Hoàn thiện tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 80)

Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, . 74 TỈNH NGHỆ AN

3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quỳnh Lưu

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất

3.2.1.1. Tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi.

Phải tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi là vì:

+ Thứ nhất: Xét về thực tế cho đến nay, nuôi tômvẫn là quá trình tự phát diễn ra dưới sự thúc đẩy của thị trường và được thực hiện bởi các chủ đầu tư tư nhân. Ở đây các chủ đầu tư sau khi được chính quyền cho phép đã tiến hành nhận đầmhồ trên vùng đất được nhận thầu, nhận khoán. Toàn bộ công việc của họ là nhằm quy hoạch khu vực có thể đánh bắt tự nhiên, nuôi tôm chỉ là một vùng đất hạn hẹp trong đó, điều đó đãđem lại không ít hậu quả cho nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Thứ hai: Nếu xét theo sự phát triển kinh tế của những lĩnh vực gắn liền với khai thác các nguồn lực tự nhiên. Có sự liên hệ mật thiết với hệ sinh thái có thể quy về vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa người với tự nhiên, giữa người và người trong quá trình xác lập và phát triển các hoạt động kinh tế đặc thù, đồng thời cách thức phát triển lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với tăng sức sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế.

Như vậy chỉ có quy hoạch trên cơ sở khoa học mới xác định một cách chính xác vùng nào được khoanh, vùng nào không được khoang để nuôi tôm, khoảng cách giữa các ao nuôi bao nhiêu là thích hợp. Từ đó giảm bớt các xung đột giữa các nhóm xã hội về lợi ích đối với việc sử dụng tài nguyên chung. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại thuận lợi và thông thoáng đáp ứng nhu cầu giao thông khẩn cấp khi chạy lũ vào mùa mưa của các cộng đồng dân cư.

+ Thứba: Quy hoạch ao nuôi hợp lý sẽ giúp cho chính quyền địa phương, các tổ chức và các cơ quan chức năng, các thiết bị xã hội, các xã …có cơ sở đưa ra được cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, điều tiết quá trình phát triển nuôi tôm và hạn chế khả năng tiêu cựccó thểxẩy ra.

Để hệ thống ao nuôi ổn định và cơ chế quản lý thực sự khoa học, theo tôi để tiến hành quy hoạch cụ thể cho phù hợp. Vùng trong đê ngăn mặn, đây là vùng đã hoàn tất quá trình bồi tụ, vùng này nhất thiết phải nâng cấp đê ngăn mặn và xây dựng hệ thống thủy lợi, góp phần hình thành vùng kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Đối với vùng

Đại học Kinh tế Huế

ngoài đê ngăn mặn việc khai thác nuôi tôm phải phù hợp với quá trình di chuyển của vùng nước lợ đang trong quá trình bồi tụ. Việc rạch ra ranh giới này là cơ sở để tiến hành khai thác mặt nước mặn lợ, biển vùng nước lợ từ một vùng tự nhiên, thành một vùng đầu tư phát triển kinh tế. Nếu coi vùng nước lợ ngoài đê ngăn mặn như một vùng biển bình thường sẽ diễn ra trình trạng khai thác một cách bừa bãi, bởi vì đã là vùng biển thì người dân các nơi có thể xác lập được. Chỉ khi được xácđịnh là vùng đầu tư phát triển kinh tế thì mới có cơ sở để kiểm soát và quản lý quá trình khai thác nuôi tôm.

Qúa trình quy hoạch hệ thống nuôi tôm phải đứng trên quan điểm tổng thể và toàn diện,vấn đề là chủ thể xã hội nào tổ chức và quyết định quy hoạch. Theo tôi, các cấp chính quyền địa phương (huyện và xã) phải chủ động tổ chức hộ thảo, hội nghị để thống nhất trong nhận thức, quan điểm và hành động đối với việc quy hoạch tổng thể vùng nuôi.

Trên quan điểm chỉ đạolà phát triển kinh tế cho nhân dân địa phương phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển nuôi tômtrong mối quan hệ với việc bảo vệ nguồn lợi sinh học, phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, thủy lợi, du lịch, giao thông vận tải và bảo đảm công bằng sinh thái.

Việc phát triển kinh tế trang trại tôm, đưa những tài nguyên còn đang ở dạng hoang hóa vào trong quá trình khai thác và hoạt động kinh tế ở những mức độ khác nhau, đó là sự thay đổi về chất. Qúa trình đó con người đã chiếm hữu các điều kiện tự nhiên,ở đây quan hệ chiếm hữu là tiền đề và là cơ sở của các quá trình kinh tế diễn ra sau đó. Mặt khác các tài nguyên thiên nhiên ở đây là đất, nước và các nguồn lợi sinh học, chúng là tài sản quốc gia, đồng thời là tư liệu sảnxuất cơ bản để duy trì phát triển kinh tế bền vững và phát triển một vùng kinh tế, văn hóa xã hội nhất định. Bởi vậy cần phải có những luật định làm cơ sở cho quá trình khai thác và quản lý.

Cần phải kiểm tra rà soát lại danh sách các hộ, các trang trại nuôi tôm, diện tích mặt nước bị khoang vùng và diện tích thực tế dùng để nuôi. Xác định lại diện tích các vùng, các lạch nước tự nhiên, trên cơ sở đó xác địnhdiện tích ao nuôi và khoảng cách giữa các ao nuôi để đảm bảo thuận tiện cho việc tổ chức quản lý, điều hành sản xuất và có hiệu quả kinh tế cao.

Đại học Kinh tế Huế

Trên thực tế quy hoạch là vấn đề phức tạp, tế nhị và khoa học, nếu chỉ thắt chặt bằng những áp lực của chính quyền và của hệ thống lật pháp mang tính vĩ mô thì sẽ hạn chế tính năng động của xã hội, không phát huy được những nhân tố nội lực, tinh thần mệt mài, cần cù lao động trong sản xuất của cộng đồng cư dân. Quy hoạch hệ thống trang trại nuôi tôm hợp lý, dựa vào cộng đồng sẽ hạn chế được những hậu quả về tự nhiên, sinh thái và xã hội, do quá trình trang trại nuôi tôm tự phát gây ra, từ đó tạo điều kiện phát triển bền vữngvùng nuôinước mặn lợ ở huyện Quỳnh Lưu.

Nói tóm lại: Để quy hoạch mang lại hiệu quả cao, nên chú trọng tới mục đích quy hoạch sao cho phù hợp với những đặc điểm nuôi trồng, không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây suy thoái môi trường, không gây mâu thuẫn xã hội và hạn chế dịch bệnh. Do đó huyện nên:

- Thiết lập bản đồ sử dụng Đất chi tiết tới từng đầm hồ nuôi, phân biệt rõ diện tích vùng cho cấp và diện tích vùng cho nuôi trồng.

- Hệ thống cấp thoát nước để cho mỗi ao nuôi đều tiếp cận được với các hệ thống cấp, thoát nước tạo điều kiện thuận lợi để cho người nuôi trồng chủ động quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

- Với diện tích dùng cho nuôi tôm, nên chia nhỏ các ao nuôi vớidiện tích khoảng 0,5 ha để phù hợp nuôi trồng theo hướng thâm canh.

- Khi có bản đồ quy hoạch các cấp chính quyền chọn thời điểm thực hiện hợp lý, để tránh ảnh hưởng đến việc nuôicủa các hộ trang trại và giảm thiểu chi phí đền bù.

- Thông báo sớm thời gian thực hiện kế hoạch xuống từng địa phương, từng hộ nuôi tôm và các trang trại để họ chủ động và yên tâm đầu tư.

3.2.1.2. Tăng cường sự liên kết, liên doanh.

Việc phát triển kinh tế trang trạitôm cần phải liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành.

Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy, các chính quyền địa phương chưa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan cấp trên như Viện nghiên cứu kinh tế và quy hoạch thủy sản để phân vùng quy hoạch, vùng kinh tế trang trại nuôi tôm tập trung. Đặc biệt hiện nay các trang trại nuôi tôm đang đầu tư thâm canh ngày càng cao. Do đó để cho các trang trại vùng ven biển của huyện phát triển một cách thuận lợi và bền vững cần

Đại học Kinh tế Huế

phải có sự liên kết, liên doanh với các cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tếtrang trại nuôi tôm, tôi đề nghị:

- Chính quyền địa phương trước hết phải liên kết chặt chẽ với các cơ quan cấp trên như Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, Viện nghiên cứu NTTS (Bộ Thủy Sản) trong việc phân vùng quy hoạch sản xuất và cả quá trình chỉ đạo sản xuất. Bên cạnh dó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Địa chính, Ngân hàng, Giao thông, Thủy lợi, Điện lực trong quá trình thực hiện.

- Trong quá trình chỉ đạo sản xuất, cần phải tranh thủ sự giúp đỡ Viện nghiên cứu NTTS đặc biệt nuôi tômvà các hãng cung cấp thức ăn, thuốc thú y –thủy sản cho các hộ, các trang trại về các chuyên môn kỹ thuật trong việc nuôi tôm như kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật chọn giống, sử dụng thức ăn và chế phẩm sinh học … nhất là trong điều kiện hiện nay huyện còn thiếu đội ngủ cán bộ kỹ thuật phục vụ cho NTTS.

- Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau hơn nữa giữa các trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển (trong thực tế đã phát triển sự hợp tác trong một số khâu công việc giữa các trang trại nuôi tôm theo kiểu liên kết, liên doanh thể hiện rõ nhất trong khâu thu hoạch sản phẩm. Xuất phát từ chỗ cần nhiều lao động nhưng số trang trại có hạn, do đó các trang trại thực hiện đổi công cho nhau theo nhóm. Khi mà một trang trại thu hoạch thì tất cả lao động trong nhóm trang trại sẽ tập trung thu hoạch cho trang trại đó, sau đó đến các trang trại khác cũng vậy. Thực hiện như vậy các chủ trang trại đã hoàn toàn chủ động về lao động kể các những khâu cần nhiều lao động trong một lúc).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)