Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 23 - 28)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

2.1. Cơ sở thực tiễn

` 2.1.1. Tình hình phát triển trang trại trên thế giới.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Mĩ

Ở Mĩ trang trại gia đình chiếm 87% tổng số trang trại, chiếm 65% diện tích đất đai và 70% giá trị nông sản sản xuất ra với khoảng 2,2 triệu trang trại đã sản xuất ra

Đại học Kinh tế Huế

50% sản lượng ngô và đậu tương trên toàn thế giới, hàng năm xuất khẩu khoảng 50 triệu tấn ngô, đậu tương và sản lượng lúa khá lớn, các trang trại gia đình ở Mĩ ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào nhiều lĩnh vực có khoảng 30%

trang trại sử dụng máy vi tính phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Quy mô trang trại ở Mĩ tính bình quân vào khoảng 180 ha/trang trại.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Pháp

Hầu hết các trang trại ở pháp là trang trại gia đình với tổng số khoảng 9800 trang trại, lực lượng sản xuất ra lượng nông sản gấp 2,2 lần tổng nhu cầu trong nước. Tỷ suất hàng hoá của hạt ngũ cốc đạt 95%, của thịt sữa là 70 – 80%, rau quả hơn 70%. Năm 1989 quy mô đất canh tác của một số trang trại vào khoảng 29,2 ha vào khoảng 2,87 người, 0,9 lao động gia đình và 0,17 lao động thuê. Có 29% trang trại có hoạt động phi nông nghiệp vào khoảng 75% số trang trại có thu nhập ngoài nông nghiệp, xét theo cơ cấu thì lượng thu nhập này chiếm 42% tổng thu nhập của trang trại.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trongkhu vực.

Tình hình phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

Có khoảng 4 triệu lao động ở trang trại chiếm 3,7% dân số cả nước bảo đảm lương thực cho 125 triệu người trong đó gạo là 107%; thịt là 81% sữa là 89%; rau quả là 76– 95%; đường là 84%. Trung bình một trang trại có khoảng 3 lao động, thu nhập từ phi nông nghiệpchiếm khoản 65% tổng thu của trang trại.

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đài Loan.

Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến nhất của Đài Loan. Năm 1984ở Đài Loan có 796.000 trang trại, đến năm 1988 cả nước có 793.000 trang trại, quy mô bình quân một trang trại từ đầu năm 1950 đến nay chỉ có khoảng 1 ha và 5,1 người nhưng chỉ có 1,5 lao động nông nghiệp. Số trang trại thuần nông chỉ chiếm 10% còn trang trại kiêm ngành nghề chiếm 92%, 62% thu nhập của trang trại từ hoạt động phi nông nghiệp.

2.1.3. Nhận xét chung tình hình trang trại trên thế giới.

Qua tìm hiểu về mô hình một số trang trại của một số nước trên thế giới, trong đó có một số nước trong khu vực chúng tôi rút ra những nhận xét cơ bản sau:

Đại học Kinh tế Huế

Các trang trại mà mô hình sản xuất phổ biến và chủ yếu từ lúc hình thành và trong quá trình tồn tại và phát triển nó vẫn khẳng định được vị trí và vai trò của nó trong nền sản xuất nông nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Các trang trại đều sử dụng lao động rất ít, các lao động này làm việc không quá vất vả, trong khi quy mô đất đai khá lớn, như vậy chắc chắn rằng các lao động này phải có một điều kiện làm việc rất tốt có nghĩa là các trang bị lao động hiện đại.

Các trang trại hầu như rất ít sử dụng lao động làm thuê, lao động vật hoá là chủ yếu, sản xuất với đầu tư và trìnhđộ kĩ thuật cao nên chất lượng không đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn bảo đảm nhu cầu xuất khẩu.

Các trang trại của các nước có nền kinh tế pháttriển luôn luôn nhận được sự bảo trợ của chính phủ như: Gía sản phẩm đầu vào, đầu ra, thị trường v.v…

2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.

Kinh tế trang trại trước thời kìđổi mới.

Kinh tế trang trại ở Việt Nam đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc đã được biểu hiện dưới các đồn điền, phần lớn là các chủ đồn điền Pháp, người nông dân và người công nhânở các đồn điền bị bóc lột tàn bạo, đặc biệt đối với đồn điền cao su.

Các nông trường quốc doanh được hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ các đồn điền do Pháp để lại và xây dựng mới. Theo đánh giá, trong mấy chục ăm qua ở nước ta đã xây dựng một lực lượng quốc doanh khá lớn với 90 nông – lâm trường và hàng trăm cơ sở nuôi trồng đánh bắt thuỷ- hải sản. Ở miền Bắc có 85,5% tổng số hộ dân và 62,1%

ruộng đất được đưa vào hợp tác xã làm ăn tập thể. Lực lượng này đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật và tiềm năng lao động hiện có, thậm chí có nhiều cơ sở làm ăn kéo dài trong nhiều năm liền, trở thành gánh nặng cho ngân sách Trung Ương và địa phương.

Kinh tế trang trại sau thời kìđổi mới.

Sau đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), đường lối đổi mới toàn diệncộng với sự sáng tạo của các địa phương đã tạo ra những chuyển động mới trong nông nghiệp – nông thôn. Nghị Quyết 10 – NQ/TW của Bộ Chính trị BCH TW Đảng khoá VI (tháng 4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã khẳng định vai trò của kinh tế hộ

Đại học Kinh tế Huế

nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Tiếpsức cho kinh tế trang trại phát triển, Nghị quyết số 05 BCH TW Đảng khoá VII và sau đó là luật Đất đai (tháng 9/1993) đã chủ trương

“… Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế trang trại tư nhân trong nông –lâm– ngư nghiệp, công nghiệp dịch vụ nông thôn, đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loai giống mới có hiệu quả kinh tế cao khai thác đồi núi trọc, bãi bồi, ven biển, đánh bắt ngoài khơi…” đáng chú ý là nghị quyết số 06 TQ/TW (tháng 11/1998) của BCH TW Đảng khoá VIII, đã nhiều lần nhắc đến chủ trương chính sách của Đảng đối với việc phát triển kinh tế. Toàn bộ nghi quyết nêu lên rất đầy đủ về sự đánh giá của nhà nước đối với mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của trang trại, đồng thời nêu rõ quanđiểm và chính sách của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế trang trại.

Trong những năm gần đây, số lượng các trang trại gia tăng đáng kể. Trong cả nước tính đến năm 2000 có tới 135.000 trang trại với quy mô về đất đai ở mỗivùng, mỗi miền có khác nhau.Ở vùng núi phía bắc bình quân mỗi trang trại có từ 6 đến 10 ha và trên 30 ha chiếm tỷ lệ rất thấp, vùng Duyên hải miền trung từ 5 – 8 ha, vùng Tây Nguyên từ 2 – 5 ha còn trên 30 ha chiếm tỷ lệ lớn 18%. Tuy nhiên ở mỗi vùng có những trang trại cá biệt quy mô lớn đến hàng trăm ha như một số trang trại trồng rừng ở Tây Nguyên, trang trại giống ở Yên Bái (500 ha), trang trại trồng rừng, trồng cây công nghiệp ở Bình Thuận có quy mô 450 ha, trang trại trồng mía, trồng bạch đàn, trồng cây ăn quă ở một vài tỉnh miền Đông Nam Bộ có 800 ha, thậm chí có tới 2.300 ha.

2.1.5. Nhận xét về tình hình, xu thế phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam - Mô hình kinh tế trang trại ngày càng trở nên phổ biến, rộng khắp trên mội vùng của đất nước từ đồng bằng, trung du miền núi đến ven biển ngày càng chứng tỏ là loại kinh tế tổ chức có hiêụ quả trong nông nghiệp nông thôn.

- Kinh tế trang trại khá đa dạng về quy mô loại hình sản xuất, cơ cấu ngành nghề, thành phần của chủ trang trại v.v…nhưng đều đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường sinh thái rõ rệt nhờ phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng có lợi cho mình và cho môi trường tự nhiên–kinh tế- xã hội.

Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường lớn, nhất là trang trại đã biến đổi nhiều vùng đất hoang khô cằn hay ngập úng quanh năm thành vùng kinh tế trù phú, tạo việc làm tăng của cải vật chất, tinh thần cho mình, cho cộng đồng và cho xã hội.

Đại học Kinh tế Huế

Thực tế khẳng định phát triển kinh tế trang trại là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện tính ưu việt của kinh tế trang trại so với kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần tháo gỡ để kinh tế trang trại phát triển với tiềm năng và sự mong muốn. Những hạn chế đó là: Thiếu quy hoạch, kế hoạch đồng bộ về kinh tế - xã hội, gắn với phát triển kinh tế trang trại, về quyền sử dụng Đất đai (đến nay có hơn 30%

trang trại đang sử dụng chưa được Nhà Nước giao quyền sử dụng và quyền ổn định nên chưa yên tâm đầu tư thêm để khai thác có hiệu quả Đất); quy mô trang trại còn nhỏ, điều kiện và khả năng của các chủ trang trại tiếp thu khoa học công nghệ cũng như quản lý còn nhiều hạn chế v.v…

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)