Theo hình thức trang trại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 56)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

2.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các trang trại điều tra

2.7.2. Theo hình thức trang trại

Để xác định tính hợp lý tới kết quả và hiệuquả kinh tế của việc nuôi tôm theo các hình thức nuôi, chúng tôi tiến hành phân nhóm các trang trại nuôi tôm đãđược điều tra khảo sát theo các hình thức nuôi mà chủ trang trại đã áp dụng, sau đó tiến hành tính toán và so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệuquả sản xuất của các chủ trang trại. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng12.

Đối với chỉ tiêu kết quả. Tổng giá trị sản xuất của các trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh đạt 444,00 triệu đồng /ha, các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh đạt 1.030,81 triệu đồng/ha. Bình quân một ha nuôi tôm của cả hai hình thức nuôi đạt 936,84 triệu đồng/ha trong tổng giá trị sản xuất, đây cũng là doanh thu đạt được trên một ha nuôi tôm của các trang trại. Trong hai hình thức nuôi trên thì giá trị sản xuấtcủa hình thức nuôi thâm canh cao hơn hình thức nuôi bán thâm canh là 586,81 triệu đồng/ha.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: Kết quả và hiệu quảcủacác trang trại điều tra theo hình thức nuôi (Tính bình quân 1 trang trạ1 vụ)

Chỉ tiêu ĐVT Hình thức nuôi

Bình quân chung

Bán thâm canh Thâm canh

I. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất

Số trang trại TT 6 16 22

1. Gía trị sản xuất (GO) Tr.đ/ha 444,00 1.030,81 936,84

2. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ/ha 260,08 530,79 487,43

3. Gía trị gia tăng (VA) Tr.đ/ha 183,92 500,02 449,40

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ/ha 148,62 443,18 342,13

II. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

GO/IC Đồng 1,71 1,94 1,92

VA/IC Đồng 0,71 0,94 0,92

MI/IC Đồng 0,57 0,83 0,70

Năng suất Kg/ha 4.933,33 11.453,39 10.409,25

Nguồn:Số liệu điều tra năm 2010.

Đại học Kinh tế Huế

55 Về giá trị gia tăng (VA): Các trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh đạt 183,92 triệu đồng/ha, các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh là 500,02 triệu đồng/ha, như vậy hình thức nuôi thâm canh tăng so với bán thâm canh tăng 316,10 triệu đồng/ha.

Về thu nhập hỗn hợp (MI): Các trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh thu được 148,62 triệu đồng, các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh thu được 443,18 triệu đồng và mức bình quân chung của hai hình thức nuôi thu được 342,13 triệu đồng.

Về hiệu quả kinh tế ta thấy rằng năng suất của các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh đạt 11.453,39 kg/ha, cao hơn so với hình thức bán thâm canh là 6.520,06 triệu đồng/ha.

Xét các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC của hai của hai hình thức nuôi ta thấy rằng:

Tổng giá trị sản xuất trên tổng chi phí trung gian (GO/IC) của hình thức nuôi thâm canh đạt 1,94 đồng. Hình thức nuôi bán thâm canh đạt 1,71 đồng. Trong hai hình thức nuôi trên thì GO/IC của hình thức nuôi thâm canh cao hơn hình thức nuôi bán thâm canh là 0,23đồng.

Gía trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) của hình thức nuôi bán thâm canh đạt 0,71 đồng, hình thức nuôi thâm canh đạt 0,94 đồng. Như vậy hình thức thâm canh so với hình thức bán thâm canh tăng 0,23 đồng và bình quân chung của hai hình thức nuôi tôm là 0,92đồng.

Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian (MI/IC) bình quân của hai hình thức là 0,70 đồng trong đó, hình thức nuôi thâm canh đạt 0,83 đồng, hình thức nuôi bán thâm canh đạt 0,57 đồng.

Cũng qua bảng 12 ta thấy đối với các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh, các chỉ tiêu: GO, VA, IC, MI trên một đơn vị diện tích hoặc trên một đồng chi phí trung gian cao hơn hẳn so với mức bình quân chung.

Qua điều tra khảo sát các trang trại nuôi theo hình thức thâm canh đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật, có khả năng đầu tư tốt, có môi trường thuận lợi và có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất cũng như trong việc quản lý.

liệu điều tra

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)