Phần II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI
I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÚC HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ
1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
- Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đã được quan tâm và phát triển cả về cả quy mô, chất lượng lẫn cơ sở vật chất. Các chương trình mục tiêu giáo dục được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, dạy nghề. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi tăng. Học sinh bỏ học giảm. Phong trào xã hội hóa giáo dục, khuyến học được đẩy mạnh. Công tác giáo dục được các cấp tạo điều kiện cho các thôn bản đều có trường lớp khang trang, hiện nay số lượng học sinh THCS năm 2009- 2010 là 649 em.Trong đó:
Tiểu học có 24 lớp: 423 em.
THCS có 07 lớp: 226 em.
Số lượng giáo viên THCS là 52 giáo viên trong đó có 04 giáo viên hợp đồng của huyện.
Đại học Kinh tế Huế
Mẫu giáo có 07 điểm trường. Khu vực chính ở thôn Ta Núc, và các điểm trường lẻ ở các thôn Ta Ri 1, Húc Thượng, Ta Rùng, Cu Dong, Ta Cu, Húc Ván.
Nhà trẻ có 01 nhóm với 17 trẻ, dân tộc thiểu số 15, nữ 09, tỷ lệ huy động so với độ tuổi là 6,9%.
Mẫu giáo 08 lớp; tổng số 193 cháu; nữ 100; đân tộc 185, tỷ lệ huy động so với độ tuổi 76,82%. So với đầu năm tăng 35 trẻ. Riêng trẻ 5 tuổi huy động được 81 cháu, nữ 45, dân tộc 77, tỷ lệ huy động so với độ tuổi 95,2%.
Số lượng giáo viên mẫu giáo là 15 giáo viên, trong đó biên chế 06; hợp đồng của huyện 09.
- Công tác văn hóa: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư có bước chuyển biến tích cực trong đời sống thôn bản, các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu từng bước được khắc phục, ý thức tuân thủ pháp luật của bà con được nâng cao hơn. Cán bộ văn hóa xã hội đã phối kết hợp với các ban ngành xuống tận thôn bản vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư tiên tiến.
Trong năm đã ra mắt 02 làng văn hóa thôn Tà Cuvà thôn Cu Dong và công nhận làng văn hóa cho một số thôn khác.
- Công tác văn nghệ - thể dục thể thao: Phong trào văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao có nhiều chuyển biến khởi sắc. Trong năm xã đã tổ chức nhiều đợt giao lưu văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao ở các thôn, bản. Hiện tại xã có 01 đội bóng chuyền nam, 01 đội bóng đá nam và một đội văn nghệ quần chúng là lực lượng tham gia tích cực các phong trào của huyện trong các ngày lễ lớn.
- Công tác y tế: UBND xã hàng thángđã giao ban với trạm y tế nắm tình hình thôn bản, cán bộ trạm y tế luôn bám sát địa bàn, phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân trong công tác phòng dịch bệnh. Số lượng bệnh nhân đến khám tại trạm xã đã có tăng lên một phần nào chứng tỏ bà con đã nhận thức được sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Các công tác tiêm phòng cũng được triển khai và đạt được các kết quả cao. Cụ thể:
Triển khai tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi, có 8 điểm/9 thôn có 75/97 đạt 77.31%.
Tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai 75/75 đạt 100%.
Tiêm sởi lớp 1: 77/92 đạt 83,69 %.
Tiêm viêm não Nhật Bản mũi 1 ,2, 3 có 97/116 đạt 83,62%.
Đại học Kinh tế Huế
Uống vitamin A đợt 2 đợt đó là 1/6/2010 và 30/11/2010.
Đợt01 có 268/289 đạt80,56%.
Đợt 02 có 282 /282 đạt 100%.
- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình: Trong những năm qua công tác dân số gia đình và trẻ em ở xã Húc có những nội dung, chương trình hoạt động khá nổi bật. Cụ thể, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên cò 3,05%, nhiều hộ gia đình không sinh con thứ 3, thứ 4. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của ban chỉ đạo KHHGĐ của huyện, tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì công tác DS & KHHGĐ của xã còn gặp không ít khó khăn thử thách, đặc biệt là cán bộ, cộng tác viên thôn bản do trinh độ văn hóa còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ do cấp trên giao phó.
Công tác XĐGN:Ban XĐGN đã kết hợp với các ban ngành vận động bà con tăng gia sản xuất đẩy mạnh công tác XĐGN tại địa phương. Các ban ngành đã tích cực vận động nhân dân lập tổ tín dụng để vay vốn phát triển sản xuất.
Đầu năm 2010, được sự quan tâm của cấp trên xây dựng nhà hộ nghèo 15 hộ, hiện nay đã hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng là 14/15 nhà.
Cứu trợ cho dân bị lũ lụt và bão số 3 là: 10 tấn gạo, hỗ trợ 15.000 tấn lúa giống, 160kg ngô, 10 kg rau, hạt các loại. Cứu trợ cho 145 hộ nghèo theo quyết định 102 với số tiền là 72.000.000đ. Ban XĐGN đẫ triển khai cho 23 hộ nghèo để tiến hành xây dựng nhà năm 2011. Tổng điều tra hộ nghèo giai đoạn 2010-2011 là 279 hộ nghèo chiếm 48,93%%
- Phát triển kết cấu hạ tầng: Hiện nay tuyến đường liên xãđãđược hoàn thành đưa vào sử dụnggóp phần phát triển kinh tế cũng như điều kiện đi lại của bà con. Bên cạnh đó tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt cũng đãtăng lên khoảng 87,6%. Tỷ lệ dân dùng nước hợp vê sinh cũng có tăng lên nhưng không đang kể chỉ chiếm 36,8% vì bà con chưa bỏ được thói quen dùng nước từ suối, ao, hồ cho sinh hoạt. Đây cũng là một vấn đề cần được sự quan tâm của chính quyền để có thể giải quyết một cách hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe cho bà con nhân dân.
Bên cạnh đó công tác thương binh xã hội, tư pháp cũng đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Các công tác này được giải quyết đúng đối tượng, thời gian tạo thuận lợi cho bà con và nâng cao được sự tin tưởng của bà con vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương.
Đại học Kinh tế Huế
BẢNG 4: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA XÃ GIAIĐOẠN 2008- 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % SL(+/) % SL(+/) %
1. Tổng số hộ Hộ 535 100,00 554 100,00 562 100,00 19 3,60 8 1,40
-Nông nghiệp Hộ 492 92,00 507 91,50 515 91,60 15 3,00 8 1,60
-Phi nông nghiệp Hộ 43 8,00 47 8,50 47 8,40 4 9,30 0 -
2. Tổng dân số Khẩu 3.188 100,00 3.174 100,00 3.248 100,00 -14 -0,40 74 2,30
- Nam Khẩu 1.636 51,30 1.603 50,50 1.641 50,50 -33 -2 38 2,40
- Nữ Khẩu 1.552 48,70 1.571 49,50 1.607 49,5 19 1,20 36 2,30
3. Tổng số lao động Người 1.189 100,00 1.184 100,0 1.302 100,00 -5 0,40 118 10,00
- Nông nghiệp Người 1.145 96,30 1.136 95,90 1.251 96,10 -9 -0,80 115 10,10
- Phi nông nghiệp Người 44 3,70 48 4,10 51 3,90 4 9,10 3 6,30
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2008-2010)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu thu thập được từcác báo cáo kinh tế-xã hội năm 2008-2010 ta thấy rằng dân số của xã qua 3 năm gần đây có sự biến đổi không đồng đều. Cụ thể:
Dân số năm 2009 so với năm 2008 giảm 14 khẩu (chiếm 0,4%). Nguyên nhân của sự giảm đi này là do, trong thời gian qua xã đã làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên dân số có giảm đi. Tuy nhiên, năm 2010 so với 2009 thì dân số của toàn xã lại tăng lên 38 khẩu (chiếm 2,3%) điều này đồng nghĩa với việc sau một năm thực hiện tốt các biện pháp KHHGĐ thì bà con dân bản lại chủ quan và lơ là nên dân số của xã lại tăng lên. Do vậy, xã cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đến bà con để kìm hãm sự tăng dân số. Từ năm 2008 đến năm 2010 thì số hộ của xãđều tăng lên, năm 2008 là 535 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 492 hộ chiếm đến 92,0%, hộ sản xuất phi nông nghiệp là 43 hộ chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 8,0%. Qua năm 2009 thì số hộ phi nông nghiệp của xã có tăng lên 4 hộ (chiếm 9,3%) và giữ nguyên đến năm 2010. Trong khi đó hộ nông nông nghiệp lại tăng lên với tốc độ giảm dần. Cụ thể, hộ nông nghiệp năm 2009 là 507 hộ tăng 15 hộ (chiếm 3,0%) so với 2008, năm 2010 số hộ nông nghiệp của xã 515 hộ tăng 8 hộ (chiếm 1,6%) so với năm 2009.
Về lao động: Nhìn chung lực lượng lao động ở ở xã cũng khá tương đối và biến đổi không đồng đều qua 3 năm. Năm 2008 tổng số lao động của toàn xã là 1189 lao động.Tổng số lao động của năm 2009 là 1.184 so với 2008 giảm 5 lao động, trong đó lao động nông nghiệp giảm 9 lao động (chiếm 0,8%), còn lao động phi nông nghiệp tăng 4 lao động (chiếm 9.1%). Qua năm 2010 thì tổng số lao động của toàn xã là 1.302 lao động tăng 118 lao động (chiếm 10%) trong đó 115 lao động nông nghiệp và 3 lao động phi nông nghiệp. Điều này chứng tỏ sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của xã vì vậy muốn đưa kinh tế của xãđi lên thì chính quyền của xã cần có các chiến lược phát triển phù hợp.
Nhìn chung, quy mô dân số chiếm số lượng nhiều nhưng số lao động hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp còn rất thấp do vậy mức thu nhập của người dân chưa cao. Vì vậy vấn đề đặt ra nên tìm kiếm ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động khác để tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho các hộ dân. Ví dụ như ngoài thời gian làm mùa, trong những lúc nông nhàn có thể tạo thêm các nghề phụ. Xã nên có những giải pháp thiết thực hợp lý giải quyết giữa vấn đề dân số và việc làm ổn định nhằm nâng cao dời sống cho người dân.
Đại học Kinh tế Huế