Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong công tác XĐGN

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vân kiều ở xã húc huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 42)

Phần II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.5 Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong công tác XĐGN

Kinh nghiệm XĐGN của Thái Lan:

Đối với Thái Lan tỉ lệ nghèo là 30% dân số trong thập kỷ 80 đến năm 1996 giảm xuống còn 3% (13 triệu người) bởi chính phủ Thái Lan thực hiện một số biện pháp sau:

- Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật tư giá rẻ, chất lượng tốt.

- Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, Ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp (3% năm) và cho nông dân dùng thóc để thế chấp. Khi thóc được giá người dân bán thóc và hoàn vốn cho Ngân hàng.

Đại học Kinh tế Huế

- Chính phủ Thái Lan áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với phát triển nông thôn. Thông qua việc phát triển nông thôn xây dựng những xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Chính phủ Thái Lan còn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, qua đó người dân có quyền làm chủ ruộng đất. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô, hướng nông dân đi theo con đường sản xuất hàng hoá.

Kinh nghiệm XĐGN của Trung Quốc:

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có khoảng 250 triệu người nghèo. Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ lệ đói nghèo chiếm khoảng 8,8% dân số (số liệu của FAO,1990). Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa ra chương trình xoá đói giảm nghèo với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số nghèo còn 125 triệu, đến năm 1995 còn 65 triệu.

Trong khi tập trung phát triển kinh tế thì Trung Quốc đã dành lượng lớn nhân lực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để giải quyết vấn đề nghèo đói.

Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành công nghiệp địa phương như: phát triển công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch từ lao động động nông nghiệp sang lao động động công nghệp. Riêng vùng sâu vùng xa Chính phủ Trung Quốc chủ trương kết hợp khai thác tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát tiển ngành nghề của địa phương, phòng chốn dịch bệnh, phổ cập giáo dục, nâng cao trình đọ văn hoá,trìnhđộ kỹ thuật cho người lo động, khống chế mức tăng dân số, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra còn có chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ chức xã hội giúp đỡ các vùng nghèo, phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân rộng với phương châm

“bà con giúp đỡ lẫn nhau”.

Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để dảm bảo tất cả những người lao động động đều có việc làm với 1 hệ thống giúp người lao động đều có việc làm. Trung Quốc đã áp dụng chính sách kết hợp với những văn phòng giới thiệu việc làm với 1 hệ thống giúp người lao động động có được việc làm . Cung cấp những dịch vụ tư vấn về

Đại học Kinh tế Huế

công việc, vấn đề phát triểnnông nghiệp và nông thôn được chính phủ Trung quốc ưu tiên thực hiện. Trung Quốc đã đặt ra những chương trình thí điểm nhằm chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn và Trung Quốc đã thuđược kết quả to lớn, sản xuất ngày càng phát triển.

Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Ấn Độ:

Ấn Độ là một nước có số người nghèo nhiều nhất thế giới và có khoảng 420 triệu người ở tình trạng đói nghèo, chiếm 55% dân số của cả nước. Ấn Độ đưa ra vấn đề phát triển toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng ở nông thôn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng nhanh năng suất vật nuôi cây trồng đi liền vói nó là phát triển công nghiệp nông thôn. Với các chương trình phát triển nông nghiệp đạt được kết quả cao đãđưa Ấn Độ từ một nước phải nhập khẩu lương thực trở thành một nước có thể tự cung cấp lương thực cho nhân dân cả nước. Các vấn đề này đãđược thể hiện ngay trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế văn hoá và xã hội

1.2.5.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác XĐGN

Kinh nghiệm XĐGN của Hà Giang: Đoàn kết phát huy các tiềm năng, nội lực, khắc phục khó khăn, gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với đẩy mạnh XĐGN

- Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hà Giang đã thực hiện hiệu quả việc đầu tư theo Nghị định 135 và 120 của Chính phủ. Hệ thống cầu, cống qua sông, suối lớn được xây dựng và hoàn thành. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường đến xã cơ bản đã thông suốt. Các chỉ tiêu về mở mới, nâng cấp rải nhựa đường bê tông, đường giao thông nông thôn đều vượt xa so với nghị quyết đề ra. Các công trình thủy lợi được chú trọng đầu tư, phong trào kiên cố hóa kênh mương phát triển mạnh góp phần tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Hệ thống điện, đường tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã, đường giao thông nông thôn loại B, trường học, trạm y tế, trụ sở xã, thôn, bản, nhà lưu trú giáo viên và học sinh được xây dựng đã làm thayđổi rõ rệt bộ mặt nông thôn miền núi.

- Triển khai các đự án CT mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trên địa bàn như Chương trình 135, 134,120, Dự án (DA) bảo vệ rừng hỗ trợ lương thực cho dân và đặc biệt là Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững cùng với

Đại học Kinh tế Huế

dạy nghề cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ về y tế, giáo dục, cho vay phát triển sản xuất, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cơ sở… được triển khai thực hiện có hiệu quả và đúng mục tiêu, đúng đối tượng.

- Thực hiện tốt xã hội hóa công tác XĐGN, phát động nhiều cuộc vận động thu hút các ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân trong tỉnh giúp dân giảm nghèo. Mỗi năm, ngoài kinh phí do trung ương cấp, Hà Giang còn huy động được hơn 1 tỷ đồng do nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể trên địa bàn đóng góp. Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ giống gia súc nuôi luân chuyển, và màn, phản nằm, cho các hộ nghèo,.

- Tỉnh còn có những chính sách hỗ trợ đời sống cho đồng bào các dân tộc một cách thiết thực như : hỗ trợ tivi, kéo điện, xóa nhà tạm, hạ sơn, trồng cây sa mộc, hỗ trợ khai hoang… cho vay tiền không lãi nuôi trâu bò, dê, mua hàng hóa… Các CT phát triển kinh tế nông nghiệp trọng tâm được thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Đảng bộ tỉnh đã chủ trương tăng cường cán bộ xuống cơ sở, đưa cán bộ đại học về cơ sở tham gia phối hợp chỉ đạo các DA, tập huấn kinh nghiệm sản xuất và vận động nhân dân giúp nhau XĐGN, xóa nhà tạm cho các hộ nghèo…

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Quảng Trị: Xuất khẩu lao động –con đường giảm nghèo bền vững

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Quyết định 71/2009/QĐ- TTg của Thủ tướng về Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009- 2020” ở huyện Đakrông (Quảng Trị) bước đầu gặt hái được một số kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đời sống cho người dân nghèo, đặc biệt cho người đồng bào dân tộc.

Trong năm 2009, huyện Đakrông có 197 người tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cơ bản, kinh nghiệm làm việc, khả năng giao tiếp, kinh nghiệm sống...của các công ty cungứng lao động tổ chức. Những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ phía chủ sử dụng lao động, được ký hợp đồng sang làm việc tại các nước Nhật Bản, Trung Đông, Malayxia, có nhiều người gửi tiền về cho gia đìnhđể đầu tư phát triển sản xuất, sửa sang nhà cửa...

Đại học Kinh tế Huế

-Các cán bộ xã, huyện, nhà tuyển dụng giúp đỡ nhiệt tình của cho người dân có nhu cầu từ khâu làm hồ sơ đến thủ tục vay vốn ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở nước ngoài, giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh… từ đó giúp người dân giải tỏa mọi băn khoăn, tin tưởng con em mình sẽ có việc làm tốt ở nước ngoài phù hợp với sức lao động. Đây là cơ hội cho những người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số được hưởng thụ những chính sách ưu đãi tốt nhất của nhà nước.

- Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi xuất khẩu nước ngoài để tuyên truyền vận động người dân đến đăng kí tham gia; phối hợp chặt chẽ với các công ty tuyển dụng lao động chọn thị trường, công việc phù hợp với người dân tộc thiểu số để đảm bảocác quyền lợi mà người lao động được hưởng. Đặc biệt, sẽ tập trung chú trọng vào việc nâng cao trình độ văn hóa, chất lượng người lao động để giúp người lao động có thể làm những công việc quan trọng trong nhà máy, xí nghiệp với thu nhập cao hơn.

Với chính sách đúng đắn của Nhà nước, sự hỗ trợ tích cực của các ban, ngành của tỉnh, huyện và các công ty tuyển dụng lao động,xuất khẩu lao động là một hướng đi đúng đắn giúp huyện Đakrôngnói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo nhanh và bền vững.

* Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Quảng Bìnhđó là:Đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân

- Hội Nông dân tỉnh Quảng Bìnhđã triển khai xây dựng Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực: Tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; Dạy nghề và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, gắn với nhu cầu thị trường lao động. Những lao động qua đào tạo sẽ được tiếp nhận vào làm việc trong các công ty trong nước và được cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Cùng với việc nâng cao kiến thức, tay nghề cho nông dân, hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất giải quyết việc làm tại chỗ được các cấp Hội quan tâm. Các cấp Hội đã chú trọng hỗ trợ, phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên. Hoạt động này góp phần bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống và tạo ra nhiều việc làm

Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÂN KIỀU Ở XÃ HÚC HUYỆN HƯỚNG HÓA

TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vân kiều ở xã húc huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)