương đối.

Đại học Kinh tế Huế

- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm trong xã rất sâu, hầu hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 -20 m. Theo kết quả khảo sát của công ty cấp thoát nước Quảng Trị cho thấy chất lượng nước ngầm tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt.

1.1.6 Khoáng sản

Nguồn khoáng sản của xã chưa có điều tra chi tiết,theo những tài liệu đã công bố, khoáng sản đáng kể nhất trên địa bàn là đá granit làm vật liệu ốp lát và đá vôi có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi măng.

1.1.7 Tài nguyên rừng

Diện tích có rừng là 1364 ha ( rừng tự nhiên là 904 ha, rừng trồng 459 ha).

Trên địa bàn còn nhiều loại chim thú hoang dã như lợn rừng, nai, mang, khỉ, gấu, hổ, công. trĩ. gà Lôi Lam. Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá có ý nghĩa lớn về môi trường sinh thái, khoa học và kinh tế. Trong nhiều năm qua, nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút, nhiều loại thú quý hiếm có xu hướng bị tuyệt chủng trên địa bàn như:gấu, hổ.Cùng với việc tái tạo vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ vì đây là nguồn tài nguyên có giá trị cao về nhiều mặt và không dễ tái tạo phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vân kiều ở xã húc huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)